Trăm năm còn lại những gì nữa đây?

  1. Lịch sử

Năm 1945, Mỹ sắp từ Okinawa đánh lên, Nga sắp từ Mãn Châu tràn xuống, Nhật bị kẹp giữa gấu xám và đại bàng. Họ quyết định chuẩn bị cho chiến dịch tử thủ cuối cùng: Operation Ketsugo. 

Mục tiêu của Ketsugo là đánh Mỹ đến người Nhật cuối cùng, ai có gì dùng nấy, ngay cả nữ sinh cũng dắt dao trong người để phòng thân. Nếu chiến dịch này xảy ra thì thương vong sẽ lên đến con số hàng triệu.

Nhằm hạn chế thương vong và mau chóng kết thúc thế chiến. Người Mỹ đã quyết định dùng bom nguyên tử và Kyoto là mục tiêu đầu tiên. Nhưng giáo sư sử học Langdon Warner cùng bộ trưởng chiến tranh Robert Stimson kiên quyết phản đối vì:

-Cố đô Kyoto là một báu vật văn hoá của nhân loại!

Cho nên Hiroshima và Kokura được lựa chọn (trước khi Nagasaki chết thay do Kokura hôm đó trời nhiều mây). Kyoto thoát nạn và ngày tôi đến tham quan cũng thầm cám ơn giáo sư Warner, vì huỷ diệt cố đô nghìn năm của nước Nhật là một sai lầm không thể nào sửa chữa được.

Năm 1968, Tết Mậu Thân, chiến tranh chạm ngõ cố đô Huế. Hoa Kỳ tiếp tục ra lệnh:

-Đừng đánh bom hay pháo kích vào kinh thành!

Người Mỹ cũng không muốn biến di sản thế giới này thành đống gạch vụn. Nhưng khi chiến sự leo thang, họ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm, mà bom đạn thì không có mắt. Ngày đó Gia Long cho khởi công, Minh Mạng cho hoàn tất, 30 năm ròng rã xây dựng, cuối cùng tan tành trong vài tuần. Hơn 160 công trình của Imperial City chỉ còn lại 10 công trình chủ chốt, bao gồm điện Thái Hoà, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, một tổn thất quá lớn.

Thăng Long, Phú Xuân, Quy Nhơn rồi Gia Định, tất cả thủ phủ từng tồn tại trên nước Việt đều bị chiến tranh và con người huỷ hoại, nên bây giờ tính ra Việt Nam cũng không còn nhiều di tích để đời sau nhớ đến.

"Em là Huế hay Huế anh trong ấy

Hương Giang trôi hay làn tóc em anh

Thôi tiễn biệt rồi ngóng chờ trong Huế

Anh vẫn tìm em của những ngày xanh..."

Clip phục dựng kinh thành Huế bằng kỹ thuật số:

https://youtu.be/5frma3u1ikw

Từ khóa: 

lịch sử

Trong chiến tranh, cái đầu tiên người ta quan tâm là chiến thắng chứ ko phải là vấn đề battlefield có phải là di sản văn hóa hay ko.

Trong WW2, việc ném bom vào thành phố nào của Nhật thực ra cũng chẳng có gì quan trọng. Việc ném bom là để thử nghiệm sức mạnh thực tế của bom hạt nhân trên chiến trường đồng thời tạo áp lực ép Nhật đầu hàng vì việc tấn công trên bộ vào Nhật sẽ mang lại thương vong lớn cho quân ĐM. Nếu lúc đó quân Nhật chưa thất thế hoàn toàn trên chiến trường thì có lẽ Kyoto sẽ là mục tiêu đầu tiên bị quăng bom xuống vì nó sẽ tạo ra hiệu ứng lớn hơn nhiều.

Ở VN cũng vậy thôi, trong điều kiện đang bị thất thế thì ai quan tâm đến nó có phải là di sản hay ko, cứ đạt được mục tiêu về mặt quân sự thì làm thôi.

Trả lời

Trong chiến tranh, cái đầu tiên người ta quan tâm là chiến thắng chứ ko phải là vấn đề battlefield có phải là di sản văn hóa hay ko.

Trong WW2, việc ném bom vào thành phố nào của Nhật thực ra cũng chẳng có gì quan trọng. Việc ném bom là để thử nghiệm sức mạnh thực tế của bom hạt nhân trên chiến trường đồng thời tạo áp lực ép Nhật đầu hàng vì việc tấn công trên bộ vào Nhật sẽ mang lại thương vong lớn cho quân ĐM. Nếu lúc đó quân Nhật chưa thất thế hoàn toàn trên chiến trường thì có lẽ Kyoto sẽ là mục tiêu đầu tiên bị quăng bom xuống vì nó sẽ tạo ra hiệu ứng lớn hơn nhiều.

Ở VN cũng vậy thôi, trong điều kiện đang bị thất thế thì ai quan tâm đến nó có phải là di sản hay ko, cứ đạt được mục tiêu về mặt quân sự thì làm thôi.

Còn việc không phá hủy kinh thành Huế là vì Mỹ không có lý do làm vậy. Huế là vùng thuộc Mỹ quản lý nên việc hủy hoại một di tích mang tính lịch sử và có ảnh hưởng sâu sắc tới người dân thời bấy giờ là vô cùng bất hợp lý. Phải tới tận sự kiện Mậu Thân 1968 thì Mỹ mới không còn cách nào khác vì về mặt quân sự kinh thành Huế là một pháo đài vững chắc ngay giữa lòng thành phố. Không thể nói lỗi hay trách nhiệm của ai mà chỉ tiếc vì thời nó phải thế.

Lý do Mỹ ko thả bom nguyên tử ở Kyoto hay Tokyo 2 trung tâm chính của Nhật thời đó là vì vấn đề chính trị. Hai thành phố trên là hai nơi khả năng rất cao là Nhật Hoàng đang hoạt động. Mỹ mong muốn toàn nước Nhật đầu hàng để kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Nếu thả bom xuống mà vô tình giết luôn Nhật Hoàng thì nguy cơ toàn nước Nhật đứng lên chiến đấu tới cùng là rất cao (ai qua Nhật mà thử nói xấu Nhật Hoàng Hirohito là phát xít coi). Nên việc thả bom ở Hiroshima rồi Nagasaki coi như đòn cảnh cáo và tin nhắn gửi tới nội các Nhật rằng Mỹ chỉ muốn kết thúc chiến tranh chứ không phải hủy diệt nước Nhật. Đương nhiên thông điệp này bao rắn và coi như trả thù cho trận "Trân Châu Cảng".

Theo mình thứ còn lại sẽ là "tư tưởng" và "văn hoá". Đó là những thứ có thể tồn tại, lưu trữ, truyền lại cả ngàn năm.