Tiếp thị xã hội là gì?

  1. Marketing

Tiếp thị xã hội là gì? Đó có phải chỉ là chương trình nhằm PR cho doanh nghiệp? Hay doanh nghiệp chỉ cần làm từ thiện đã gọi là tiếp thị xã hội? Nó có ý nghĩa như thế nào với thương hiệu của doanh nghiệp?

Từ khóa: 

marketing


Trong bài thảo luận này, với những gì đã trải qua trong quá trình xây dựng thương hiệu cho công ty, tôi sẽ giải thích những câu hỏi của bạn như sau:

1. Định nghĩa Tiếp thị xã hội

  • Tiếp thị xã hội không đơn giản là các hoạt động từ thiện, giảm thiểu nguy cơ cho hoạt động kinh doanh, hay nâng cao tiếng tăm cho doanh nghiệp. Tiếp thị xã hội giúp gắn kết toàn bộ hệ thống doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp hành xử đúng giá trị, văn hóa trong hoạch định chiến lược và hoạt động thường ngày đối với xã hội. Bản chất của tiếp thị xã hội được xác định là đồng hành giữa trách nhiệm xã hội và lợi ích của doanh nghiệp.
  • Theo Thomas Malnight thì “ Tiếp thị xã hội là các hoạt động có khả năng tạo nên chuỗi giá trị tốt cho doanh nghiệp, thông qua việc tiếp cận các vấn đề và thách thức mang tính chiến lược, đồng thời tạo nên những lợi ích mang tầm ảnh hưởng tốt hơn cho xã hội” 
  • Do đó, nếu chỉ xem tiếp thị xã hội như là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội và môi trường thì chưa đủ, vì chính tiếp thị xã hội mới là nền tảng tạo dựng lợi thế kinh doanh và cơ hội đồng phát triển với cộng đồng. Mục tiêu của doanh nghiệp là kinh doanh có lợi nhuận, nhưng mục tiêu ấy chỉ thực sự chính đáng khi doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cộng đồng cùng phát triển.

2. Bốn giá trị đích thực của tiếp thị xã hội

  • Thứ nhất, tiếp thị xã hội được xem là động lực khai sáng (Enllighten Seft-interest) – là một hệ thống tạo nên sự đồng nhất về mặt đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, mà tâm điểm là sự gắn kết giá trị doanh nghiệp vào giá trị đạo đức xã hội. 
  • Thứ hai, tiếp thị xã hội được xem là lợi ích đầu tư xã hội (Social investment) - quỹ phúc lợi hay hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, tinh thần cho xã hội, hỗ trợ cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống. 
  • Thứ ba của tiếp thị xã hội là hành xử minh bạch và tạo niềm tin (Transparency and building trust) – xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cởi mở, kinh doanh hợp pháp, minh bạch thông tin, tạo dựng niềm tin về doanh nghiệp trong xã hội.
  • Giá trị thứ tư của tiếp thị xã hội là phát triển theo mong đợi của xã hội (Meet increased Public Expectations) – không chỉ làm tròn trách nhiệm của doanh nghiệp về thuế và tạo công ăn việc làm cho người lao động, mà còn hỗ trợ và bảo vệ môi trường kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và cộng đồng.

3. Thế nào là một chiến lược tiếp thị xã hội tiến bộ?

  • Việc xây dựng chiến lược tiếp thị xã hội để tạo nên những chuỗi giá trị tốt cho cả doanh nghiệp và xã hội không hề đơn giản, đòi hỏi một kế hoạch chu đáo để triển khai từ nội bộ doanh nghiệp đến các hoạt động ngoài xã hội, đòi hỏi tính tập trung cao, hoạt động liên tục cùng cam kết lâu dài cho lợi ích của cả doanh nghiệp và xã hội.
  • Nếu được triển khai tốt, tiếp thị xã hội không chỉ giúp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội.


Trả lời


Trong bài thảo luận này, với những gì đã trải qua trong quá trình xây dựng thương hiệu cho công ty, tôi sẽ giải thích những câu hỏi của bạn như sau:

1. Định nghĩa Tiếp thị xã hội

  • Tiếp thị xã hội không đơn giản là các hoạt động từ thiện, giảm thiểu nguy cơ cho hoạt động kinh doanh, hay nâng cao tiếng tăm cho doanh nghiệp. Tiếp thị xã hội giúp gắn kết toàn bộ hệ thống doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp hành xử đúng giá trị, văn hóa trong hoạch định chiến lược và hoạt động thường ngày đối với xã hội. Bản chất của tiếp thị xã hội được xác định là đồng hành giữa trách nhiệm xã hội và lợi ích của doanh nghiệp.
  • Theo Thomas Malnight thì “ Tiếp thị xã hội là các hoạt động có khả năng tạo nên chuỗi giá trị tốt cho doanh nghiệp, thông qua việc tiếp cận các vấn đề và thách thức mang tính chiến lược, đồng thời tạo nên những lợi ích mang tầm ảnh hưởng tốt hơn cho xã hội” 
  • Do đó, nếu chỉ xem tiếp thị xã hội như là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội và môi trường thì chưa đủ, vì chính tiếp thị xã hội mới là nền tảng tạo dựng lợi thế kinh doanh và cơ hội đồng phát triển với cộng đồng. Mục tiêu của doanh nghiệp là kinh doanh có lợi nhuận, nhưng mục tiêu ấy chỉ thực sự chính đáng khi doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cộng đồng cùng phát triển.

2. Bốn giá trị đích thực của tiếp thị xã hội

  • Thứ nhất, tiếp thị xã hội được xem là động lực khai sáng (Enllighten Seft-interest) – là một hệ thống tạo nên sự đồng nhất về mặt đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, mà tâm điểm là sự gắn kết giá trị doanh nghiệp vào giá trị đạo đức xã hội. 
  • Thứ hai, tiếp thị xã hội được xem là lợi ích đầu tư xã hội (Social investment) - quỹ phúc lợi hay hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, tinh thần cho xã hội, hỗ trợ cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống. 
  • Thứ ba của tiếp thị xã hội là hành xử minh bạch và tạo niềm tin (Transparency and building trust) – xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cởi mở, kinh doanh hợp pháp, minh bạch thông tin, tạo dựng niềm tin về doanh nghiệp trong xã hội.
  • Giá trị thứ tư của tiếp thị xã hội là phát triển theo mong đợi của xã hội (Meet increased Public Expectations) – không chỉ làm tròn trách nhiệm của doanh nghiệp về thuế và tạo công ăn việc làm cho người lao động, mà còn hỗ trợ và bảo vệ môi trường kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và cộng đồng.

3. Thế nào là một chiến lược tiếp thị xã hội tiến bộ?

  • Việc xây dựng chiến lược tiếp thị xã hội để tạo nên những chuỗi giá trị tốt cho cả doanh nghiệp và xã hội không hề đơn giản, đòi hỏi một kế hoạch chu đáo để triển khai từ nội bộ doanh nghiệp đến các hoạt động ngoài xã hội, đòi hỏi tính tập trung cao, hoạt động liên tục cùng cam kết lâu dài cho lợi ích của cả doanh nghiệp và xã hội.
  • Nếu được triển khai tốt, tiếp thị xã hội không chỉ giúp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội.