Thức đêm để làm việc, bạn đang bán sức khỏe của mình đấy!

  1. Sức khoẻ

Hiện nay, sau giờ làm việc ở cơ quan, nhiều người còn dành cả thời gian làm việc vào buổi tối, có khi làm đến tận khuya hoặc đến gần sáng. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Vậy đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động như thế nào?


Đồng hồ sinh học cơ thể:

  • Từ 21 – 23 giờ: Hệ miễn dịch đào thải chất độc. Lúc này, bạn nên giữ trạng thái yên tĩnh.
  • Từ 23 – 1 giờ sáng: Gan bài tiết chất độc. Quá trình này cần tiến hành trong khi cơ thể ngủ say.
  • Từ 0 – 1 giờ sáng: Cơ thể rơi vào trạng thái ngủ thật sự. Do đó, bạn nên ngủ trước đó 1 – 2 giờ để đến 0 – 1 giờ thì bạn đã chìm vào giấc ngủ.
  • Từ 1 – 3 giờ sáng: Mật bài tiết chất độc. Quá trình này cũng cần tiến hành trong khi ngủ say.
  • Từ 3 – 5 giờ sáng: Phổi bài tiết chất độc. Vì thế, những người đang mắc bệnh ho thường ho dữ dội vào khoảng thời gian này.
  • Từ 12 – 4 giờ sáng: Tủy sống tạo máu. Do đó, bạn cần ngủ say, không nên thức khuya.
  • Từ 5 – 7 giờ sáng: Ruột già bài tiết sau một giấc ngủ dài.

Do đó, khi không được ngủ, cơ thể sẽ không có cơ hội bài tiết chất thải và tích tụ lại trong cơ thể. 

Những tác hại khi thức khuya:

1. Đường huyết cao

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy người thức khuya có lượng đường trong máu cao. Tăng đường huyết có thể dẫn đến tình trạng 

sức khỏe
 khác như mệt mỏi, nhức đầu, bệnh tim mạch và tổn thương thận.

2. Bệnh tim

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn duy trì lịch ngủ điều độ trong suốt tuần nhưng chỉ thức khuya vào cuối tuần? Một nghiên cứu cho thấy điều này vẫn có thể làm tổn hại đến sức khỏe của bạn, chẳng hạn như bệnh tim. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mỗi giờ ngủ thay đổi, bạn sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 11%.

3. Cảm lạnh

Giấc ngủ giúp bạn chữa bệnh. Nếu thiếu ngủ bạn dễ mắc cảm lạnh. Theo Mayo Clinic, giấc ngủ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn. Nếu đang bắt đầu bị bệnh và không ngủ ngon giấc, bạn có thể làm cho tình hình trở nên nặng hơn vì cơ thể không đủ thời gian để chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng.

4. Trầm cảm

Theo một nghiên cứu mới đây, những người là “cú đêm” có các triệu chứng trầm cảm. Điều này đúng với những người tham gia nghiên cứu vừa thức khuya vừa bị tiểu đường tuýp 2.

5. Không tốt cho não bộ

Một báo cáo năm 2016 của Texas A & M gợi ý rằng thức khuya thường xuyên hay thiếu ngủ không tốt cho trí nhớ dài hạn và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của não bộ.

Đọc xong bài viết này mới thấy thức khuya thật sự không tốt chút nào cả. Mình đôi khi công việc quá bận rộn cũng phải thức khuya để cố làm cho xong. Giờ chắc phải hạn chế thôi.

Từ khóa: 

sức khoẻ

Huhuu vẫn biết là thức khuya có hại mà vẫn không thể bỏ được😭😭
Trả lời
Huhuu vẫn biết là thức khuya có hại mà vẫn không thể bỏ được😭😭