Triều đại Tây Sơn làm tốt việc ngoại giao, đặc biệt với nhà Thanh

  1. Lịch sử

Ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung vội trở lại Phú Xuân để đề phòng Nguyễn Ánh, trao lại binh quyền cho Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm.

Một mặt lo chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua Quang Trung rất quan tâm tới việc xây dựng đất nước. Vua khuyến khích người hiền tài ra giúp nước, phân phối đất đai cho những người nông dân nghèo, thúc đẩy thủ công nghiệp từng bị cấm trước kia, cho phép tự do tôn giáo, mở cửa Việt Nam với ngoại thương quốc tế và bỏ chữ Hán như là chữ viết chính thức. Chọn chữ viết chính thức của các khu vực Nguyễn Huệ cai trị là chữ Nôm.

Sau chiến thắng quân Thanh, Quang Trung quyết định dựng nghiệp lớn, việc đầu tiên là thành lập một kinh đô. Ông chọn đất Nghệ An để lập Trung Đô, tức Phượng Hoàng Trung Đô. Hoàng Xuân Hãn viết: “Có thể tin chắc rằng Phượng Hoàng trung đô ở khoảng giữa núi Mèo (núi Kỳ Lân) và núi Quyết. Địa thế thành rất dễ giữ. Phía trước có sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết, đều là hào và thành thiên nhiên. Ở giữa thành, còn dấu thành trong, và nền nhà. Nhất là có nền cao ba bậc ở phần bắc, mà ngày sau, đời Nguyễn dùng làm nền xã tắc. Chắc đó là chỗ Quang Trung ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An."

Về ngoại giao, ngay từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với nhà Thanh. Vua Thanh Càn Long đã cho sứ giả vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh.

Việc nhà Thanh công nhận nhà Tây Sơn khiến Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống) phải uất hận chết ở Trung Quốc cuối năm 1792.

Từ khóa: 

tranh biện sử việt

,

thành tựu thời tây sơn

,

lịch sử

Bài viết chưa nêu rõ và phân tích nhiều về thành tựu ngoại giao của nhà Tây Sơn lắm trong quan hệ với lâm bang, đặc biệt ở đây là nhà Thanh. Quá trình ngoại giao, quan điểm của 2 bên cũng như phân tích và dẫn chứng. Nếu bạn có thể bổ sung thì hay quá đây là 1 đề tài rất rất hay

Trả lời

Bài viết chưa nêu rõ và phân tích nhiều về thành tựu ngoại giao của nhà Tây Sơn lắm trong quan hệ với lâm bang, đặc biệt ở đây là nhà Thanh. Quá trình ngoại giao, quan điểm của 2 bên cũng như phân tích và dẫn chứng. Nếu bạn có thể bổ sung thì hay quá đây là 1 đề tài rất rất hay

Mình cũng hơi thắc mắc khi bạn Khánh Ly nào đó đánh giá bài này rất hay đấy nhỉ : thông tin thì sơ sài, nhiều chỗ chả liên quan j đến kèo ngoại dao, nhất cái cái kèo chữ nôm thì có tác dụng j, chắc là sói mòn quan hệ vs nhà Thành và team nho sĩ nhà Lê hử ? Bài viết đi theo hướng lan lan, lặt nhặt cho có từ đối nội đến đối ngoại các kiểu vừa lạc đề vừa sai ý.... Có vẻ tiêu chuẩn đánh giá của vài bạn hơi dễ dãi quá. Còn chi tiết Giả Vương đến nay vẫn còn kha khá tranh cãi xem đây là Giả Vương hay Thực Vương, vì để mà nhận diện ông sang này là vua hay thần thì cái triều đình nhà Thanh quá dư người để làm rồi chứ không thể bị qua mặt dễ dàng như các mà mấy ông bồi bút Tây Sơn thêu dệt lên được