Toán, Lý, Hoá, Sinh cấp 3 có quá khó và xa rời thực tế?

  1. Giáo dục

Tôi thấy các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh cấp 3 khó 1 cách không cần thiết. Hầu như kiến thức không áp dụng trong thực tế đời sống. Không phủ nhận có nhiều người khi học lên cao thì tiếp tục sử dụng những kiến thức đó làm nền tảng, nhưng số đó có nhiều không? Nếu ít thì có phải đại đa số đang phải học quá khó? 
Tôi không rõ là học sinh nước ngoài có học những kiến thức như vậy không? 
Từ khóa: 

giáo dục

Chúng ta cần tách bạch 2 vấn đề ra, một là chuyện xa rời thực tế, hai là chuyện khó. Mình nghĩ vấn đề lớn nhất ở giáo dục phổ thông VN chính là xa rời thực tế, không phải chỉ những môn toán lý hóa sinh, mà những môn xã hội như văn sử địa. Và khi nó đi xa thực tế, là lúc người ta cảm thấy khó một cách không cần thiết. Tất nhiên, mình vẫn thấy các môn này khó, nhưng chuyện xa rời thực tế cần phải giải quyết trước. Thêm nữa là VN dành quá ít thời gian cho những môn như đạo đức và luân lý, phân tích và phản biện, hay cả những môn như vật lý, sinh vật mà rất ít khi thực hành, thí nghiệm. Khi dành thời gian cho các môn kia, thì thời gian cho những môn toán lý hóa sinh văn sử địa sẽ bị giảm xuống, và độ khó cũng sẽ giảm theo...
Trả lời
Chúng ta cần tách bạch 2 vấn đề ra, một là chuyện xa rời thực tế, hai là chuyện khó. Mình nghĩ vấn đề lớn nhất ở giáo dục phổ thông VN chính là xa rời thực tế, không phải chỉ những môn toán lý hóa sinh, mà những môn xã hội như văn sử địa. Và khi nó đi xa thực tế, là lúc người ta cảm thấy khó một cách không cần thiết. Tất nhiên, mình vẫn thấy các môn này khó, nhưng chuyện xa rời thực tế cần phải giải quyết trước. Thêm nữa là VN dành quá ít thời gian cho những môn như đạo đức và luân lý, phân tích và phản biện, hay cả những môn như vật lý, sinh vật mà rất ít khi thực hành, thí nghiệm. Khi dành thời gian cho các môn kia, thì thời gian cho những môn toán lý hóa sinh văn sử địa sẽ bị giảm xuống, và độ khó cũng sẽ giảm theo...
Với tư cách là 1 học sinh mình xin trả lời câu hỏi của bạn :
1/ Các môn bạn nhắc đến hoàn toàn không khó.
 Ở cấp độ phổ thông kiến thức những môn này thực sự không khó như mọi người hay nói . Cách học của nước ta làm đơn giản hóa  các kiến thức đó . Giáo viên giảng dạy cụ thể ,không quá đồi hỏi việc nghiên cứu của học sinh( ý mình là nghiên cứu sâu vào vấn đề để rút ra kết luận).

Học sinh chỉ việc tiếp thu , huống hồ đây chỉ là kiến thức phổ thông không chuyên sau chỉ là cái nền nêu tiếp thu là khá dễ . Các công thức hầu như được có sẵn nên hiểu rồi thì sẽ thấy ez thôi (Mấy cái nâng cao thì em chịu)
Việc học sinh than khó xuất phát từ việc họ không làm được bài ( kiểu còn lại là làm được và kêu dễ). Thế tại sao học không làm được bài?
Mình đưa ra vài lí do cụ thể như sau:
 + Lười . Dù bộ não bạn to cỡ nào nếu không học thì cũng làm được gì.
+ Học không theo hệ thống . Đây là các môn tự nhiên , là hệ thống các logic nối với nhau . Nếu bạn không hiểu 1 vấn đề thì các vấn sau khó mà hiểu trọn vẹn và khó làm bài tập.
+ Học sinh quá tự ti . Họ làm không được 1 một vài nên họ nghĩ những môn nay thực sự khó học chẳng làm nổi. Điều này khiến học lười tuy duy vận dụng năng lực để tiếp thu . Từ đó họ không làm được bài. 
2/  Các kiến thức không thực dụng là có lí do cả 
  (Nói không thực dụng thì cũng không đúng lắm vì khi ở cấp pt bạn không biết vận dụng nó thôi .)
Tại sao mình lại nói nó có lí?
Thứ nhất, nó liên quan đến mục đích của giáo dục. Giáo dục ở Việt Nam ở bật pt trở xuống là cung cấp rèn luyện để thi thpt chứ không phải để hs sáng tạo như dân đại học này nọ.
Thứ hai , quá khó để học sinh vận dụng nó. Ở xã hội này mọi thứ đều rất phức tạp . Học sinh cần phải học rất rất nhiều mới giải đáp nhưng thứ phức tạp đó. Nếu cho học sinh học những thức có thể áp dụng thì chương trình sẽ rất nặng nè
Thứ ba , nó nằm trong hệ thống cả. Từ pt trở xuống sẽ được học kiến thức sơ đẳng để làm nền. Xây được cái nền vững chắc là yếu tố rất quan trọng .Lên đại học kiến thức sẽ được nâng cao và có thể vận dụng . 
Thứ tư , thứ xã hội và bạn muốn vận dụng là những thứ hiện dại văn minh. 

Học cái gì cũng có lợi ích riêng của nó. Chương trình các môn khoa học tự nhiên là để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong cuộc sống. Kể cả không học đại học đi làm công nhân mà không biết những quy tắc vật lí tối thiểu thì cũng dễ gặp phải tai nạn lao động. Không có môn nào là thừa thãi và vô bổ cả.

Thực sự trong câu hỏi bạn đã có câu trả lời rồi. Học như vậy chính để làm nền tảng cho sau này. Số lượng ko nhiều do tốt nghiệp cấp 3 xong ko đủ khả năng để chuyên sâu thôi. Giáo trình ko thể giảm xuống để tránh những người sẽ chuyên sâu ko bị hổng kiến thức.
Tạm gác lại việc nó có ích hay ko trong cuộc sống thì việc học nhiều mà ko vận dụng thực sự là do lựa chọn cá nhân. Ai cũng nhảy vào học cấp 3. Nếu thực sự xác định ko nghiên cứu chuyên sâu thì có thể đi ngay từ trung cấp chuyên nghiệp khi hết lớp 9, đơn giản hơn, tập trung nghề nghiệp hơn. Nhưng khổ, có ai thèm đi, học cấp 3 có "giá" hơn. Rồi theo ko nổi, ko đi chuyên sâu hơn lại bảo sao khó thế 😂😂
Khi đất nước đang phát triển, nền giáo dục cần phải như vậy, tức là học mấy cái ngọn trước, khó là đúng, (bắt đầu phân loại) ai giỏi lên ĐH lại học lại từ đầu, nền tảng các kiến thức đã học c2-3, và học sâu hơn nữa (tiếp tục phân loại), ai giỏi đủ hiểu, thì học cao nghiên cứu tiếp, và cần nhiều ng giỏi ấy thì khoa học kĩ thuật công nghệ mới phát triển được. Đất nước k phaát triển được công nghệ, kĩ thuật, trước sau cũng là "nô lệ kiểu mới". 
- Bạn bảo nó xa rời thực tế, nó đúng với đa số nhiều người bởi mn học xong, công việc trước mắt k liên quan tới kiến thức đó, nhưng nếu ai theo hướng nghiên cứu, học chuyên sâu cao lên thì khối kiến thức c3 rất quan trọng, nó là nền tảng tư duy, nền tảng kiến thức. 
- Học mà k hiểu thì do cta k hợp, nhưng chúng ta k nên cổ suý cho việc "học kiến thức đó không quan trọng". ví dụ, nhiều ng cứ bảo học toán cao cấp làm cái gì, sau ra k áp dụng gì cho đời, học giỏi làm cái gì, sau chỉ ra làm thuê,.... tư duy như thế là sai, thụt lùi nhé. (Trên đây là góc nhìn quan điểm của mình nhé, ai có ý kiến gì, m mong nhận dc sự góp ý)
Con dân của khoa xã hội đây. Nhưng mình nghĩ điều giết chết các nền tảng kiến thức vẫn là nền giáo dục. Khi hệ thống không tạo nên sự tư duy hay sự thực tế cho hssv cho hssv tiếp cận, chứ kiến thức chưa bao giờ là xa rời thực tế mà từ thực tế con người đúc kết thành để cho các thế hệ sau nó đỡ vất vả. Chứ các bạn nghĩ từ khoa học tự nhiên thì nó giải nghĩa như thế nào ? Nên các bạn ai quí kiến thức cũng nên tìm cách thực hành nó luyện tư duy. Như mình con dân xã hội nhưng tư duy không thể nhạy bé về tính toán và con số. Mà xã hội lại rất thích nhìn về con số mới cảm thấy đảm bảo an toàn. Còn lời nói gió bay và có thể thuyết phục được ngừoi khác nếu có con số cụ thể không cần chuẩn xác 
Mình hay nchuyen với các bạn mình là nếu không có sự khó đấy thì không có chúng mình của ngày hôm nay. 
Có thể có những kiến thức mà học xong mình nghĩ rằng mình không còn nhớ gì nhưng nó cho mình tư duy (như đọc sách í, mình sẽ ko nhớ chính xác từng câu từng chữ từng đoạn từng trang, nhưng thứ mình lĩnh hội được là tư tưởng của cuốn sách đó). 
Ngoài ra thì, việc duy nhất mình làm được trước năm 18t đó là học và học. Nên việc học những điều mà tưởng như xa rời thực tế, lại dạy cho mình sự nỗ lực, nghiêm túc (và học cách học thông minh :))) với những gì mình cần làm. Thái độ nỗ lực và sự nghiêm túc mà mình học được trong 12 năm đi học là nền tảng để mình ra đời :))).

kẻ ngu mới nói kiến thức cấp 3 ko áp dụng dc gì cho thực tế

Theo ý kiến cá nhân mình, mấy môn đấy ở phổ thông chẳng khó lắm đâu. So với những gì được học ở đại học như Vật lý đại cương hay Hóa đại cương thì học mấy môn đấy thời phổ thông quá dễ với khối lượng kiến thức cũng ko nhiều lắm. Khoa học cơ bản ở khắp nơi xung quanh chúng ta, những thứ bạn được dạy ở phổ thông bao quát gần hết những sự vật, hiện tượng xung quanh bạn đó thôi.

Vấn đề là cách dạy và học của chúng ta ko ổn. Thay vì dạy học sinh về hiện tượng, khái niệm, hiểu bản chất là chính thì chúng ta hướng đến việc dạy học sinh thành thợ giải bài tập. Lý thuyết thường sẽ chỉ giảng qua qua cho có, tập trung nhiều vào công thức và làm các dạng bài tập để đi thi.

Tôi cũng từng đặt câu hỏi này và tôi thấy nó khó và ứng dụng ít thật. Nhưng nếu nó dễ thì phân hóa học sinh kiểu gì đc.