Nhà kinh doanh thường bị ám ảnh bởi câu châm ngôn: "Thương trường là chiến trường". Theo đó, sẽ luôn có người thắng kẻ bại, bởi ta chỉ thành công chưa đủ, phải làm sao cho kẻ khác thất bại.
Thế nhưng nhà tài phiệt ngân hàng đầu thế kỷ XX, Bernard Baruch lại khuyên mọi người: "không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình toả sáng". Kinh doanh là hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh thị trường, nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc chia phần chiếc bánh đó. Nó không chỉ đơn thuần là chiến trường, nó là một cuộc chơi. Với tư cách là người chơi – sẽ chơi như thế nào và chơi với tâm thế ra sao? Mỗi lựa chọn của bạn sẽ dẫn đến những kết quả xác định, vì vậy bạn phải tỉnh táo, đầy mưu lược và phải có tầm nhìn xa trông rộng.
Cuốn sách Trí tuệ kinh doanh và lý thuyết trò chơi giới thiệu gần 100 chiến lược áp dụng lý thuyết trò chơi nhằm giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trước mỗi lựa chọn trong kinh doanh và trong cuộc sống.
Bài học 1: Chiến lược "Đại dương xanh" trong kinh doanh
Chiến lược "Đai dương xanh" là một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác. Có thể dễ nhận thấy Chiến lược Đại dương xanh có những đặc điểm sau:
1. Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
2. Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết.
3. Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
4. Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.
5. Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp..