Trái Đất khoảng 4,5 tỉ tuổi, và vũ trụ khoảng 14,5 tỉ tuổi. Nếu sự sống của chúng ta không phải là duy nhất, thì lẽ ra phải có người ngoài hành tinh liên lạc với ta chứ?

  1. Khoa học

  2. Hỏi xoáy Đáp hay

Ví dụ trong lịch sử hình thành Trái Đất, họ đã cố gọi chúng ta 1000 lần, nghĩa là cứ mỗi lần liên lạc lại cách 4,5 triệu năm, thì chúng ta lắng nghe được bao lâu rồi?

Từ khóa: 

khoa học

,

hỏi xoáy đáp hay

Đây là nghịch lý đc nhà vật lý học Enrico Fermi đưa ra khi có sự trái ngược giữa những ước tính khá cao về sự sống ngoài hành tinh nhưng lại ko có bằng chứng nào về những sự sống đó.

Nhưng để giải thích thì cũng có rất nhiều cách để lý giải. Trước hết, vũ trụ là quá rộng lớn. Ngay cả 1 thiên hà tương đương với Ngân Hà nằm trong nhóm địa phương (local group) là thiên hà Tiên Nữ cũng cách Ngân Hà khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng (ly-lightyear) vậy thì việc di chuyển qua các thiên hà là điều không thể (hoặc khá là khó, ít nhất là với vật lý của co người hiện tại). Nên sự sống sẽ chỉ gói gọn trong Ngân Hà mà thôi. Nhưng ngay trong Ngân Hà, với đường kính 100.000 ly, thì việc đến mọi nơi trong Ngân Hà cũng rất khó khăn, nên khả dĩ nhất chỉ là liên lạc bằng máy móc và sóng vô tuyến.

Ngay cả trong Ngân Hà, nếu có sự sống khác thì việc liên lạc với Trái Đất cũng có xác suất khá thấp. Có sự sống là 1 chuyện, sự sống trên hành tinh đó phát triển để thông minh là chuyện rất khác. Trên Trái Đất, sự sống phát sinh khoảng hơn 4 tỷ năm trước. Nhưng con người chỉ mới thông minh chỉ đc vài vạn năm. Vậy thì 1 hành tinh có sự sống chưa chắc đã tiến hóa thành dạng sống thông minh.

Mà cho dù có tiến hóa để thông minh thì nền văn minh đó cũng chưa chắc đã có thể tồn tại đủ lâu để thuộc địa hóa cả Ngân Hà, con người chỉ mới tiến ra vũ trụ chưa đến 100 năm nhưng đã vài lần đứng bên bờ hủy diệt.

Mà cứ cho là dạng sống đó tồn tại đc và phát sóng vô tuyến để tìm kiếm. Bỏ qua công suất phát sóng đủ mạnh để phủ sóng khắp Ngân Hà (chắc cỡ tương đương với 1 ngôi sao). Thì việc sự sống đó tiến hóa vào lúc nào và phát sóng trong bao lâu. Nếu có 1 sự sống phát triển trước chúng ta ngày nay 100 triệu năm và phát sóng liên tục trong 30 triệu năm, thì lúc đó chỉ có những con khủng long bắt đc sóng đó thôi. Ngay cả nếu có phát sóng đến tận thế kỷ 17-18 thì con người cũng chưa đủ trình độ để nhận ra, khi con người chỉ mới biết đến sóng vô tuyến từ hơn 100 năm trước và chương trình SETI chỉ hoạt động đc vài chục năm. Vậy thì cơ hội để bắt đc sóng là quá mong manh.

Ngay cả khi bắt đc sóng thì chưa chắc cách lắng nghe của con người đã phù hợp để nhận đc thông điệp vì vũ trụ là 1 không gian chật kín những sóng vô tuyến khác nhau.

Chưa kể đến thuyết Vườn thú, khi người ngoài hành tinh xem Trái Đất còn chưa đủ trình độ để biết đến họ. Và rất nhiều cách lý giải khác nữa. Nên nếu ko có bằng chứng thì vẫn chưa thể bác bỏ đc sự phổ biến của sự sống trong vũ trụ.

p/s: tuổi vũ trụ ước tính đc công nhận khoảng 13,7-13,8 tỷ năm nhé.

Trả lời

Đây là nghịch lý đc nhà vật lý học Enrico Fermi đưa ra khi có sự trái ngược giữa những ước tính khá cao về sự sống ngoài hành tinh nhưng lại ko có bằng chứng nào về những sự sống đó.

Nhưng để giải thích thì cũng có rất nhiều cách để lý giải. Trước hết, vũ trụ là quá rộng lớn. Ngay cả 1 thiên hà tương đương với Ngân Hà nằm trong nhóm địa phương (local group) là thiên hà Tiên Nữ cũng cách Ngân Hà khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng (ly-lightyear) vậy thì việc di chuyển qua các thiên hà là điều không thể (hoặc khá là khó, ít nhất là với vật lý của co người hiện tại). Nên sự sống sẽ chỉ gói gọn trong Ngân Hà mà thôi. Nhưng ngay trong Ngân Hà, với đường kính 100.000 ly, thì việc đến mọi nơi trong Ngân Hà cũng rất khó khăn, nên khả dĩ nhất chỉ là liên lạc bằng máy móc và sóng vô tuyến.

Ngay cả trong Ngân Hà, nếu có sự sống khác thì việc liên lạc với Trái Đất cũng có xác suất khá thấp. Có sự sống là 1 chuyện, sự sống trên hành tinh đó phát triển để thông minh là chuyện rất khác. Trên Trái Đất, sự sống phát sinh khoảng hơn 4 tỷ năm trước. Nhưng con người chỉ mới thông minh chỉ đc vài vạn năm. Vậy thì 1 hành tinh có sự sống chưa chắc đã tiến hóa thành dạng sống thông minh.

Mà cho dù có tiến hóa để thông minh thì nền văn minh đó cũng chưa chắc đã có thể tồn tại đủ lâu để thuộc địa hóa cả Ngân Hà, con người chỉ mới tiến ra vũ trụ chưa đến 100 năm nhưng đã vài lần đứng bên bờ hủy diệt.

Mà cứ cho là dạng sống đó tồn tại đc và phát sóng vô tuyến để tìm kiếm. Bỏ qua công suất phát sóng đủ mạnh để phủ sóng khắp Ngân Hà (chắc cỡ tương đương với 1 ngôi sao). Thì việc sự sống đó tiến hóa vào lúc nào và phát sóng trong bao lâu. Nếu có 1 sự sống phát triển trước chúng ta ngày nay 100 triệu năm và phát sóng liên tục trong 30 triệu năm, thì lúc đó chỉ có những con khủng long bắt đc sóng đó thôi. Ngay cả nếu có phát sóng đến tận thế kỷ 17-18 thì con người cũng chưa đủ trình độ để nhận ra, khi con người chỉ mới biết đến sóng vô tuyến từ hơn 100 năm trước và chương trình SETI chỉ hoạt động đc vài chục năm. Vậy thì cơ hội để bắt đc sóng là quá mong manh.

Ngay cả khi bắt đc sóng thì chưa chắc cách lắng nghe của con người đã phù hợp để nhận đc thông điệp vì vũ trụ là 1 không gian chật kín những sóng vô tuyến khác nhau.

Chưa kể đến thuyết Vườn thú, khi người ngoài hành tinh xem Trái Đất còn chưa đủ trình độ để biết đến họ. Và rất nhiều cách lý giải khác nữa. Nên nếu ko có bằng chứng thì vẫn chưa thể bác bỏ đc sự phổ biến của sự sống trong vũ trụ.

p/s: tuổi vũ trụ ước tính đc công nhận khoảng 13,7-13,8 tỷ năm nhé.

Họ có thể là những vị thần nào zeus, odin, nữ oa, hồng quân, ma tổ, Lạc Long quân, Âu Cơ mà chúng ta tôn thờ