Bạn nghĩ gì về lãnh đạo Việt Nam ngày nay?

  1. Xã hội

Cổ hủ/Độc tài/Anh minh/Tài giỏi/Thương dân/Gần dân/...?

Vì sao bạn lại nghĩ thế?

https://cdn.noron.vn/2022/01/13/85955891916329639-1642065435_1024.jpghttps://cdn.noron.vn/2022/01/13/znews-photo-zadn-vnlanhdaocapcao-1642065398_1024.jpghttps://cdn.noron.vn/2022/01/13/-infographic-chan-dung-8-nu-lanh-831617983769-1642065634_1024.jpg
Từ khóa: 

lãnh đạo

,

lãnh đạo việt nam

,

nghĩ gì

,

xã hội

Con người luôn đứng núi này trông núi nọ. Có cái này lại sợ cái khác sẽ ngon hơn. Thực ra chúng ta không thể biết được nếu không phải những con người này thì liệu còn ai tốt hơn. Lại càng không thể biết nếu không phải thể chế này thì thể chế khác thì sẽ như thế nào? Có những thứ đã là lịch sử và trách nhiệm của chúng ta là cải tiến tốt hơn mỗi ngày.

Về chính trị Việt Nam, có hai thứ hay bị mang ra đánh giá là những con người cụ thể và thể chế. Có những quan điểm cho rằng con người Việt Nam không suất sắc, lãnh đạo Việt Nam kém. Có những quan điểm lại cho rằng thể chế chính trị ở Việt Nam không ổn, là khác biệt so với thế giới. Thế nhưng ổn hay không phải đánh giá dựa trên tiêu chí nào?

Hiện nay Việt Nam vẫn luôn đạt vào top phát triển kinh tế trong khu vực và thế giới. Chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, kinh tế phát triển. Điều đó khẳng định tính phù hợp giữa phương thức quản lý sản xuất và lực lượng sản xuất.

Chính phủ cũng thể hiện những bộ mặt tích cực khi theo khá sát diễn biến xã hội, có những điều chỉnh tương đối kịp thời các sự vụ lớn. Nhìn chung tôi đánh giá tương đối tích cực.

Trả lời

Con người luôn đứng núi này trông núi nọ. Có cái này lại sợ cái khác sẽ ngon hơn. Thực ra chúng ta không thể biết được nếu không phải những con người này thì liệu còn ai tốt hơn. Lại càng không thể biết nếu không phải thể chế này thì thể chế khác thì sẽ như thế nào? Có những thứ đã là lịch sử và trách nhiệm của chúng ta là cải tiến tốt hơn mỗi ngày.

Về chính trị Việt Nam, có hai thứ hay bị mang ra đánh giá là những con người cụ thể và thể chế. Có những quan điểm cho rằng con người Việt Nam không suất sắc, lãnh đạo Việt Nam kém. Có những quan điểm lại cho rằng thể chế chính trị ở Việt Nam không ổn, là khác biệt so với thế giới. Thế nhưng ổn hay không phải đánh giá dựa trên tiêu chí nào?

Hiện nay Việt Nam vẫn luôn đạt vào top phát triển kinh tế trong khu vực và thế giới. Chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, kinh tế phát triển. Điều đó khẳng định tính phù hợp giữa phương thức quản lý sản xuất và lực lượng sản xuất.

Chính phủ cũng thể hiện những bộ mặt tích cực khi theo khá sát diễn biến xã hội, có những điều chỉnh tương đối kịp thời các sự vụ lớn. Nhìn chung tôi đánh giá tương đối tích cực.

Không phải ở VN hay không, mà trên toàn thế giới, với tôi, bọn chính trị gia là bọn chỉ làm 2 việc: Một là đấu đá nội bộ để giành quyền lực cho mình và phe mình, hai là tìm cách bòn rút bằng cách dùng quyền lực. Không hơn không kém! Thay đổi lãnh đạo cũng giống như đem hổ đến trị sói và mong bảo vệ đàn cừu.

Khi tôi nói điều này, rất nhiều bạn sẽ bảo "dựa vào các dữ liệu kinh tế là thấy đất nước đi lên, chứng tỏ lãnh đạo giỏi". Các bạn quan niệm như thế cũng tùy bạn, nhưng mình thấy nó không đúng. Đất nước phát triển hay không dựa rất nhiều vào đội ngũ tư vấn và chuyên gia và các tập đoàn lớn. Và họ có một mạng lưới liên lạc khổng lồ, kết nối với nhau, thật sự đưa ra các quyết sách ảnh hưởng đến đất nước. Sau đó, bọn chính trị mới chụp theo đó, khuếch đại lên, đưa vào luật và quy định này nọ, rồi nhận công lao.

Chuyện thú vị là tuy lãnh đạo thay đổi theo nhiệm kỳ, nhưng những người tư vấn hay chuyên hay chủ các tập đoàn lớn đều rất ít khi thay đổi. Đó chính là yếu tố thật sự quyết định sự phát triển kinh tế dài hạn, chứ mấy ông lên có vài năm rồi xuống, ông khác lên nhiều khi bỏ hết mấy chính sách cũ, thì làm gì có cái gì ổn định mà phát triển.

Các bạn hãy nhìn những đại diện từ world bank đến VN, họ dành bao nhiêu phút nói chuyện với lãnh đạo? Chỉ có 15-30p thôi. Còn dành bao lâu với các chuyên gia kinh tế? Thông thường là họ họp với nhau mấy ngày liền. Thử hỏi 30p thì truyền đạt được cái gì khi mà phân nửa thời gian là dành cho dịch thuật rồi, đó là chưa kể trình độ hiểu biết của mấy cha lãnh đạo.

Nói cho rõ, đất nước chỉ cần lãnh đạo làm bù nhìn, để cho phần đông công chúng khen và chửi thôi, còn những người thật sự giúp đất nước thì họ không có rảnh mà ăn diện để lên tivi.

Câu hỏi hay nhưng khó trả lời quá bạn ơi! MÌnh chỉ thấy trong thời các bác, đất nước đang có những thay đổi tích cực.

Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới, nhờ đó Việt Nam đã tăng hạng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.

Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng.

Thật tự hào đúng không các bạn!

Ngày càng tiến bộ hơn

Thế giới này luôn tồn tại những lực lượng đỉnh tiệm đứng trong bóng tối chi phối, và họ cần những kẻ thay mặt để thay họ điều hành các lãnh thổ, vậy đó