Trà đạo Việt Nam có gì khác so với trà đạo Trung Quốc?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

Mình hay nghe người Trung Quốc nói rằng chúng ta đều là ăn cắp văn hóa của họ. Từ ngày Tết, đến Trung Thu, và cả trà đạo nữa. Nhưng mình thấy cách người Việt Nam dùng trà nó khá là khác người Trung Quốc mà nhỉ?

Từ khóa: 

trung quốc

,

việt nam

,

văn hóa trà

,

lịch sử

,

văn hóa

thuong-tra-viet-nam

Khi so sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể nhận ra khá nhiều điểm tương đồng. Điều này xuất phát từ sự tiếp thu và giao thoa văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Có thể coi Trung Quốc chính là nguồn phát của văn hóa trà và Việt Nam chính là nơi tiếp nhận.

•Việt Nam

Tuy chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng văn hóa uống trà của người Việt vẫn chứa những nét đặc trưng riêng biệt. Văn hóa uống trà của người Việt thiên về sự đơn giản, không quá bình dân nhưng cũng không nhiều nghi lễ rườm rà. Đó chính là sự kết hợp hoàn hảo trong nghệ thuật pha và uống trà.

Người Việt Nam có văn hóa uống trà chú trọng vào hương vị. Gồm các khâu: chọn trà, xử lý lá trà, đun nước, pha và rót trà, tận hưởng hương vị của trà. Người Việt thường ưa chuộng chè tươi, chè nụ và trà xanh. Ngoài chè tươi, chè xanh thái nguyên và chè nụ, người Việt còn dùng lá chè già phơi khô rồi vò nhỏ để uống dần. Loại này được gọi là chè khô.

•Trung Quốc

Văn hóa thưởng trà của Trung Quốc có nhiều nét cầu kỳ .Quá trình pha chế trà của người Trung Quốc thường đi kèm với nhiều công cụ để thưởng thức. Các công cụ này được gọi chung là trà cụ. Theo dòng chảy của thời gian, văn hóa trà Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn : Giai đoạn trà nấu, giai đoạn trà khuấy, giai đoạn trà ngâm.

Người Trung Quốc thưởng trà để giải sầu, thư giãn,… Vậy nên việc thưởng trà có khá nhiều quy định về cách thưởng, cách rót, loại bánh để dùng chung. Những trà ngon của Trung Quốc phải kể tên như: trà Ô long, trà hoa, hồng trà,… Ngày nay, người Trung Quốc vẫn giữ thói quen uống trà. Tuy nhiên trà chỉ còn được đánh giá bằng hương vị, các loại lễ nghi đã không còn giữ được nét thanh nhã như thời xưa.

Trả lời
thuong-tra-viet-nam

Khi so sánh văn hóa trà Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể nhận ra khá nhiều điểm tương đồng. Điều này xuất phát từ sự tiếp thu và giao thoa văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Có thể coi Trung Quốc chính là nguồn phát của văn hóa trà và Việt Nam chính là nơi tiếp nhận.

•Việt Nam

Tuy chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng văn hóa uống trà của người Việt vẫn chứa những nét đặc trưng riêng biệt. Văn hóa uống trà của người Việt thiên về sự đơn giản, không quá bình dân nhưng cũng không nhiều nghi lễ rườm rà. Đó chính là sự kết hợp hoàn hảo trong nghệ thuật pha và uống trà.

Người Việt Nam có văn hóa uống trà chú trọng vào hương vị. Gồm các khâu: chọn trà, xử lý lá trà, đun nước, pha và rót trà, tận hưởng hương vị của trà. Người Việt thường ưa chuộng chè tươi, chè nụ và trà xanh. Ngoài chè tươi, chè xanh thái nguyên và chè nụ, người Việt còn dùng lá chè già phơi khô rồi vò nhỏ để uống dần. Loại này được gọi là chè khô.

•Trung Quốc

Văn hóa thưởng trà của Trung Quốc có nhiều nét cầu kỳ .Quá trình pha chế trà của người Trung Quốc thường đi kèm với nhiều công cụ để thưởng thức. Các công cụ này được gọi chung là trà cụ. Theo dòng chảy của thời gian, văn hóa trà Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn : Giai đoạn trà nấu, giai đoạn trà khuấy, giai đoạn trà ngâm.

Người Trung Quốc thưởng trà để giải sầu, thư giãn,… Vậy nên việc thưởng trà có khá nhiều quy định về cách thưởng, cách rót, loại bánh để dùng chung. Những trà ngon của Trung Quốc phải kể tên như: trà Ô long, trà hoa, hồng trà,… Ngày nay, người Trung Quốc vẫn giữ thói quen uống trà. Tuy nhiên trà chỉ còn được đánh giá bằng hương vị, các loại lễ nghi đã không còn giữ được nét thanh nhã như thời xưa.

Lương Thực Thu có nói: “Phàm ở những nơi có người Trung Quốc sinh sống là nơi đó có trà.”

Bất kể là độc ẩm giữa núi non, trà Kung Fu trong sân vườn yên tĩnh, hay là những bát trà ngoài lề đường, thì trà của Trung Quốc vừa có thể là một nghệ thuật độc đáo lại vừa mộc mạc đời thường.

Không ai có thể nói rõ, rốt cuộc người Trung Quốc bắt đầu uống trà từ bao giờ, thói quen uống trà cũng trải qua nhiều đợt thay đổi, đặc biệt là cách uống trà ở thời Minh, đã thay đổi cách uống trà của những thời đại trước, từ phức tạp thành đơn giản.

1. Uống trà, đơn giản là được.

Thói quen uống trà như hiện nay của người Trung Quốc đến từ sự thay đổi của Hoàng đế Chu Nguyên Chương thời Minh.

Lúc ban đầu, mọi người quen với phương pháp Dian Cha, trước hết phải nghiền mịn bánh trà nén rồi rót nước nóng vào, dùng chổi đánh trà hòa tan, vô cùng công phu và tốn nhiều công sức. Sau khi Chu Nguyên Chương phát hiện cách sản xuất bánh trà tiến cống rất cực khổ thì bèn hạ lệnh phế bỏ trà bánh nén, “chỉ hái búp trà để tiến cống”.

Từ đó, người thời Minh chỉ sử dùng búp trà tươi để pha uống, vô cùng đơn giản.

Họ thích uống trà nguyên vị, theo đuổi sự tự nhiên, không thích cho thêm hoa cỏ hay trái cây vào trà. Ví dụ như sử dụng nước thì cũng ưu tiên dùng nước thiên nhiên. Người thời Minh cho rằng nước pha trà tiêu chuẩn là phải sạch, chưa đun, ngọt, trong, nhẹ.

Tương truyền có một lần, tể tướng Trương Cư Chính được uống loại trà Mật Vân Long – cống phẩm của Hoàng gia, bỗng cảm thấy ngon quá bèn định bụng về pha thử, nhưng khi về nhà, ông không tài nào pha được vị trà giống trong cung. Sau đó ông mới biết, phải dùng nước suối Ngọc ở ngoại ô Kinh Thành, lọc qua máng trúc mới có thể tạo nên hương vị ngọt thơm của trà.

Nhà trí thức Đồ Long cuối thời Minh từng nói rằng, nước pha trà có ba nguồn chính là nước suối, nước sông lớn và nước giếng, trong đó nước suối là tốt nhất.

Theo ông thì “Nước mùa thu trong mà lạnh, nước mùa xuân trong mà ngọt”, ngọt có thể át bớt vị trà, nhưng lạnh có thể hoàn thiện vị trà. Nên pha bằng nước mùa Xuân, đặc biệt là nước mùa Đông, nhưng nước mưa lũ mùa Hạ thì chớ nên vì đó là nộ khí của trời, uống vào sẽ thấy khó chịu.

Trong thế giới người thời Minh, uống trà là một việc rất đơn giản. Đơn giản song không có nghĩa là cẩu thả, uống một chén trà là cái thú vui tao nhã của nhân gian.

2. Uống trà, quan trọng ở cảm xúc.

Người thời Minh uống trà, đề cao sự ít người, rừng hoang vu, thú ẩm trà.

Trần Kế Nho nói: “Nhất nhân đắc thần, nhị nhân đắc thú, tam nhân đắc vị.” Người thời Minh không thích phong tục tiệc trà của thời Tống, quá đỗi long trọng, náo nhiệt, họ cho rằng cảnh giới cao nhất của phẩm trà là độc ẩm, kế đến là có thêm hai, ba người tri âm.

Người thời Minh rất coi trọng khung cảnh. Ninh vương Chu Quyền từng nói trong Trà Phổ rằng: “Hoặc ở giữa suối giữa núi, hoặc ở trong rừng tre rừng tùng, hoặc ngồi dưới trăng thanh gió mát, hoặc ngồi trước ô cửa sáng tỏ tĩnh mịch.”

Đối với thời nhà Minh mà nói uống trà quan trọng ở tâm trạng và ẩn dật.

Nhẹ nâng một chén trà Thiền

Bình tâm nhìn khói ưu phiền thoảng bay

Cuộc đời một giấc mộng say

Trăm năm nhìn lại… Mới hay… Vô thường!

(Thiện Hùng)

3. Uống trà, gần gũi với đời sống hơn.

Thời Minh uống trà rất tao nhã song cũng rất gần gũi với đời sống. Thời đó, đâu đâu cũng có các quán trà gọi là tiệm trà, hàng trà, sạp trà, hiệu trà.

Trong Nho Lâm Ngoại Sử có nhắc: “Trước cổng miếu bày la liệt bàn trà. Một con đường, nhưng có hơn ba mươi mấy nơi bán trà, vô cùng nhộn nhịp.” Có lẽ văn nhân sẽ tìm một phòng trà nhã nhặn, có mỹ nhân bầu bạn, hương khói phiêu lãng, lặng lẽ thưởng trà. Các bách tính thông thường thì có thể tìm một hàng trà ở đầu đường hay cuối hẻm nào đó ngồi nhâm nhi, chẳng bao giờ phải lo không có trà uống.

Thời Minh sống rất chỉn chu, dù chỉ là một quán trà nhỏ cũng yêu cầu nước và trà phải sạch sẽ, trà cụ phải tao nhã.

Còn nơi gần gũi đời thường hơn thì ở các sạp trà nhỏ mộc mạc. Đầu đường cuối hẻm, xếp một vài cái ghế, một vài bát uống trà thô sơ, bán thêm ít hạt dưa, đậu rang, quả quýt vân vân.

Đối với thời nhà Minh mà nói, uống trà đã thành một việc bình dân không phân biệt sang hèn, thoát tục nhưng không lánh đời.

Mãi đến ngày nay, cách uống trà của người thời Minh vẫn ảnh hưởng đến người dân Trung Quốc.

Có lẽ bắt đầu từ khi ấy, uống trà không còn chỉ là lạc thú tao nhã của văn nhân.

Quán nước liêu xiêu một bóng già

Đâu cầu nhung lụa chẳng cầu hoa

Hương trà quấn quít người khuya sớm

Một thoáng qua thôi cũng đậm đà.

(Khuyết danh)

Đạo là con đường, ở đây là nói đến, con đường tu tâm dưỡng tính. Một loại hình nào đó, sơ khai là kỹ thuật, sau khi kỹ thuật nhuần nhuyễn, sẽ nâng cao thành nghệ thuật, và đỉnh cao tiếp theo là đạo. Nghĩa là thông qua nó, tìm thấy tâm thanh tịnh, lòng bình an, tìm thấy con đường tu tâm, dưỡng tính. Mình nghĩ : nếu nói là trà đạo, chỉ có Nhật Bản là xứng đáng. Còn cả Việt - Hoa, chỉ nên nói là nghệ thuật pha trà, uống trà, chưa đến mức Đạo. Nếu có chăng chỉ là số ít trà nhân, chứ chưa đến tầm của cả một quốc gia. Thân !