Nhà Lý gốc Mân và một nửa dân số thời Lý là người Hán?

  1. Lịch sử

Tư Mã Quang đời Tống thuật lại một bức thư viết cho vua Lý, có đoạn: "Đại vương tiên thế bổn Mân nhân, văn kim Giao Chỉ công khanh quí nhân đa Mân nhân dã." (大王先世本閩人, 聞今交趾 公卿貴人多閩人也), nghĩa là "đại vương đời trước vốn là người đất Mân, nghe nói nay công khanh quí nhân ở Giao Chỉ đa phần là người đất Mân cả vậy". Sách Kỷ lược của Trịnh Tủng viết: "An Nam, cổ Giao châu dã... kì nhân thiểu thông văn mặc, Mân thương phụ hải bạc chí giả tất hậu ngộ chi. Nhân mệnh chi quan, tư dĩ quyết sự...Tương truyền, Lí thị chi tiên viết Công Uẩn giả, diệc bổn Mân nhân. Hựu kì địa thổ nhân cực thiểu, bán thị tỉnh dân." (安南, 古交州也. [...]其人少通文墨、閩商附海舶至 者必厚遇之. 因命之官, 資以决事. 相傳,李氏之先曰: 公藴者, 亦 本閩人. 又其地土人極少, 半是省民. ) An Nam là Giao châu thời xưa. Người xứ ấy ít thông hiểu văn chương chữ nghĩa, lái buôn từ đất Mân men theo đường bờ biển tới thường được hậu đãi. Nhân đó cho làm quan, hỏi han mà quyết mọi việc. Tương truyền, tổ của họ Lí là Công Uẩn cũng vốn là người đất Mân. Lại thêm đất ấy thổ nhân cực ít, nửa phần là dân tỉnh (Trung Quốc).

Vậy có lẽ nào nhà Lý cũng gốc Mân như nhà Trần? Và thời Lý người Hán chiến một nửa dân số nước Nam?

Từ khóa: 

lịch sử

Chuyện này cũng không lạ, vì nhà Trần và Hồ cũng từ bên Trung Hoa dời về. Nhà Trần nói tiếng Hán không cần phiên dịch.

Trả lời

Chuyện này cũng không lạ, vì nhà Trần và Hồ cũng từ bên Trung Hoa dời về. Nhà Trần nói tiếng Hán không cần phiên dịch.

Trước đời nhà Lý vẫn còn bị đô hộ bởi người Hán, cái chuyện gốc người Hán có gì lạ? Đến khi Lý Thường Kiệt giành độc lập, được nhà Tống công nhận đất nước độc lập, nếu mình ở thời đó, thì mình thấy tự hào vì k còn phải là đám người Hán tham lam kia.