Thuyết Vạn Vật là thuyết hay giả thuyết?

  1. Khoa học

Cơ học lượng tử và Thuyết tương đối rộng là chiếc chén thánh trong ngành Vật Lý được Stephen Hawking dùng để mô tả thành công toàn bộ mọi thứ về Vũ Trụ. Những điều mô tả đó có phải là sự thật hay chỉ là giả thuyết? Phán xét giữa sự thật và giả thuyết có phải chăng dùng tới khoa học kỹ thuật?

Từ khóa: 

khoa học diệu kỳ

,

khoa học

Lý thuyết dây có lẽ mãi mãi chỉ là lý thuyết, không kiểm chứng được.
Có đến 5 phiên bản của Lý thuyết dây. Nhưng nó chỉ thỏa mãn sự tò mò của những người thích đặt câu hỏi.
Nhiều nhà khoa học cố gắng giải thích những thứ không bao giờ có thể kiểm chứng như vậy, họ là những người dũng cảm, bởi vì nó sẽ không đem đến thành tựu gì thực tế, sự nghiệp của họ có thể kết thúc trong trại tâm thần.
Trả lời
Lý thuyết dây có lẽ mãi mãi chỉ là lý thuyết, không kiểm chứng được.
Có đến 5 phiên bản của Lý thuyết dây. Nhưng nó chỉ thỏa mãn sự tò mò của những người thích đặt câu hỏi.
Nhiều nhà khoa học cố gắng giải thích những thứ không bao giờ có thể kiểm chứng như vậy, họ là những người dũng cảm, bởi vì nó sẽ không đem đến thành tựu gì thực tế, sự nghiệp của họ có thể kết thúc trong trại tâm thần.

Giả thuyết với học thuyết khác nhau ở chỗ chứng minh và kiểm chứng. Giả thuyết sẽ trở thành học thuyết khi nó đi kèm với chứng minh logic và bằng chứng thực nghiệm, và sau đó được kiểm chứng là phù hợp với hiện tượng thực tiễn với một tập kiểm thử đủ lớn. Nhiều người cứ nghĩ rằng cái mấy cái thuyết kia chỉ có mấy cái phát biểu lý thuyết xuông, nhưng ko, bên dưới nó là cả một công trình toán học cực kỳ phức tạp để mô hình hóa nó, từ đó có thể kiểm chứng xem lý thuyết có phù hợp với hiện tượng thực tế hay ko.

Thứ đúng nhất với hiện tượng quan sát được ở hiện tại thường sẽ được coi là đúng và được mang ra giảng dạy + làm cơ sở cho những công trình nghiên cứu khác. Sau này, khi khả năng quan sát của con người mạnh hơn, quan sát được nhiều hiện tượng xảy ra hơn, có thể những hiện tượng này sẽ phủ định học thuyết đang được sử dụng, và sẽ có học thuyết mới bao quát hơn ra đời.

Việc chứng minh, kiểm chứng các thành phần của cơ học lượng tử hay thuyết tương đối rộng thì nhiều tài liệu, nghiên cứu lắm, bạn có thể tìm đọc xem. Có điều nó yêu cầu khá nhiều kiến thức toán đấy.

Thuyết hay giả thuyết thì cũng ko phải sự thật.
Tất cả dù cái này đúng hơn cái kia, cái này nghe có vẻ hợp lý, đáng để tin hơn cái kia... thì chung quy lại cũng đều là công cụ của loài người để tìm đến sự thật (gần hơn).
Và nếu như con người biết hoàn hoàn sự thật thì sao, có chắc chắn là đằng sau sự thật đó có còn tồn tại một sự thật mà “thật “ hơn nữa hay không. Dường như chỉ là vấn đề chúng ta chọn tin cái gì mà thôi.