Trang phục truyền thống của các Hoa Hậu khi đem đi thi quốc tế cần đảm bảo những tiêu chí gì?

  1. Văn hóa

Mấy nay đang rầm rộ các mẫu thiết kế trang phục truyền thống cho Á Hậu Hoàng Thuỳ đem đi thi Hoa Hậu Hoàn Vũ 2019. Không biết các bạn có ai thấy mẫu Bàn Thờ bá đạo ở hình dưới đây chưa. Đây là mẫu thiết kế được bàn tán xôn xao với lượt like share khủng bỏ xa các mẫu thiết kế còn lại.

Sáng tạo có thể là vô giới hạn nhưng tuỳ mục đích mà sáng tạo cũng cần trong một khuôn khổ nào đấy nhất định chứ nhỉ? Theo các bạn thì các bộ trang phục truyền thống này để đem đi trình diễn, đại diện cho bộ mặt đất nước ở các cuộc thi Hoa Hậu thì cần phải đảm bảo những tiêu chí gì? Có phải chỉ cần sáng tạo, đẹp mắt là được?

bantho
Từ khóa: 

trang phục truyền thống

,

hoa hậu

,

bộ mặt đất nước

,

văn hóa

Theo mình nên đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Có giá trị lịch sử truyền thống: Có tham khảo hoặc bám sát các hiện vật trang phục xưa. Người thiết kế có thể đến các bảo tàng để xem các mẫu áo xưa, nhất là trang phục của cung đình, quý tộc. Trang phục xưa có những đặc điểm kết cấu rất riêng (VD áo không bó sát, không raglan tay áo) nếu không đến xem xét kỹ thì khó có thể tạo ra các mẫu đúng tinh thần truyền thống

+. Tương thích với trang phục truyền thống các nước khác: Các nước khác thường làm rất tốt việc ứng dụng trang phục truyền thống. Thậm chí là đồ cách tân, cũng mang đậm chất truyền thống, bản sắc trang phục nước họ, không chỉ bởi kết cấu, cách mặc mà còn là hoa văn, phối màu. Nên tham khảo cách họ tái hiện trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Trang phục truyền thống Việt có nhiều điểm tương đồng với các nước Trung, Nhật, Hàn, chưa kể đây là những nước rất thành công trong việc giữu gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các nhà thiết kế cũng có thể tham khảo những nước này và bí quyết cách tân của họ.

Trả lời

Theo mình nên đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Có giá trị lịch sử truyền thống: Có tham khảo hoặc bám sát các hiện vật trang phục xưa. Người thiết kế có thể đến các bảo tàng để xem các mẫu áo xưa, nhất là trang phục của cung đình, quý tộc. Trang phục xưa có những đặc điểm kết cấu rất riêng (VD áo không bó sát, không raglan tay áo) nếu không đến xem xét kỹ thì khó có thể tạo ra các mẫu đúng tinh thần truyền thống

+. Tương thích với trang phục truyền thống các nước khác: Các nước khác thường làm rất tốt việc ứng dụng trang phục truyền thống. Thậm chí là đồ cách tân, cũng mang đậm chất truyền thống, bản sắc trang phục nước họ, không chỉ bởi kết cấu, cách mặc mà còn là hoa văn, phối màu. Nên tham khảo cách họ tái hiện trang phục truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Trang phục truyền thống Việt có nhiều điểm tương đồng với các nước Trung, Nhật, Hàn, chưa kể đây là những nước rất thành công trong việc giữu gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các nhà thiết kế cũng có thể tham khảo những nước này và bí quyết cách tân của họ.

Theo như mình nghe được thì

-Quốc phục là một trang phục mang tinh thần giải trí cao, độc đáo, mới lạ, nhưng vẫn chứa đựng tinh thần văn hóa riêng của quốc gia.

-Còn trang phục dân tộc là những thiết kế mang tính chất văn hóa quốc gia, thuần chất dân tộc như áo dài Việt Nam

- Ở Quốc phục, nó đòi hỏi một sự phá cách nhất định, nhưng phải độc đáo, lạ mắt, thậm chí có chút kỳ quái và lạ lẫm chút. Ví dụ trang phục bánh mì cuả Hoa hậu H’Hen Niê

- Mình nghĩ là quốc phục đa số là sự phá cách, khác biệt. Nhưng trang phục bàn thờ kia minh thấy sao sao ấy 😅😅😅

Mình có kinh nghiệm về Ấn Độ và Thái Lan là hai quốc gia luôn giành nhiều giải thưởng trang phục dân tộc đẹp nhất tại các cuộc thi hoa hậu thế giới. Trang phục truyền thống của họ đẹp không thua kém áo dài Việt Nam. Thiết kế trang phục dân tộc đem đi dự thi của họ luôn làm được điều mà bất kì một người yêu dân tộc nào cũng đều cảm thấy đẹp, tự hào, thậm chí đẹp hơn cả trang phục truyền thống của họ (tính sáng tạo, văn hóa, gu thẩm mỹ là đòi hỏi trong một thiết kế trang phục đem đi dự thi trang phục dân tộc đẹp nhất của hoa hậu)