Trình bày diễn biến chống chiến tranh phá hoại lần một và hai của Mỹ?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

Diễn biến chiến tranh phá hoại lần 1 của Mỹ

Sau khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và tiến hành các hoạt động khiêu khích, đánh phá một số vùng ven biển miền Bắc VN, ngày 7.2.1965 lấy cớ "trả đũa việc Quân Giải phóng miền Nam VN tiến công căn cứ Mỹ ở Pleiku", Mỹ chính thức phát động chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN.
Mở đầu là chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965), đánh phá các mục tiêu quân sự và khu dân cư ở Vĩnh Linh, Quảng Bình; từ ngày 2.3.1965, mở chiến dịch Sấm rền (2.3.1965-31.10.1968) từng bước leo thang chiến tranh, mở rộng quy mô dùng không quân đánh phá miền Bắc bằng nhiều loại máy bay hiện đại, kể cả B-52 (từ 4.1966).
Trong 4 năm (1965-68), không quân Mỹ đã tiến hành hơn 190.000 trận, ném hơn 700.000t bom vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, cơ sở kinh tế và khu dân cư.
Cùng với việc sử dụng không quân, từ tháng 10.1966, Mỹ cũng huy động lực lượng lớn hải quân đánh phá các mục tiêu ven biển và ngăn chặn tuyến vận chuyển tiếp tế trên biển từ miền Bắc vào miền Nam (xem chiến dịch Rồng biển, tháng 10.1966-10.1968).
Quân và dân  miền Bắc xây dựng và phát triển lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân, tổ chức phòng tránh và đánh trả có hiệu quả, bắn rơi 3.243 máy bay (có 6 B-52 va 3 F-111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ.
Bị thất bại trên cả hai miền Nam, Bắc VN, từ 31.3.1968 Mỹ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 1.11.1968, tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.
Diễn biến chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ

Ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Ních – xơn ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá một số tỉnh thành như Nghệ An, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình… 

Đến ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních- xơn chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc nước ta với tên gọi “Chiến dịch Linebacker 2”.

Trong đêm 18 đến rạng sáng 19/12, Mỹ huy động gần 90 chiếc B52 ném 3 đợt bom xuống thủ đô Hà Nội. Tổng cộng, Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội, làm 300 người chết. Quân dân Việt Nam vẫn kiên cường chiến đấu, bắn rơi 6 máy bay của Mỹ, trong đó có 2 máy bay B52.

Tối ngày 20/12, tại Trận địa Vân Hồ, những chiến sĩ Đại đội tự vệ 3 đã bắn rơi 1 máy bay F111 của địch. Cùng ngày, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, bắn rơi 7 chiếc B52 chỉ với 35 quả đạn.

Đến rạng sáng ngày 21/12, chỉ trong vòng 9 phút, các tiểu đoàn 57,77,79 của ta đã bắn rơi 4 chiếc B52 với 6 quả đạn, trong đó có 3 chiếc rơi tại chỗ.Ngày 24/12, ta bắn rơi 5 máy bay. Trong đó, bắn rơi “Siêu pháo đài bay B52”. Đây là chiến công đầu của quân và dân Thái Nguyên.

Trận đấu then chốt diễn ra vào ngày 26/12. Lúc 22 giờ 05 phút đến 23 giờ 20 phút, địch sử dụng 105 lần chiếc máy bay B52 và 110 lần máy bay chiến thuật, đánh ồ ạt và liên tục từ nhiều hướng, tập trung một đợt vào nhiều mục tiêu ở 3 khu vực Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên.

Lực lượng phòng không ba thứ quân của ta đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B52 và 10 máy bay chiến thuật khác. Trong trận chiến này, lần đầu tiên Quân khu Việt Bắc bắn rơi 1 chiếc B52 chỉ bằng pháp cao xạ 100mm. Chiến thắng này đã làm suy sụp tinh thần và ý chí của người cần quyền và giặc lái Mỹ.

22 giờ 20 phút ngày 27/12/1972, phi công máy bay Mig 21 được lệnh cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái, vượt qua hàng rào bảo vệ B52 của địch, tiến về hướng đội hình B52 của địch, bắn rơi chiếc B52 thứ 2 đội hình 3 chiếc của địch. Ngày 19/12/1972, trận đánh thắng lợi 12 ngày đêm kết thúc.

Trả lời

Diễn biến chiến tranh phá hoại lần 1 của Mỹ

Sau khi gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) và tiến hành các hoạt động khiêu khích, đánh phá một số vùng ven biển miền Bắc VN, ngày 7.2.1965 lấy cớ "trả đũa việc Quân Giải phóng miền Nam VN tiến công căn cứ Mỹ ở Pleiku", Mỹ chính thức phát động chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc VN.
Mở đầu là chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965), đánh phá các mục tiêu quân sự và khu dân cư ở Vĩnh Linh, Quảng Bình; từ ngày 2.3.1965, mở chiến dịch Sấm rền (2.3.1965-31.10.1968) từng bước leo thang chiến tranh, mở rộng quy mô dùng không quân đánh phá miền Bắc bằng nhiều loại máy bay hiện đại, kể cả B-52 (từ 4.1966).
Trong 4 năm (1965-68), không quân Mỹ đã tiến hành hơn 190.000 trận, ném hơn 700.000t bom vào các mục tiêu quân sự, đầu mối giao thông, cơ sở kinh tế và khu dân cư.
Cùng với việc sử dụng không quân, từ tháng 10.1966, Mỹ cũng huy động lực lượng lớn hải quân đánh phá các mục tiêu ven biển và ngăn chặn tuyến vận chuyển tiếp tế trên biển từ miền Bắc vào miền Nam (xem chiến dịch Rồng biển, tháng 10.1966-10.1968).
Quân và dân  miền Bắc xây dựng và phát triển lực lượng phòng không, phòng thủ bờ biển của ba thứ quân, tổ chức phòng tránh và đánh trả có hiệu quả, bắn rơi 3.243 máy bay (có 6 B-52 va 3 F-111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ.
Bị thất bại trên cả hai miền Nam, Bắc VN, từ 31.3.1968 Mỹ buộc phải thực hiện ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào; ngày 1.11.1968, tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc.
Diễn biến chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ

Ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Ních – xơn ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá một số tỉnh thành như Nghệ An, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình… 

Đến ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ Ních- xơn chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc nước ta với tên gọi “Chiến dịch Linebacker 2”.

Trong đêm 18 đến rạng sáng 19/12, Mỹ huy động gần 90 chiếc B52 ném 3 đợt bom xuống thủ đô Hà Nội. Tổng cộng, Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nội, làm 300 người chết. Quân dân Việt Nam vẫn kiên cường chiến đấu, bắn rơi 6 máy bay của Mỹ, trong đó có 2 máy bay B52.

Tối ngày 20/12, tại Trận địa Vân Hồ, những chiến sĩ Đại đội tự vệ 3 đã bắn rơi 1 máy bay F111 của địch. Cùng ngày, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, bắn rơi 7 chiếc B52 chỉ với 35 quả đạn.

Đến rạng sáng ngày 21/12, chỉ trong vòng 9 phút, các tiểu đoàn 57,77,79 của ta đã bắn rơi 4 chiếc B52 với 6 quả đạn, trong đó có 3 chiếc rơi tại chỗ.Ngày 24/12, ta bắn rơi 5 máy bay. Trong đó, bắn rơi “Siêu pháo đài bay B52”. Đây là chiến công đầu của quân và dân Thái Nguyên.

Trận đấu then chốt diễn ra vào ngày 26/12. Lúc 22 giờ 05 phút đến 23 giờ 20 phút, địch sử dụng 105 lần chiếc máy bay B52 và 110 lần máy bay chiến thuật, đánh ồ ạt và liên tục từ nhiều hướng, tập trung một đợt vào nhiều mục tiêu ở 3 khu vực Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên.

Lực lượng phòng không ba thứ quân của ta đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B52 và 10 máy bay chiến thuật khác. Trong trận chiến này, lần đầu tiên Quân khu Việt Bắc bắn rơi 1 chiếc B52 chỉ bằng pháp cao xạ 100mm. Chiến thắng này đã làm suy sụp tinh thần và ý chí của người cần quyền và giặc lái Mỹ.

22 giờ 20 phút ngày 27/12/1972, phi công máy bay Mig 21 được lệnh cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái, vượt qua hàng rào bảo vệ B52 của địch, tiến về hướng đội hình B52 của địch, bắn rơi chiếc B52 thứ 2 đội hình 3 chiếc của địch. Ngày 19/12/1972, trận đánh thắng lợi 12 ngày đêm kết thúc.