Tìm hiểu về Hệ thống Tính Điểm Tín Dụng Xã Hội (Social Credit System) của Trung Quốc

  1. Xã hội

Nếu bạn đọc là fan của phim khoa học viễn tưởng, có lẽ các bạn cũng không quá xa lạ với những bộ phim xây dựng bối cảnh một xã hội tương lai xa xăm khi mà thế giới của con người chúng ta bị kiểm soát bởi các robot, hoặc các siêu máy tính thông minh...

Đối với nhiều người xem phim, đây quả là một cốt truyện mang đậm chất viễn tưởng và thiếu thực tế. Thế nhưng bạn có biết, người dân Trung Quốc đã và đang sống trong một môi trường xã hội rất giống với những cảnh tượng mà bạn đã thấy trên phim?

https://cdn.noron.vn/2018/11/07/a64c4c56c0b95554c403e2da0e45d791.jpg

Nguồn: fountainheads.nl

Hệ thống Tính Điểm Tín Dụng Xã Hội (Social Credit System) là gì?

Về mặt khái niệm, bạn đọc có thể hiểu Hệ thống Tính Điểm Tín Dụng Xã Hội (Social Credit System - viết tắt SCS) là một hệ thống đánh giá hành vi và lối sống của các công dân trong một quốc gia (hiện tại cụ thể là Trung Quốc) và xếp loại họ vào 2 nhóm: "đáng tin cậy" (còn gọi là Redlists trong tiếng Anh) và "không đáng tin cậy" (Blacklists).

Theo đó, những thành viên thuộc nhóm Redlists sẽ được hưởng những lợi ích xã hội và ưu ái đến từ phía chính quyền, trong khi những người thuộc nhóm còn lại không những không được hưởng những ưu ái đó, mà còn phải lãnh chịu những hình phạt nặng nề trên cả phương diện kinh tế và xã hội.

https://cdn.noron.vn/2018/11/07/1a357d2021ab0257cb1520b5655cda73.jpg

Nguồn: medium.com

Khởi điểm của khái niệm Hệ thống Tính Điểm Tín Dụng Xã Hội (Social Credit System)

Vào năm 2010, thí nghiệm đầu tiên về một hệ thống quản lý công dân toàn quốc gia được tiến hành tại Trung Quốc.

Theo đó, mỗi công dân Trung Quốc ban đầu đều sẽ được tặng 1.000 điểm "tin cậy" (credits). Sau một quá trình dài được quan sát và đánh giá hành vi, sẽ được chia thành 4 nhóm từ A đến D, với nhóm A gồm toàn những thành viên Redlists, có điểm tin cậy từ 970 trở lên, và nhóm D gồm toàn những thành phần Blacklists, có điểm tin cậy dưới 599.

Vào thời điểm ban đầu, hệ thống tiền thân của SCS này đã bị phản đối một cách dữ dội, bởi cả người dân lẫn giới truyền thông. Nhiều nhà phê bình thậm chí còn so sánh SCS với hệ thống thẻ nhận dạng công dân (citizen identity card) do đế quốc Nhật Bản ban hành tại Trung Quốc thời còn là thuộc địa, nhằm kiểm soát mọi hoạt động của người dân trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

https://cdn.noron.vn/2018/11/07/6488507ce3278140e9f4198e3a95d5e9.jpg

Địa bàn vận hành của hệ thống SCS. Nguồn: technode.com

Vì gặp sự phản kháng dữ dội, cùng với sự phát triển không đồng nhất về công nghệ vi tính-viễn thông và Internet tại các vùng miền khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc, nên tùy theo khu vực mà người dân lại được đánh giá theo những tiêu chuẩn và thang điểm khác nhau. Khi ngày càng được cải tiến về mặt công nghệ, hệ thống SCS về sau đã có thể vận hành và đánh giá các công dân theo cách đồng nhất hơn.

Cách thức vận hành của Hệ thống Tính Điểm Tín Dụng Xã Hội (Social Credit System)

Ở mức độ căn bản nhất, mọi hoạt động và tính hiệu quả của SCS phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu cá nhân của các công dân Trung Quốc. Những dữ liệu này có thể được thu nhận thông qua các hoạt động mua bán của người dùng Internet, được ghi nhận lại theo dạng các "cookies" trong máy vi tính; hoặc thói quen sử dụng Internet của họ mỗi ngày (họ thường truy cập những website nào, vào lúc mấy giờ, bằng thiết bị gì, tên gọi trên mạng xã hội của họ là gì...).

SCS sẽ dựa vào những nguồn dữ liệu này và phân tích nó, dựa vào các quy trình và phần mềm phân tích dữ liệu lớn - big data, cùng với sự lắp đặt của hàng trăm nghìn camera lớn nhỏ khắp các tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, để có thể liên tục giám sát mọi hoạt động của các công dân, cho dù đó là những hoạt động "thầm kín" và "nhạy cảm".

https://cdn.noron.vn/2018/11/07/d69ed058e5515a808a2ae6ac25006e53.jpg

Nguồn: ft.com

Theo đó, sau mỗi lần họ thực hiện một hành vi xấu (ví dụ: đăng những dòng bình luận phỉ báng chế độ trên mạng xã hội), họ sẽ bị mất một số lượng điểm tương xứng, và ngược lại. Những người nào mất quá nhiều điểm và bị liệt vào danh sách Blacklists sẽ bị tước mất những quyền lợi như:

  • Không thể sử dụng hệ thống các phương tiện giao thông công cộng (tàu điện ngầm, xe bus...).
  • Khả năng tham quan các địa điểm du lịch bị hạn chế.
  • Không được thuê phòng tại các khách sạn cao cấp, cho dù có đủ tiền.
  • Không được mua và tiêu thụ những sản phẩm cao cấp và xa xỉ phẩm nói chung.
  • Sẽ gặp nhiều cản trở và khó khăn trong các khâu thủ tục về giấy tờ, hành chính.
https://cdn.noron.vn/2018/11/07/82ec455744e3e84c0a86a58ad2bccbe5.jpg

Nguồn: VietnamFinance

Hệ thống Tính Điểm Tín Dụng Xã Hội (Social Credit System) cũng được áp dụng cho các công ty và doanh nghiệp

Chính quyền Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc theo dõi và đánh giá các công dân và đời sống cá nhân của họ, mà còn thực hiện việc giám sát quá trình kinh doanh của các tổ chức, công ty, tập đoàn...tại Trung Quốc.

Theo đó, những công ty hoặc tổ chức nào thực hiện những việc như buôn bán hàng nhái, hàng cấm, hoặc trốn thuế, v.v...đều sẽ bị trừ điểm và dần được liệt vào danh sách Blacklists. Các công ty trong danh sách này cũng sẽ chịu một sự hạn chế lớn trong việc được thông qua các giấy tờ và thủ tục về mặt pháp lý, vốn là những công đoạn rất quan trọng cho việc kinh doanh.

Ngoài ra, các dữ liệu do SCS thu thập được về các công ty và cả các công dân đều sẽ được chia sẻ cho không chỉ một mà rất nhiều những cơ quan pháp lý có thẩm quyền khác nhau thuộc bộ máy nhà nước. Nguồn dữ liệu khổng lồ này giúp các cơ quan pháp lý trở nên có quyền lực hơn bao giờ hết, và có thể đưa ra bất cứ hình phạt nào mà họ muốn, dựa trên những ghi nhận của SCS về mức độ vi phạm.

https://cdn.noron.vn/2018/11/07/5a100b66833bfc6652549d5e9c9926e5.jpg

Nguồn: zzoob.com

Lời kết

Tuy có một đại bộ phận người dân Trung Quốc, và cả trên thế giới, tỏ ra phẫn nộ và không đồng tình với hình thức quản lý xã hội này của các nhà cầm quyền Trung Quốc, một số khác lại cho rằng một hệ thống như SCS là cần thiết và giúp họ cảm thấy an toàn hơn. Những người này tất nhiên thường thuộc nhóm Redlists và được hưởng rất nhiều phúc lợi xã hội đến từ phía nhà nước.

Còn bạn, bạn nghĩ hệ thống SCS là một hệ thống cần thiết, hay đi ngược lại với luân lý và đạo đức xã hội? Hãy cùng chia sẻ quan điểm trong phầm bình luận của bài viết này nhé!

Nguồn:

Udemans, C. (2018) Blacklists and redlists: How China's Social Credit System actually works.

Từ khóa: 

social credit system

,

tín dụng xã hội

,

scs

,

hệ thống tính điểm

,

totalitarianism

,

xã hội

Thật ra cái này không mới. Bên Mỹ có thể xem là nước đầu tiên dùng trò này từ những năm thế kỷ 30, có điều bên Tư bản làm kín đáo & có phần tôn trọng nhân quyền hơn là Trung Quốc.

Bên Mỹ có Redlining để chỉ ra khu vực mà dân cư sẽ đc kẻ ranh giới đỏ thành từng khoanh và ko phải ai cũng tuỳ tiện được chọn, và nó sẽ có ảnh hưởng đến việc bạn được ở nhà khu vực nào, vay tiền ngân hàng bao nhiêu và con được đi học ở trường nào.

Screen Shot 2018-11-08 at 10.19.06 AM
Ngoài ra còn có Uptown, Downtown & InnerCity. Thật ra Trung Quốc (XHCN) & Mỹ (Tư bản CN), về cách quản lý chính phủ nó cũng chả khác nhau là mấy vẫn là bảo vệ những kẻ có tiền & có quyền
Trả lời

Thật ra cái này không mới. Bên Mỹ có thể xem là nước đầu tiên dùng trò này từ những năm thế kỷ 30, có điều bên Tư bản làm kín đáo & có phần tôn trọng nhân quyền hơn là Trung Quốc.

Bên Mỹ có Redlining để chỉ ra khu vực mà dân cư sẽ đc kẻ ranh giới đỏ thành từng khoanh và ko phải ai cũng tuỳ tiện được chọn, và nó sẽ có ảnh hưởng đến việc bạn được ở nhà khu vực nào, vay tiền ngân hàng bao nhiêu và con được đi học ở trường nào.

Screen Shot 2018-11-08 at 10.19.06 AM
Ngoài ra còn có Uptown, Downtown & InnerCity. Thật ra Trung Quốc (XHCN) & Mỹ (Tư bản CN), về cách quản lý chính phủ nó cũng chả khác nhau là mấy vẫn là bảo vệ những kẻ có tiền & có quyền