Trình bày những hiểu biết về sân khấu trong sự kiện. Nêu ví dụ minh họa.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

MỞ ĐẦU Có mặt từ rất lâu và trở thành một phần cốt lõi không thể thiếu trong xã hội, tổ chức sự kiện được diễn ra ở khắp các nơi, đang ngày càng trở nên phổ biến và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt cuộc sống. Có thể mỗi người chúng ta đã trải qua rất nhiều sự kiện mà thường không để ý, từ những sự kiện đơn giản như các buổi kỉ niệm trường, lớp, khai giảng, khai trương... cho tới các sự kiến lớn của đất nước, quốc gia, những dịp kỉ niệm ngày lễ lớn, đón tiếp ngoại giao nước ngoài... Mỗi sự kiện tổ chức lại có cách thức khác nhau, vai trò của tổ chức sự kiện cũng khác nhau và nó mang tới những giá trị cũng như ý nghĩa đặc biệt riêng. Sự thành công của một sự kiện phụ thuộc một phần vô cùng lớn vào việc bố trí và thiết kế sân khấu. Và dưới đây là những nét cơ bản về sân khấu trong sự kiện. PHẦN NỘI DUNG I. Khái niệm, vai trò và phân loại 1. Các khái niệm liên quan 1.1. Khái niệm sân khấu Có không ít định nghĩa về sân khấu, dưới đây là những định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất. Sân khấu là một nhánh của nghệ thuật trình diễn, một số loại trình diễn được xem là sân khấu như những buổi biểu diễn trực tiếp mang tính kịch, tạo sự ảo tưởng cho khán giả. Sân khấu đã xuất hiện từ rất lâu, như một sự phát triển của quá trình kể chuyện, truyền đạt thông tin. Lại có định nghĩa cho rằng sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao chứa cả văn học, hội họa, múa, điện ảnh, điêu khắc nghệ thuật biểu diễn của các diễn viên và có sự tham gia của khán giả, đem đến những giá trị về cuộc sống và nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả. Theo từ điển Việt Nam, sân khấu là nơi biểu diễn, trình bày tiết mục nghệ thuật. 1.2. Khái niệm sự kiện Cho đến nay, “sự kiện” vẫn là một khái niệm có nhiều quan niệm khác nhau, đôi khi là trái chiều. Có người hiểu sự kiện theo nghĩa chỉ có những hoạt động mang tính xã hội cao, quy mô lớn, có những ý nghĩa nhất định trong đời sống kinh tế xã hội mới được xem là sự kiện. Có người lại hiểu sự kiện theo nghĩa rộng hơn, có nghĩa là ngoài cách hiểu nói trên, sự kiện còn bao hàm cả những hoạt động theo ý nghĩa cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng hẹp trong đời sống hàng ngày như tang ma, cưới hỏi, sinh nhật, tiệc mời,... Cũng có những ý kiến cho rằng, sự kiện chủ yếu là các hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại, tiếp thị của doanh nghiệp như hội thảo, hội nghị, khai trương, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm,... Các học giả trong nước chưa nghiên cứu nhiều về sự kiện, song có thể kể đến quan niệm của Lương Hồng Quang (2009) cho rằng: “Sự kiện được dùng để mô tả các nghi lễ, các buổi giới thiệu, trình diễn, hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những cột mốc của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng với các mục đích chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa hoặc mục đích hợp tác.” Từ định nghĩa của một số học giả nước ngoài, có thể mở rộng ra như sau: Sự kiện là sự phối kết hợp giữa các quy tắc về quản trị, thời gian, nhân sự (người tổ chức), người tham dự và địa điểm. Sự kiện là các hoạt động có chủ đích, xảy ra tại một địa điểm và một thời gian nhất định, nhằm truyền tải thông điệp và nội dung của chương trình đó đến các đối tượng tham gia 1.3. Khái niệm sân khấu trong sự kiện Sân khấu là yếu tố trung tâm của không gian sự kiện. Trong lĩnh vực sự kiện, từ “sân khấu” có thể chỉ một khu vực dàn dựng nói chung mà không nhất thiết chỉ dành cho một sân khấu được xây dựng với mục đích nhất định. Sự kiện trong nhà, sân khấu có thể đã sẵn có, chẳng hạn, bục danh dự, sân khấu di động, thậm chí một không gian nằm giữa hội trường (diễn thuyết/ khiêu vũ). Sân khấu sự kiện rất hiếm khi giống một sân khấu kịch hoàn thiện với một vòm sân khấu và thính phòng. Trong nhiều trường hợp, sân khấu bao gồm cả khu vực tổ chức sự kiện, có thể là phía sau một chiếc xe tải hay một sà lan ở bến cảng. 2. Phân loại Điều quan trọng nhất đối với thiết kế sân khấu mấu chốt ở việc sân khấu có đáp ứng đúng mục đích tiếp cận khán giả hay không. Theo tiêu chí này sân khấu được chia làm 3 loại: • Sân khấu thấp hơn khán giả, loại sân khấu này thường dùng cho những chương trình nhạc kịch, hòa nhạc, thính phòng… chủ yếu khán giả chỉ cần nhìn từ xa và thưởng thức âm nhạc hoặc nhạc kịch, không cần có sự giao lưu tương tác cao giữa khán giả và nghệ sỹ trên sân khấu. thường thì loại sân khấu này thấp hơn so với chỗ ngồi khán giả, vì vậy vị trí ghế ngồi xa sân khấu nhất sẽ cao nhất , sân khấu này phải có độ rộng đủ để người ngồi phái xa có thể thấy được nghệ sỹ đang biểu diễn. • Sân khấu ngang bằng với khán giả, trong loại này sân khấu thường được thiết kê cho những cuộc hội thảo, talk show,… trong những chương trình này, sân khấu không cần quá rộng nhưng có độ cao ngang tầm khán giả, có thể cao hơn tùy theo nội dung chương trình. • Sân khấu có khán giả bao quanh, với loại sân khấu này tận dụng tối đa thiết kế để giao lưu với khán giả. Sàn sân khấu sẽ được thiết kế hình thù khác nhau nhưng có thể để khán giả giao lưu nhiều nhất với nghệ sỹ trên sân khấu. Nhưng loại sân khấu này phải được thiết kế để những vị khách quá khích không thể tràn lên trên được. Vì vậy thường được thiết kế cao ngang tầm vai của khan giả. Trong loại sân khấu này có một loại đặc biệt chính là sân khấu biểu diễn thời trang, cũng có rất nhiều khán giả bao quanh và thường được thiết kế dạng chữ T để đạt hiểu quả cao nhất, tuy nhiên sân khấu đôi khi cũng không quá cao so vơi khán giả, do đối tượng tham gia có những đặc điểm riêng, mà sẽ không tràn lên sân khấu hay có biểu hiện quá khích như sân khấu ca nhạc. 3. Vai trò của sân khấu trong sự kiện Sân khấu là nơi diễn ra các hoạt động chính của sự kiện, do vậy nó được coi là trung tâm của sự kiện. Tại một sự kiện dù lớn hay nhỏ, sân khấu vẫn là nơi giữ vai trò nhất. Đó chính là nơi diễn ra các hoạt động chính của sự kiện, là nơi thu hút toàn bộ ánh mắt của người tham dự. Một buổi sự kiện tổ chức thành công hay không thì điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên, nếu như thiết kế sân khấu sự kiện của bạn một cách ấn tượng, đẹp mắt thì có lẽ bạn đã tổ chức thành công được 30% sự kiện. II. Sân khấu trong sự kiện 1. Vị trí, kích thước, hình dạng • Vị trí: Sân khấu phải có vị trí đẹp, có thể thi công, trang trí backdrop, thi công màn hình led hoặc màn hình chiếu lớn trong phòng sao cho mọi người dù xa hay gần đều có thể theo dõi mọi hoạt động xảy ra trên sân khấu hay khán giả bằng truyền hình trực tiếp. • Kích thước sân khấu: Sân khấu cao thấp rộng hay hẹp là còn tùy vào khu vực tổ chức, số lượng người tham gia cũng như tính chất chương trình. - Chiều cao: Chiều cao của sân khấu sẽ phụ thuộc vào loại hình của sự kiện được tổ chức cũng như không gian sự kiện để người quản lý chính của sự kiện đưa ra quyết định về chiều cao của sân khấu. Điển hình như những sự kiện tổ chức trong nhà, thông thường chiều cao của trần là 3m thì sân khấu nên để cách 30 – 40cm là vừa đẹp. Chiều cao của sân khấu phụ thuộc vào chiều cao của trần nhà. Trần nhà sẽ tạo sự khác biệt trong sự tính toán trang trí sân khấu và các thiết bị âm thanh, ánh sáng. Chẳng hạn trần nhà cao tối thiểu cho phòng có đặt màn chiếu khoảng 9m. Phải tính toán thật kỹ trong việc bố trí sân khấu, ánh sáng và nhà cung cấp các dịch vụ để có được một bố cục hợp lý nhất dựa trên yêu cầu phải đạt được. Chiều cao sân khấu còn bị chi phối bởi kiểu loại và cách set-up bàn ghế ngồi trong phòng. Đối với những sự kiện ngoài trời như các lễ hội, các show ca nhạc thì cần tạo được một tầm nhìn rộng nên thường sẽ cao từ 1m2 – 2m. Theo những thiết kế sân khấu mới hiện nay, đội thi công sẽ để sân khấu cao từ 30cm – 60cm để khi cần thiết thì việc tăng giảm chiều cao sẽ tương đối dễ dàng. Tùy theo khu vực và địa điểm tổ chức mà chiều cao sân khấu giới hạn ra sao. Tổ chức sự kiện ngoài trời thì người thiết kế có thể không bị giới hạn về chiều cao sân khấu tuy nhiên nó lại gặp phải một vấn đề đó là gặp khó khăn trong vấn đề thiết kế dàn âm thanh ánh sáng cũng như bảo quản do lo sợ thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến chương trình của bạn. - Chiều rộng: Chiều rộng của sân khấu thì phụ thuộc vào các hoạt động diễn ra trên sân khấu. Bạn cần ước tính được số lượng các diễn viên cũng như mức độ tính chất của các tiết mục có trên sân khấu để ước lượng được lượng người tối đa có mặt trên sân khấu. Nếu là thiết kế sân khấu cho một buổi biểu diễn ca nhạc thì bạn cần cân nhắc xem nhạc công thì nên đặt ở vị trí nào diễn viên thì nên đứng ở vị trí nào và MC đứng đâu? Khi bạn trả lời được tất cả những câu hỏi đó thì bố cụ sân khấu của bạn mới được hoàn chỉnh nhất. • Hình dạng: Đối với các sự kiện tổ chức thì không phải sân khấu nào cũng được thiết kế có hình vuông. Hiện nay, sân khấu có thể là là hình bán nguyệt, hình tròn hay một hình nào đó theo kiểu sáng tạo sẽ phù hợp hơn với tính chất của từng sự kiện cụ thể. • Kích thước khoảng trống quanh sân khấu: Sân khấu là nơi biểu diễn những tiết mục văn nghệ đặc sắc hoặc bạn có thể nhìn thấy những đại biểu đứng bên bục phát biểu thể hiện ý kiến của mình. Do đó kích thước khoảng trống cần vừa đủ để người bên dưới có tầm nhìn đầy đủ: Hai bên sân khấu có không gian mỗi bên 4m để đặt giá đèn chiếu, các ca bin thay nhanh trang phục. Phía sau cần có đường dẫn cho nhân viên tổ chức qua lại. Đường này có chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 1,2m. Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo các cách trang trí hội trường khoa học khác bạn có thể tham khảo • Kích thước của cánh gà: Đây là nơi mà bộ phận hậu cần hoạt động nhiều, do đó diện tích hay kích thước tương đương sân khấu chính, chiều cao cũng bằng chiều cao miệng sân khấu cộng thêm 2,4m, đủ để lùi các bài trí phông cảnh từ sân khấu chính ra phía sau không có kết cấu cố định ngăn cản. 2. Cấu tạo sân khấu Sơ đồ sân khấu trong một sự kiện 2.1. Backdrop Backdrop là yếu tố bắt buộc cần có trong mỗi sân khấu. Trên backdrop cần thể hiện các thông tin liên qua như: tên sự kiện, logo, tên đơn vị tổ chức, địa điểm , ngày tháng tổ chức, các hình ảnh minh họa kèm theo. Hiện nay có 3 loại backdrop: vuông, chữ nhật và tiểu cảnh. • Kích thước backdrop có những loại cơ bản sau: - Kích thước backdrop sân khấu chuẩn 4x2.5 - Kích thước backdrop theo sân khấu - Kích thước backdrop theo yêu cầu • Về chất liệu của backdrop: - Backdrop in trên hiflex: Thông thường chúng ta biết đến backdrop sử dụng trong các sự kiện là bạt hiflex, căng trên khung sắt. Đây là loại backdrop đơn giản nhất và chi phí cũng rẻ nhất. Chỉ việc thiết kế và in ra, sau đó bắn vít vào khung sắt và căng lên, dựng ở phía trên sân khấu. Backdrop này hình thức đẹp hay xấu chủ yếu dựa vào thiết kế của đơn vị tổ chức. In trên hiflex cũng có 2 hình thức in thuận và in ngược trên mặt bạt. + Ưu điểm: dễ thi công, nhanh chóng, rẻ tiền. + Nhược điểm: khó sáng tạo vì vật liệu phổ thông, dễ bị rách nếu khung sắt yếu và đặt ngoài trời có gió lớn. - Backdrop in trên PP: Backdrop in trên loại vật liệu này thì đẹp hơn về mặt hình thức vì chất liệu PP khá mịn và đẹp. Tương tự như in trên hiflex, chỉ cần xuất file thiết kế, đơn vị thi công sẽ in và dựng trên khung sắt. Backdrop dạng này ít được sử dụng hơn vì chi phí khá cao, bên cạnh đó là mặt hiệu quả về hình ảnh cũng không khác biệt nhiều so với hiflex nếu nhìn từ xa. + Ưu điểm: hình ảnh in trên PP đẹp, mịn và backdrop bền hơn, khó bị rách nếu trong điều kiện có gió (với PP dày) + Nhược điểm: đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với backdrop hiflex thông thường. - Backdrop bằng màn hình LED: Sử dụng backdrop này giúp cho người tổ chức và lên nội dung cho chương trình thỏa sức sáng tạo. Màn hình LED có thể thay đổi hình ảnh theo ý muốn, thường sử dụng trong các sự kiện biểu diễn hoặc có yếu tố sáng tạo. Trong các event thông thường, màn hình LED không được lựa chọn vì giá cao và khó bảo quản. + Ưu điểm: hiệu ứng đẹp, độc đáo nếu biết cách thiết kế chương trình. + Nhược điểm: chi phí cao, khó bảo quản. - Backdrop là màn chiếu: Backdrop bằng màn chiếu được sử dụng trong các sự kiện cần chiếu các đoạn phim làm chi tiết "đinh" trong chương trình. Ví dụ quá trình thành lập của một công ty trong buổi tổng kết của công ty ấy và cần mọi người tập trung chú ý. Sử dụng backdrop này cần máy chiếu công suất lớn và màn chiếu cực rộng mà không phải đơn vị cung cấp nào cũng đáp ứng được. + Ưu điểm: mới lạ, thu hút, dễ set up + Nhược điểm: khó tìm kiếm đơn vị đáp ứng được yêu cầu về màn chiếu lớn và máy chiếu độ phân giải cao và đẹp. - Backdrop chất liệu mica: Backdrop chất liệu mica cũng không quá đắt tiền, nhưng khó khăn trong việc thi công và bảo quản, vận chuyển. Bên cạnh đó, với chất liệu này, bạn cần có những thiết kế đơn giản và ân tượng kết hợp cùng đèn led để làm nổi bật vì mica không cho phép bạn in lên như hiflex hay PP, nên những điều muốn thể hiện trong chương trình bạn cần phải gửi đến khách mời qua cách khác nếu muốn có một backdrop đơn giản và ấn tượng. + Ưu điểm: đẹp, ấn tượng, chi phí không cao. + Nhược điểm: khó bảo quản, vận chuyển, khó thiết kế. - Backdrop bằng vải, giấy hoặc các vật liệu khác: Các loại backdrop kiểu này thường rất rẻ tiền nhưng đem lại sự mới mẻ, độc đáo về mặt hình ảnh cho sự kiện. Tuy nhiên, để sử dụng được các loại vật liệu này, cần phải có sự kết hợp khéo léo và sự phù hợp trong không gian sự kiện. Backdrop từ các vật liệu này phù hợp với các sự kiện nghệ thuật và mang tính thẩm mỹ cao. + Ưu điểm: rẻ tiền, dễ thực hiện, dễ vận chuyển bảo quản. + Nhược điểm: đòi hỏi tính sáng tạo và khéo léo để kết hợp. 2.2. Bục sân khấu (bục phát biểu) Bục phát biểu thường được thiết kế bằng chất liệu và các khuôn mẫu khá truyền thống như bằng gỗ, có chạm khắc các họa tiết đơn giản, nhưng tinh tế và hình thức đơn giản trang trọng. Tuy nhiên, trong xu hướng thiết kế nội thất hội trường hiện đại, các dòng nội thất trong hội trường nói chung và bục phát biểu nói riêng, đã có những cải tiến mạnh mẽ và mới mẻ về mặt hình thức lẫn chức năng và thẩm mỹ. Ngoài các loại bục phát biểu truyền thống bằng gỗ, có dán hoặc chạm hoa văn, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm mang tính đương đại và phá cách hơn như bục phát biển bằng gỗ kết hợp với kim loại hoặc kính. Màu sắc của bục cũng có thể thay đổi, phù hợp với môi trường không gian. Về cách bố trí bục phát biểu trên sân khấu hội trường, có hai cách chính để chúng ta có thể trang trí sân khấu đẹp hơn. Đó là cách đặt bục phát biểu ở vị trí trung tâm sân khấu, và đặt ở phía góc tay phải của hội trường với một tỉ lệ hợp lý, để không bị che khuất tầm nhìn. Trong hai cách, thì đặt bục phát biểu ở góc phải sân khấu là một kĩ thuật truyền thống, được sử dụng khá phổ biến. 2.3. Hệ thống ánh sáng cho sân khấu Thiết kế hệ thống ánh sáng phục vụ biểu diễn là một trong những hạng mục quan trọng để chương trình sự kiện được thành công mỹ mãn. Để lắp đặt hệ thống ánh sáng sân khấu, người tổ chức sự kiện phải định hình kích thước, hình dáng và chiều cao của từng loại. Phổ biến nhất là sân khấu biểu diễn hình chữ nhật có thêm một vài bục lên xuống để tiện cho việc đi lại và giao lưu với người xem. Sân khấu đó cũng phải phù hợp với kích thước của gian phòng hay khoảng không ngoài trời, để đảm bảo số lượng người xem đạt được là tối đa. Thông thường các kỹ thuật viên ánh sáng phải nắm được những vị trí có thể treo đèn được. Nếu ở trong hội trường, nhà hát bạn phải tìm hiểu trước về những vị trí có thể treo đèn. Nếu sân khấu ở ngoài trời, nhất định bạn phải có một giàn khung để treo đèn. Giàn khung (truss) ở nước ngoài được làm bằng nhôm dural nhưng ở Việt Nam vì lý do kinh tế, thường làm bằng ống sắt hàn lại. Sau đây là một vài cách treo giàn đèn: • Các loại đèn hay dùng cho sân khấu - Đèn follow: Loại đèn chiếu tập trung ánh sáng trắng, có hình tròn, thường dùng để chiếu vào tâm điểm nào đó trên sân khấu ví dụ khi VIP đi lên, chiếu vào logo cty trên sân khấu... - Đèn scanner (đèn quét): Là loại đèn có ánh sáng cực mạnh, có rất nhiều chức năng sửa luồng sáng của bóng đèn như : Color (màu), Gobo (chắn sáng thành hình, bông hoa v.v), Iris (thu hoặc mở lớn bằng chắn sáng), nhân lên nhiều hình bằng lăng kính, Zoom, quay ngang quay dọc. Scanner thì tạo ra AS đẹp, chính xác nhưng cồng kềnh nên chỉ sử dụng cho những sân khấu cố định, thường treo lên cao. - Đèn moving head (đèn có đầu cử động): tương tự scanner, nhưng Scanner do quét ngang và dọc bằng phản chiếu AS qua 1 tấm kính phản chiếu (mirror) nên chuyển động của ánh sáng rất nhanh, chính xác. Trái lại, moving head nặng nên chuyển động chậm chạp hơn nhiều, đổi lại góc quét ngang, dọc của scanner bị giới hạn hơn moving head nhiều. Movie head dùng cho những sân khấu cơ động, thường đặt dưới sàn chiếu ngược lên. Ngoài ra nó hay được thiết kế trong Bar, vũ trường vì khi chuyển động, nó tạo ra những cảnh vui mắt hơn vì góc quay rộng. - Đèn Strobe light: Tạo ra ánh sáng như đèn flash để chụp hình nhưng mạnh hơn rất nhiều. Trên sân khấu dùng nó trong những scene cao trào, chớp liên hồi,... kết hợp với khói và lazer. - Đèn cực tím (UV) (black light): Dùng làm màu nền của sân khấu khi tắt hết đèn. Có thể giữ sáng liên tục, không tắt trong khi biểu diễn. Ánh sáng của loại này sẽ pha vảo những màu khác làm tươi màu lên, nổi bật nhiều màu có đặc tính phản quang, nhất là màu trắng. Có 2 loại đèn UV black và blue, loại blue màu ra sáng hơn loại black. - Đèn mặt trời (sun light): Có 2 loại, đơn và đôi, loại đôi có 2 tia sáng giống ánh sáng mặt trời quay ngược chiều nhau. Trên sân khấu thường đặt chính giữa chiếu vào phông, sau lưng bộ trống jazz. Đèn này chỉ chơi lúc mở màn hay mở đầu bài nhạc, chưa có ánh sáng. Không nên lạm dụng nhiều, hóa nhàm. - Đèn trung tâm (centre-piece): Đã gọi là đèn trung tâm nên bao giờ cũng đặt chính giữa. Ở sân khấu nên chiếu vào phông tạo hoa văn linh động. - Đèn lazer: Đèn sử dụng các tia sáng mảnh, cực mạnh, nhiều màu sắc để tạo hiệu ứng sân khấu - Đèn PAR 64: PAR là chữ viết tắt của Parabollic Aluminum Reflector (chóa phản chiếu bằng nhôm hình paraboll) là loại loại cơ bản không thể thiếu tại các sân khấu. Nó tạo thứ ánh sáng nền mượt mà, không bị tương phản, có thể dùng dimmer để tạo ra những khoảng sáng, tối mờ ảo. Cấu tạo rất đơn giản, gọn nhẹ, dễ di chuyển, cho nên nó là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. • 3 bước để có được hệ thống chiếu sáng sân khấu hoàn chỉnh Bước đầu tiên bạn cần thực hiện trước khi lên ý tưởng thiết kế và lắp đặt âm thanh ánh sáng sân khấu đó chính là xem xét ngân sách và khảo sát địa điểm diễn ra chương trình. Vị trí sân khấu như thế nào, ánh sáng nên bố trí tạo những vị trí nào thì đem lại hiệu quả tốt nhất cho sự kiện, chi phí thuê địa điểm, thuê thiết bị chiếu sáng bao nhiêu... là những điều mà bạn cần nắm bắt được trong bước này. Tiếp theo, sau khi đã tìm hiểu và hiểu rõ hết về nội dung, ý tưởng, địa điểm thiết kế sân khấu, bạn nên cho ra một bản vẽ cụ thể, chi tiết trước. Sau khi mọi ý tưởng đã hoàn chỉnh, bạn hãy quyết định xem nên thuê thiết bị nào, cần loại đèn nào để chiếu sáng. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét màu chủ đạo của chương trình là màu nào để có thể thiết kế thêm một vài hiệu ứng đi kèm đặc biệt hay dimmer cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Bước thứ ba cũng là bước cuối cùng để có một hệ thống chiếu sáng hoàn chính đó chính là lắp đặt các thiết bị ánh sáng sân khấu. Khâu này rất quan trọng vì chỉ cần một chút sơ suất cũng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của toàn bộ chương trình. Số lượng thiết bị càng nhiều càng tốt và các cách chiếu sáng cũng sẽ đa dạng hơn. 2.4. Hệ thống âm thanh trên sân khấu Âm thanh sân khấu không còn là thuật ngữ xa lạ với những người chuyên nghiệp nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Tuy nhiên, để lựa chọn được một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp không phải là điều đơn giản. Dưới đây là những thiết bị không thể thiếu khi lựa chọn dàn âm thanh chuyên nghiệp cho sân khấu. - Loa: Loa là thiết bị quan trọng đầu tiên không thể không có khi thiết kế dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp. Tùy vào diện tích, muc đích sân khấu mà bạn lựa chọn loa phù hợp như loa bass âm, bass dương, loa treo, loa nằm, loa đứng,... Nếu như không gian sân khấu rộng, thiết kế cho một buổi hội thảo với số lượng khán giả lớn thì bạn phải sử dụng loa công suất mạnh, số lượng loa nhiều, … để bất cứ khán giả nào cũng có thể nghe rõ được âm thanh từ sân khấu. - Cục đẩy công suất: Cục đẩy công suất có tác dụng giúp công suất loa trở nên lớn hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng amply rồi thì không cần dùng đến cục đẩy và ngược lại. Đa số dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp thường dùng cục đẩy nhiều hơn là amply vì nó có khả năng giữ được độ bền cho các thiết bị âm thanh. - Mixer: Mixer có tác dụng điều chỉnh độ mềm, độ vang của âm, thường được dùng ở những dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp sử dụng nhiều chất khạc khác nhau. Nếu sân khấu không phải là sân khấu lớn, thực sự cần đến hỗ trợ của mixer thì bạn có thể không dùng để tiết kiệm chi phí. - Màn hình: Thực tế đây chỉ là thiết bị đi kèm trong một số sự kiện thực sự cần thiết đến sự hỗ trợ của hình ảnh minh họa để khán giả hiểu rõ hơn về nội dung mà bạn muốn nhắc tới. Do đó, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu mà bạn cân nhắc có cần dùng đến chúng hay không. - Micro: Bất cứ một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp sử dụng với mục đích gì cũng cần phải dùng đến micro. Micro có tác dụng khuếch tán âm thanh để mọi người có thể nghe rõ lời nói của người nói trên sân khấu. Micro là điều không thể thiếu nhưng chọn loại micro có dây hay không dây thì còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Một số loại micro phổ biến như micro không dây, micro có dây, micro đeo cổ,... • Một số loại loa và vị trí trên sân khấu - 2 loa ở phía trước sân khấu: Khi đặt loa ở vị trí này, nó có thể giúp người nghe cảm nhận chân thật nhất luồng âm thanh trong buổi diễn. - 2 loa nằm bên phải và trái cần được phối hợp đều đặn với nhau và đảm bảo khoảng cách nghe giữa hai loa là cân bằng. Có nhiều tình huống bởi vì sự không đều đặn giữa 2 loa làm âm thanh phát ra bên lớn, bên nhỏ rất khó chịu. - Loa đặt ở vị trí trung tâm: Vị trí ở dưới hoặc trên so với màn hình là điểm chính xác để phản ánh chất lượng của âm thanh sân khấu chính. Bạn sẽ nắm bắt được âm thanh của loa sau khi lắp đặt xong. - Loa bass: Dù được bố trí ở vị trí nào, âm thanh bass vẫn trầm và hiệu quả mang lại cực chân thực và rõ nét. Bạn nên chú ý tránh những vật thể gây cản thở đường lưu thông của âm thanh. - Loa vệ tinh: Loa này được đặt toàn sân khấu, giúp người nghe có cảm giác sống động và ấn tượng. • Loa monitor Loa Monitor là loa kiểm âm, thường đặt trên sân khấu hướng về ca sĩ và band nhạc để họ nghe lại âm thanh họ đang hát hoặc đang chơi nhạc cụ nhằm điều chỉnh phù hợp. Loa Monitor thường được sản xuất với chất lượng rất cao, và là loa active (loa có tích hợp luôn amply, chỉ cần cấp dây tín hiệu) Âm thanh của loa này rất hay, trung thực rất tốt và thường có line in out để kết hợp nhiều loa kiểm âm với nhau. Chức năng loa monitor giống như màn hình của chiếc máy tính hay laptop. Trên chiếc máy tính chúng ta thấy được tất cả những gì máy đang hoạt động, thì âm thanh phát ra từ loa Monitor là tất cả âm thanh của hệ thống (có trích lọc) và vì vậy chất lượng loa phải đáp ứng đủ các dãy tầng số của một hệ thống âm thanh cần có. Như vậy, Loa Monitor sử dụng chủ yếu cho các hệ thống âm thanh sân khấu, âm thanh phòng thu. Để dễ hiểu, các bạn hãy nhìn những sân khấu lớn sẽ có vài cái loa chỉa về hướng ca sỹ chứ không quay về khán giả, chúng thường được đặt ngay rìa sân khấu chính. Đó là loa Monitor. 2.5. Những yêu cầu về nội thất • Thảm trải sàn, rèm sân khấu: Cần kiểm tra xem sàn nhà đã trải thảm chưa và có cần trải thảm không? Có những sự kiện trải thảm toàn bộ sàn nhà, có những sự kiện chỉ trải thảm sân khấu, lối đi và nơi trưng bày sản phẩm. Cần xem xét lựa chọn kiểu dáng, họa tiết màu sắc cho phù hợp. • Sân khấu phụ: Cần biết rõ nơi nào sẽ đặt sân khấu, được bố trí thế nào và tất cả bao nhiêu sân khấu. Có những sự kiện cần nhiều hơn một sân khấu. Song nhiều sân khấu lại ảnh hưởng đến diễn tích phòng và chỗ ngồi của khách, đòi hỏi phải cân nhắc và bố trí hợp lý. • Sàn nhảy: Nếu trong kế hoạch có chỗ dành cho sàn nhảy thì cần xác định sàn nhảy rộng bao nhiêu (có thể dành 3m2/người và 20m2/ban nhạc). sàn nhảy có thể cố định hoặc không cố định, tùy theo yêu cầu của khách. • Đường lên xuống sân khấu: Đây là một điểm rất cần chú ý. Lên sân khấu qua các bậc từ phía khán giả hay xuất hiện từ phía sau sân khấu hay dùng cả 2 cách, có cần trang trí bậc thang không? Cần chú ý đến đường lên sân khấu khi có sự xuất hiện của người tàn tật (có thể dùng đường dốc hoặc thiết bị nâng hạ, tuy nhiên cần quan tâm đễn diện tích và bố cục chung của phòng). 2.6. Các bố trí đặc biệt trên sân khấu - Trái châu kính phản chiếu tia: Nếu muốn làm ánh sao trên bầu trời thì dùng thiết bị này đặt gần phông, dùng tia sáng nhỏ chiếu vào. - Đèn tạo mây: Như một đèn chiếu phim slide có hình mây, cho di chuyển thật chậm. - Máy tạo khói: Làm cho hiệu ứng ánh sáng càng thêm phần nổi bật. - Máy phun bong bóng: Như các em nhỏ chơi trò thổi bóng xà phòng, như sử dụng máy sẽ ra nhiều hơn và liên tục. - Máy tạo tuyết: Gồm những bọt xà phòng nhỏ li ti kết dính lại, trông xa giống tuyết rơi. Lưu ý khi sàn sân khấu bằng gỗ trơn hay gạch men, coi chừng diễn viên bị té ngã vì rất trơn. - Máy bắn kim tuyến: Để ý khi phun vào nhũng thiết bị điện vì giấy có tráng nhôm, có thể dẫn điện gây đoản mạch. - Lighting controller system: thiết bị điều khiển các thứ trên. 2.7. Những yêu cầu khác • An toàn: Thông thường khi thiết kế thi công sân khấu, độ an toàn của sân khấu là yếu tố luôn được quan tâm đầu tiên trước khi tổ chức thi công để đảm bảo đẹp nhất. Đối với những sân khấu càng cao thì độ an toàn càng phải chú trọng hơn. Các vật liệu có cần chống cháy không? Có các quy chế nào khác không? Phải kiểm tra lại với những người quản lý trang thiết bị, nhân viên cứu hỏa và công ty đảm bảo hiệu ứng đặc biệt. • Không gian để phục vụ các hoạt động diễn ra trên sân khấu: Việc sắp xếp các trang thiết bị cần được đưa ra các phương án cụ thể. Việc bố trí mặt bằng bao gồm cả khu vực phía sau sân khấu và của toàn bộ sân khấu phải được đặc biệt lưu ý. Cách sắp xếp, bố trí các vật dụng trong phòng thay đồ, vị trí và cách thức vận chuyển các loại thiết bị, bố trí lối đi ra đi vào đủ rộng. Một vấn đề nữa cần quan tâm là sự kiện có yêu cầu sử dụng những thiết bị gì đặc biệt không và sẽ bố trí chúng ở vị trí nào trên sân khấu cho phù hợp. III. Sân khấu sự kiện Hội nghị Khách hàng 2017 - Công ty khóa Việt Tiệp • Sơ đồ không gian sự kiện • Khu vực lễ chính Không gian phòng tiệc: Tông màu chủ đạo theo tông màu công ty là cam- đỏ- trắng được thể hiện trên bàn tiệc và trên sân khấu cũng như cả concept chương trình. * Sân khấu chính: Sân khấu có kích thước 12x5x0,6m. Màn hình LED độ phận giải cao đặt chính giữa. Lợi thế màn hình LED là trình chiếu nhiều hiệu ứng với các hoạt cảnh khác nhau. Kích thước là 9x4m Hai bên là banner cố định khung sắt. Kích thước là 1,5x4m Vị trí bục phát biểu có hoa, logo của công ty trên bục chính giữa lên sân khấu KẾT LUẬN Tại một sự kiện dù lớn hay nhỏ, sân khấu vẫn là nơi giữ vai trò nhất. Đó chính là nơi diễn ra các hoạt động chính của sự kiện, là nơi thu hút toàn bộ ánh mắt của người tham dự. Một buổi sự kiện tổ chức thành công hay không thì điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên, nếu như thiết kế sân khấu sự kiện của bạn một cách ấn tượng, đẹp mắt thì có lẽ bạn đã tổ chức thành công được 30% sự kiện.
Trả lời
MỞ ĐẦU Có mặt từ rất lâu và trở thành một phần cốt lõi không thể thiếu trong xã hội, tổ chức sự kiện được diễn ra ở khắp các nơi, đang ngày càng trở nên phổ biến và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt cuộc sống. Có thể mỗi người chúng ta đã trải qua rất nhiều sự kiện mà thường không để ý, từ những sự kiện đơn giản như các buổi kỉ niệm trường, lớp, khai giảng, khai trương... cho tới các sự kiến lớn của đất nước, quốc gia, những dịp kỉ niệm ngày lễ lớn, đón tiếp ngoại giao nước ngoài... Mỗi sự kiện tổ chức lại có cách thức khác nhau, vai trò của tổ chức sự kiện cũng khác nhau và nó mang tới những giá trị cũng như ý nghĩa đặc biệt riêng. Sự thành công của một sự kiện phụ thuộc một phần vô cùng lớn vào việc bố trí và thiết kế sân khấu. Và dưới đây là những nét cơ bản về sân khấu trong sự kiện. PHẦN NỘI DUNG I. Khái niệm, vai trò và phân loại 1. Các khái niệm liên quan 1.1. Khái niệm sân khấu Có không ít định nghĩa về sân khấu, dưới đây là những định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất. Sân khấu là một nhánh của nghệ thuật trình diễn, một số loại trình diễn được xem là sân khấu như những buổi biểu diễn trực tiếp mang tính kịch, tạo sự ảo tưởng cho khán giả. Sân khấu đã xuất hiện từ rất lâu, như một sự phát triển của quá trình kể chuyện, truyền đạt thông tin. Lại có định nghĩa cho rằng sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao chứa cả văn học, hội họa, múa, điện ảnh, điêu khắc nghệ thuật biểu diễn của các diễn viên và có sự tham gia của khán giả, đem đến những giá trị về cuộc sống và nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả. Theo từ điển Việt Nam, sân khấu là nơi biểu diễn, trình bày tiết mục nghệ thuật. 1.2. Khái niệm sự kiện Cho đến nay, “sự kiện” vẫn là một khái niệm có nhiều quan niệm khác nhau, đôi khi là trái chiều. Có người hiểu sự kiện theo nghĩa chỉ có những hoạt động mang tính xã hội cao, quy mô lớn, có những ý nghĩa nhất định trong đời sống kinh tế xã hội mới được xem là sự kiện. Có người lại hiểu sự kiện theo nghĩa rộng hơn, có nghĩa là ngoài cách hiểu nói trên, sự kiện còn bao hàm cả những hoạt động theo ý nghĩa cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng hẹp trong đời sống hàng ngày như tang ma, cưới hỏi, sinh nhật, tiệc mời,... Cũng có những ý kiến cho rằng, sự kiện chủ yếu là các hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại, tiếp thị của doanh nghiệp như hội thảo, hội nghị, khai trương, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm,... Các học giả trong nước chưa nghiên cứu nhiều về sự kiện, song có thể kể đến quan niệm của Lương Hồng Quang (2009) cho rằng: “Sự kiện được dùng để mô tả các nghi lễ, các buổi giới thiệu, trình diễn, hay các lễ kỷ niệm được lập kế hoạch và được tạo ra để đánh dấu những cột mốc của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng với các mục đích chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa hoặc mục đích hợp tác.” Từ định nghĩa của một số học giả nước ngoài, có thể mở rộng ra như sau: Sự kiện là sự phối kết hợp giữa các quy tắc về quản trị, thời gian, nhân sự (người tổ chức), người tham dự và địa điểm. Sự kiện là các hoạt động có chủ đích, xảy ra tại một địa điểm và một thời gian nhất định, nhằm truyền tải thông điệp và nội dung của chương trình đó đến các đối tượng tham gia 1.3. Khái niệm sân khấu trong sự kiện Sân khấu là yếu tố trung tâm của không gian sự kiện. Trong lĩnh vực sự kiện, từ “sân khấu” có thể chỉ một khu vực dàn dựng nói chung mà không nhất thiết chỉ dành cho một sân khấu được xây dựng với mục đích nhất định. Sự kiện trong nhà, sân khấu có thể đã sẵn có, chẳng hạn, bục danh dự, sân khấu di động, thậm chí một không gian nằm giữa hội trường (diễn thuyết/ khiêu vũ). Sân khấu sự kiện rất hiếm khi giống một sân khấu kịch hoàn thiện với một vòm sân khấu và thính phòng. Trong nhiều trường hợp, sân khấu bao gồm cả khu vực tổ chức sự kiện, có thể là phía sau một chiếc xe tải hay một sà lan ở bến cảng. 2. Phân loại Điều quan trọng nhất đối với thiết kế sân khấu mấu chốt ở việc sân khấu có đáp ứng đúng mục đích tiếp cận khán giả hay không. Theo tiêu chí này sân khấu được chia làm 3 loại: • Sân khấu thấp hơn khán giả, loại sân khấu này thường dùng cho những chương trình nhạc kịch, hòa nhạc, thính phòng… chủ yếu khán giả chỉ cần nhìn từ xa và thưởng thức âm nhạc hoặc nhạc kịch, không cần có sự giao lưu tương tác cao giữa khán giả và nghệ sỹ trên sân khấu. thường thì loại sân khấu này thấp hơn so với chỗ ngồi khán giả, vì vậy vị trí ghế ngồi xa sân khấu nhất sẽ cao nhất , sân khấu này phải có độ rộng đủ để người ngồi phái xa có thể thấy được nghệ sỹ đang biểu diễn. • Sân khấu ngang bằng với khán giả, trong loại này sân khấu thường được thiết kê cho những cuộc hội thảo, talk show,… trong những chương trình này, sân khấu không cần quá rộng nhưng có độ cao ngang tầm khán giả, có thể cao hơn tùy theo nội dung chương trình. • Sân khấu có khán giả bao quanh, với loại sân khấu này tận dụng tối đa thiết kế để giao lưu với khán giả. Sàn sân khấu sẽ được thiết kế hình thù khác nhau nhưng có thể để khán giả giao lưu nhiều nhất với nghệ sỹ trên sân khấu. Nhưng loại sân khấu này phải được thiết kế để những vị khách quá khích không thể tràn lên trên được. Vì vậy thường được thiết kế cao ngang tầm vai của khan giả. Trong loại sân khấu này có một loại đặc biệt chính là sân khấu biểu diễn thời trang, cũng có rất nhiều khán giả bao quanh và thường được thiết kế dạng chữ T để đạt hiểu quả cao nhất, tuy nhiên sân khấu đôi khi cũng không quá cao so vơi khán giả, do đối tượng tham gia có những đặc điểm riêng, mà sẽ không tràn lên sân khấu hay có biểu hiện quá khích như sân khấu ca nhạc. 3. Vai trò của sân khấu trong sự kiện Sân khấu là nơi diễn ra các hoạt động chính của sự kiện, do vậy nó được coi là trung tâm của sự kiện. Tại một sự kiện dù lớn hay nhỏ, sân khấu vẫn là nơi giữ vai trò nhất. Đó chính là nơi diễn ra các hoạt động chính của sự kiện, là nơi thu hút toàn bộ ánh mắt của người tham dự. Một buổi sự kiện tổ chức thành công hay không thì điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên, nếu như thiết kế sân khấu sự kiện của bạn một cách ấn tượng, đẹp mắt thì có lẽ bạn đã tổ chức thành công được 30% sự kiện. II. Sân khấu trong sự kiện 1. Vị trí, kích thước, hình dạng • Vị trí: Sân khấu phải có vị trí đẹp, có thể thi công, trang trí backdrop, thi công màn hình led hoặc màn hình chiếu lớn trong phòng sao cho mọi người dù xa hay gần đều có thể theo dõi mọi hoạt động xảy ra trên sân khấu hay khán giả bằng truyền hình trực tiếp. • Kích thước sân khấu: Sân khấu cao thấp rộng hay hẹp là còn tùy vào khu vực tổ chức, số lượng người tham gia cũng như tính chất chương trình. - Chiều cao: Chiều cao của sân khấu sẽ phụ thuộc vào loại hình của sự kiện được tổ chức cũng như không gian sự kiện để người quản lý chính của sự kiện đưa ra quyết định về chiều cao của sân khấu. Điển hình như những sự kiện tổ chức trong nhà, thông thường chiều cao của trần là 3m thì sân khấu nên để cách 30 – 40cm là vừa đẹp. Chiều cao của sân khấu phụ thuộc vào chiều cao của trần nhà. Trần nhà sẽ tạo sự khác biệt trong sự tính toán trang trí sân khấu và các thiết bị âm thanh, ánh sáng. Chẳng hạn trần nhà cao tối thiểu cho phòng có đặt màn chiếu khoảng 9m. Phải tính toán thật kỹ trong việc bố trí sân khấu, ánh sáng và nhà cung cấp các dịch vụ để có được một bố cục hợp lý nhất dựa trên yêu cầu phải đạt được. Chiều cao sân khấu còn bị chi phối bởi kiểu loại và cách set-up bàn ghế ngồi trong phòng. Đối với những sự kiện ngoài trời như các lễ hội, các show ca nhạc thì cần tạo được một tầm nhìn rộng nên thường sẽ cao từ 1m2 – 2m. Theo những thiết kế sân khấu mới hiện nay, đội thi công sẽ để sân khấu cao từ 30cm – 60cm để khi cần thiết thì việc tăng giảm chiều cao sẽ tương đối dễ dàng. Tùy theo khu vực và địa điểm tổ chức mà chiều cao sân khấu giới hạn ra sao. Tổ chức sự kiện ngoài trời thì người thiết kế có thể không bị giới hạn về chiều cao sân khấu tuy nhiên nó lại gặp phải một vấn đề đó là gặp khó khăn trong vấn đề thiết kế dàn âm thanh ánh sáng cũng như bảo quản do lo sợ thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến chương trình của bạn. - Chiều rộng: Chiều rộng của sân khấu thì phụ thuộc vào các hoạt động diễn ra trên sân khấu. Bạn cần ước tính được số lượng các diễn viên cũng như mức độ tính chất của các tiết mục có trên sân khấu để ước lượng được lượng người tối đa có mặt trên sân khấu. Nếu là thiết kế sân khấu cho một buổi biểu diễn ca nhạc thì bạn cần cân nhắc xem nhạc công thì nên đặt ở vị trí nào diễn viên thì nên đứng ở vị trí nào và MC đứng đâu? Khi bạn trả lời được tất cả những câu hỏi đó thì bố cụ sân khấu của bạn mới được hoàn chỉnh nhất. • Hình dạng: Đối với các sự kiện tổ chức thì không phải sân khấu nào cũng được thiết kế có hình vuông. Hiện nay, sân khấu có thể là là hình bán nguyệt, hình tròn hay một hình nào đó theo kiểu sáng tạo sẽ phù hợp hơn với tính chất của từng sự kiện cụ thể. • Kích thước khoảng trống quanh sân khấu: Sân khấu là nơi biểu diễn những tiết mục văn nghệ đặc sắc hoặc bạn có thể nhìn thấy những đại biểu đứng bên bục phát biểu thể hiện ý kiến của mình. Do đó kích thước khoảng trống cần vừa đủ để người bên dưới có tầm nhìn đầy đủ: Hai bên sân khấu có không gian mỗi bên 4m để đặt giá đèn chiếu, các ca bin thay nhanh trang phục. Phía sau cần có đường dẫn cho nhân viên tổ chức qua lại. Đường này có chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 1,2m. Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo các cách trang trí hội trường khoa học khác bạn có thể tham khảo • Kích thước của cánh gà: Đây là nơi mà bộ phận hậu cần hoạt động nhiều, do đó diện tích hay kích thước tương đương sân khấu chính, chiều cao cũng bằng chiều cao miệng sân khấu cộng thêm 2,4m, đủ để lùi các bài trí phông cảnh từ sân khấu chính ra phía sau không có kết cấu cố định ngăn cản. 2. Cấu tạo sân khấu Sơ đồ sân khấu trong một sự kiện 2.1. Backdrop Backdrop là yếu tố bắt buộc cần có trong mỗi sân khấu. Trên backdrop cần thể hiện các thông tin liên qua như: tên sự kiện, logo, tên đơn vị tổ chức, địa điểm , ngày tháng tổ chức, các hình ảnh minh họa kèm theo. Hiện nay có 3 loại backdrop: vuông, chữ nhật và tiểu cảnh. • Kích thước backdrop có những loại cơ bản sau: - Kích thước backdrop sân khấu chuẩn 4x2.5 - Kích thước backdrop theo sân khấu - Kích thước backdrop theo yêu cầu • Về chất liệu của backdrop: - Backdrop in trên hiflex: Thông thường chúng ta biết đến backdrop sử dụng trong các sự kiện là bạt hiflex, căng trên khung sắt. Đây là loại backdrop đơn giản nhất và chi phí cũng rẻ nhất. Chỉ việc thiết kế và in ra, sau đó bắn vít vào khung sắt và căng lên, dựng ở phía trên sân khấu. Backdrop này hình thức đẹp hay xấu chủ yếu dựa vào thiết kế của đơn vị tổ chức. In trên hiflex cũng có 2 hình thức in thuận và in ngược trên mặt bạt. + Ưu điểm: dễ thi công, nhanh chóng, rẻ tiền. + Nhược điểm: khó sáng tạo vì vật liệu phổ thông, dễ bị rách nếu khung sắt yếu và đặt ngoài trời có gió lớn. - Backdrop in trên PP: Backdrop in trên loại vật liệu này thì đẹp hơn về mặt hình thức vì chất liệu PP khá mịn và đẹp. Tương tự như in trên hiflex, chỉ cần xuất file thiết kế, đơn vị thi công sẽ in và dựng trên khung sắt. Backdrop dạng này ít được sử dụng hơn vì chi phí khá cao, bên cạnh đó là mặt hiệu quả về hình ảnh cũng không khác biệt nhiều so với hiflex nếu nhìn từ xa. + Ưu điểm: hình ảnh in trên PP đẹp, mịn và backdrop bền hơn, khó bị rách nếu trong điều kiện có gió (với PP dày) + Nhược điểm: đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với backdrop hiflex thông thường. - Backdrop bằng màn hình LED: Sử dụng backdrop này giúp cho người tổ chức và lên nội dung cho chương trình thỏa sức sáng tạo. Màn hình LED có thể thay đổi hình ảnh theo ý muốn, thường sử dụng trong các sự kiện biểu diễn hoặc có yếu tố sáng tạo. Trong các event thông thường, màn hình LED không được lựa chọn vì giá cao và khó bảo quản. + Ưu điểm: hiệu ứng đẹp, độc đáo nếu biết cách thiết kế chương trình. + Nhược điểm: chi phí cao, khó bảo quản. - Backdrop là màn chiếu: Backdrop bằng màn chiếu được sử dụng trong các sự kiện cần chiếu các đoạn phim làm chi tiết "đinh" trong chương trình. Ví dụ quá trình thành lập của một công ty trong buổi tổng kết của công ty ấy và cần mọi người tập trung chú ý. Sử dụng backdrop này cần máy chiếu công suất lớn và màn chiếu cực rộng mà không phải đơn vị cung cấp nào cũng đáp ứng được. + Ưu điểm: mới lạ, thu hút, dễ set up + Nhược điểm: khó tìm kiếm đơn vị đáp ứng được yêu cầu về màn chiếu lớn và máy chiếu độ phân giải cao và đẹp. - Backdrop chất liệu mica: Backdrop chất liệu mica cũng không quá đắt tiền, nhưng khó khăn trong việc thi công và bảo quản, vận chuyển. Bên cạnh đó, với chất liệu này, bạn cần có những thiết kế đơn giản và ân tượng kết hợp cùng đèn led để làm nổi bật vì mica không cho phép bạn in lên như hiflex hay PP, nên những điều muốn thể hiện trong chương trình bạn cần phải gửi đến khách mời qua cách khác nếu muốn có một backdrop đơn giản và ấn tượng. + Ưu điểm: đẹp, ấn tượng, chi phí không cao. + Nhược điểm: khó bảo quản, vận chuyển, khó thiết kế. - Backdrop bằng vải, giấy hoặc các vật liệu khác: Các loại backdrop kiểu này thường rất rẻ tiền nhưng đem lại sự mới mẻ, độc đáo về mặt hình ảnh cho sự kiện. Tuy nhiên, để sử dụng được các loại vật liệu này, cần phải có sự kết hợp khéo léo và sự phù hợp trong không gian sự kiện. Backdrop từ các vật liệu này phù hợp với các sự kiện nghệ thuật và mang tính thẩm mỹ cao. + Ưu điểm: rẻ tiền, dễ thực hiện, dễ vận chuyển bảo quản. + Nhược điểm: đòi hỏi tính sáng tạo và khéo léo để kết hợp. 2.2. Bục sân khấu (bục phát biểu) Bục phát biểu thường được thiết kế bằng chất liệu và các khuôn mẫu khá truyền thống như bằng gỗ, có chạm khắc các họa tiết đơn giản, nhưng tinh tế và hình thức đơn giản trang trọng. Tuy nhiên, trong xu hướng thiết kế nội thất hội trường hiện đại, các dòng nội thất trong hội trường nói chung và bục phát biểu nói riêng, đã có những cải tiến mạnh mẽ và mới mẻ về mặt hình thức lẫn chức năng và thẩm mỹ. Ngoài các loại bục phát biểu truyền thống bằng gỗ, có dán hoặc chạm hoa văn, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm mang tính đương đại và phá cách hơn như bục phát biển bằng gỗ kết hợp với kim loại hoặc kính. Màu sắc của bục cũng có thể thay đổi, phù hợp với môi trường không gian. Về cách bố trí bục phát biểu trên sân khấu hội trường, có hai cách chính để chúng ta có thể trang trí sân khấu đẹp hơn. Đó là cách đặt bục phát biểu ở vị trí trung tâm sân khấu, và đặt ở phía góc tay phải của hội trường với một tỉ lệ hợp lý, để không bị che khuất tầm nhìn. Trong hai cách, thì đặt bục phát biểu ở góc phải sân khấu là một kĩ thuật truyền thống, được sử dụng khá phổ biến. 2.3. Hệ thống ánh sáng cho sân khấu Thiết kế hệ thống ánh sáng phục vụ biểu diễn là một trong những hạng mục quan trọng để chương trình sự kiện được thành công mỹ mãn. Để lắp đặt hệ thống ánh sáng sân khấu, người tổ chức sự kiện phải định hình kích thước, hình dáng và chiều cao của từng loại. Phổ biến nhất là sân khấu biểu diễn hình chữ nhật có thêm một vài bục lên xuống để tiện cho việc đi lại và giao lưu với người xem. Sân khấu đó cũng phải phù hợp với kích thước của gian phòng hay khoảng không ngoài trời, để đảm bảo số lượng người xem đạt được là tối đa. Thông thường các kỹ thuật viên ánh sáng phải nắm được những vị trí có thể treo đèn được. Nếu ở trong hội trường, nhà hát bạn phải tìm hiểu trước về những vị trí có thể treo đèn. Nếu sân khấu ở ngoài trời, nhất định bạn phải có một giàn khung để treo đèn. Giàn khung (truss) ở nước ngoài được làm bằng nhôm dural nhưng ở Việt Nam vì lý do kinh tế, thường làm bằng ống sắt hàn lại. Sau đây là một vài cách treo giàn đèn: • Các loại đèn hay dùng cho sân khấu - Đèn follow: Loại đèn chiếu tập trung ánh sáng trắng, có hình tròn, thường dùng để chiếu vào tâm điểm nào đó trên sân khấu ví dụ khi VIP đi lên, chiếu vào logo cty trên sân khấu... - Đèn scanner (đèn quét): Là loại đèn có ánh sáng cực mạnh, có rất nhiều chức năng sửa luồng sáng của bóng đèn như : Color (màu), Gobo (chắn sáng thành hình, bông hoa v.v), Iris (thu hoặc mở lớn bằng chắn sáng), nhân lên nhiều hình bằng lăng kính, Zoom, quay ngang quay dọc. Scanner thì tạo ra AS đẹp, chính xác nhưng cồng kềnh nên chỉ sử dụng cho những sân khấu cố định, thường treo lên cao. - Đèn moving head (đèn có đầu cử động): tương tự scanner, nhưng Scanner do quét ngang và dọc bằng phản chiếu AS qua 1 tấm kính phản chiếu (mirror) nên chuyển động của ánh sáng rất nhanh, chính xác. Trái lại, moving head nặng nên chuyển động chậm chạp hơn nhiều, đổi lại góc quét ngang, dọc của scanner bị giới hạn hơn moving head nhiều. Movie head dùng cho những sân khấu cơ động, thường đặt dưới sàn chiếu ngược lên. Ngoài ra nó hay được thiết kế trong Bar, vũ trường vì khi chuyển động, nó tạo ra những cảnh vui mắt hơn vì góc quay rộng. - Đèn Strobe light: Tạo ra ánh sáng như đèn flash để chụp hình nhưng mạnh hơn rất nhiều. Trên sân khấu dùng nó trong những scene cao trào, chớp liên hồi,... kết hợp với khói và lazer. - Đèn cực tím (UV) (black light): Dùng làm màu nền của sân khấu khi tắt hết đèn. Có thể giữ sáng liên tục, không tắt trong khi biểu diễn. Ánh sáng của loại này sẽ pha vảo những màu khác làm tươi màu lên, nổi bật nhiều màu có đặc tính phản quang, nhất là màu trắng. Có 2 loại đèn UV black và blue, loại blue màu ra sáng hơn loại black. - Đèn mặt trời (sun light): Có 2 loại, đơn và đôi, loại đôi có 2 tia sáng giống ánh sáng mặt trời quay ngược chiều nhau. Trên sân khấu thường đặt chính giữa chiếu vào phông, sau lưng bộ trống jazz. Đèn này chỉ chơi lúc mở màn hay mở đầu bài nhạc, chưa có ánh sáng. Không nên lạm dụng nhiều, hóa nhàm. - Đèn trung tâm (centre-piece): Đã gọi là đèn trung tâm nên bao giờ cũng đặt chính giữa. Ở sân khấu nên chiếu vào phông tạo hoa văn linh động. - Đèn lazer: Đèn sử dụng các tia sáng mảnh, cực mạnh, nhiều màu sắc để tạo hiệu ứng sân khấu - Đèn PAR 64: PAR là chữ viết tắt của Parabollic Aluminum Reflector (chóa phản chiếu bằng nhôm hình paraboll) là loại loại cơ bản không thể thiếu tại các sân khấu. Nó tạo thứ ánh sáng nền mượt mà, không bị tương phản, có thể dùng dimmer để tạo ra những khoảng sáng, tối mờ ảo. Cấu tạo rất đơn giản, gọn nhẹ, dễ di chuyển, cho nên nó là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. • 3 bước để có được hệ thống chiếu sáng sân khấu hoàn chỉnh Bước đầu tiên bạn cần thực hiện trước khi lên ý tưởng thiết kế và lắp đặt âm thanh ánh sáng sân khấu đó chính là xem xét ngân sách và khảo sát địa điểm diễn ra chương trình. Vị trí sân khấu như thế nào, ánh sáng nên bố trí tạo những vị trí nào thì đem lại hiệu quả tốt nhất cho sự kiện, chi phí thuê địa điểm, thuê thiết bị chiếu sáng bao nhiêu... là những điều mà bạn cần nắm bắt được trong bước này. Tiếp theo, sau khi đã tìm hiểu và hiểu rõ hết về nội dung, ý tưởng, địa điểm thiết kế sân khấu, bạn nên cho ra một bản vẽ cụ thể, chi tiết trước. Sau khi mọi ý tưởng đã hoàn chỉnh, bạn hãy quyết định xem nên thuê thiết bị nào, cần loại đèn nào để chiếu sáng. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét màu chủ đạo của chương trình là màu nào để có thể thiết kế thêm một vài hiệu ứng đi kèm đặc biệt hay dimmer cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Bước thứ ba cũng là bước cuối cùng để có một hệ thống chiếu sáng hoàn chính đó chính là lắp đặt các thiết bị ánh sáng sân khấu. Khâu này rất quan trọng vì chỉ cần một chút sơ suất cũng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của toàn bộ chương trình. Số lượng thiết bị càng nhiều càng tốt và các cách chiếu sáng cũng sẽ đa dạng hơn. 2.4. Hệ thống âm thanh trên sân khấu Âm thanh sân khấu không còn là thuật ngữ xa lạ với những người chuyên nghiệp nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Tuy nhiên, để lựa chọn được một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp không phải là điều đơn giản. Dưới đây là những thiết bị không thể thiếu khi lựa chọn dàn âm thanh chuyên nghiệp cho sân khấu. - Loa: Loa là thiết bị quan trọng đầu tiên không thể không có khi thiết kế dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp. Tùy vào diện tích, muc đích sân khấu mà bạn lựa chọn loa phù hợp như loa bass âm, bass dương, loa treo, loa nằm, loa đứng,... Nếu như không gian sân khấu rộng, thiết kế cho một buổi hội thảo với số lượng khán giả lớn thì bạn phải sử dụng loa công suất mạnh, số lượng loa nhiều, … để bất cứ khán giả nào cũng có thể nghe rõ được âm thanh từ sân khấu. - Cục đẩy công suất: Cục đẩy công suất có tác dụng giúp công suất loa trở nên lớn hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng amply rồi thì không cần dùng đến cục đẩy và ngược lại. Đa số dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp thường dùng cục đẩy nhiều hơn là amply vì nó có khả năng giữ được độ bền cho các thiết bị âm thanh. - Mixer: Mixer có tác dụng điều chỉnh độ mềm, độ vang của âm, thường được dùng ở những dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp sử dụng nhiều chất khạc khác nhau. Nếu sân khấu không phải là sân khấu lớn, thực sự cần đến hỗ trợ của mixer thì bạn có thể không dùng để tiết kiệm chi phí. - Màn hình: Thực tế đây chỉ là thiết bị đi kèm trong một số sự kiện thực sự cần thiết đến sự hỗ trợ của hình ảnh minh họa để khán giả hiểu rõ hơn về nội dung mà bạn muốn nhắc tới. Do đó, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu mà bạn cân nhắc có cần dùng đến chúng hay không. - Micro: Bất cứ một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp sử dụng với mục đích gì cũng cần phải dùng đến micro. Micro có tác dụng khuếch tán âm thanh để mọi người có thể nghe rõ lời nói của người nói trên sân khấu. Micro là điều không thể thiếu nhưng chọn loại micro có dây hay không dây thì còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Một số loại micro phổ biến như micro không dây, micro có dây, micro đeo cổ,... • Một số loại loa và vị trí trên sân khấu - 2 loa ở phía trước sân khấu: Khi đặt loa ở vị trí này, nó có thể giúp người nghe cảm nhận chân thật nhất luồng âm thanh trong buổi diễn. - 2 loa nằm bên phải và trái cần được phối hợp đều đặn với nhau và đảm bảo khoảng cách nghe giữa hai loa là cân bằng. Có nhiều tình huống bởi vì sự không đều đặn giữa 2 loa làm âm thanh phát ra bên lớn, bên nhỏ rất khó chịu. - Loa đặt ở vị trí trung tâm: Vị trí ở dưới hoặc trên so với màn hình là điểm chính xác để phản ánh chất lượng của âm thanh sân khấu chính. Bạn sẽ nắm bắt được âm thanh của loa sau khi lắp đặt xong. - Loa bass: Dù được bố trí ở vị trí nào, âm thanh bass vẫn trầm và hiệu quả mang lại cực chân thực và rõ nét. Bạn nên chú ý tránh những vật thể gây cản thở đường lưu thông của âm thanh. - Loa vệ tinh: Loa này được đặt toàn sân khấu, giúp người nghe có cảm giác sống động và ấn tượng. • Loa monitor Loa Monitor là loa kiểm âm, thường đặt trên sân khấu hướng về ca sĩ và band nhạc để họ nghe lại âm thanh họ đang hát hoặc đang chơi nhạc cụ nhằm điều chỉnh phù hợp. Loa Monitor thường được sản xuất với chất lượng rất cao, và là loa active (loa có tích hợp luôn amply, chỉ cần cấp dây tín hiệu) Âm thanh của loa này rất hay, trung thực rất tốt và thường có line in out để kết hợp nhiều loa kiểm âm với nhau. Chức năng loa monitor giống như màn hình của chiếc máy tính hay laptop. Trên chiếc máy tính chúng ta thấy được tất cả những gì máy đang hoạt động, thì âm thanh phát ra từ loa Monitor là tất cả âm thanh của hệ thống (có trích lọc) và vì vậy chất lượng loa phải đáp ứng đủ các dãy tầng số của một hệ thống âm thanh cần có. Như vậy, Loa Monitor sử dụng chủ yếu cho các hệ thống âm thanh sân khấu, âm thanh phòng thu. Để dễ hiểu, các bạn hãy nhìn những sân khấu lớn sẽ có vài cái loa chỉa về hướng ca sỹ chứ không quay về khán giả, chúng thường được đặt ngay rìa sân khấu chính. Đó là loa Monitor. 2.5. Những yêu cầu về nội thất • Thảm trải sàn, rèm sân khấu: Cần kiểm tra xem sàn nhà đã trải thảm chưa và có cần trải thảm không? Có những sự kiện trải thảm toàn bộ sàn nhà, có những sự kiện chỉ trải thảm sân khấu, lối đi và nơi trưng bày sản phẩm. Cần xem xét lựa chọn kiểu dáng, họa tiết màu sắc cho phù hợp. • Sân khấu phụ: Cần biết rõ nơi nào sẽ đặt sân khấu, được bố trí thế nào và tất cả bao nhiêu sân khấu. Có những sự kiện cần nhiều hơn một sân khấu. Song nhiều sân khấu lại ảnh hưởng đến diễn tích phòng và chỗ ngồi của khách, đòi hỏi phải cân nhắc và bố trí hợp lý. • Sàn nhảy: Nếu trong kế hoạch có chỗ dành cho sàn nhảy thì cần xác định sàn nhảy rộng bao nhiêu (có thể dành 3m2/người và 20m2/ban nhạc). sàn nhảy có thể cố định hoặc không cố định, tùy theo yêu cầu của khách. • Đường lên xuống sân khấu: Đây là một điểm rất cần chú ý. Lên sân khấu qua các bậc từ phía khán giả hay xuất hiện từ phía sau sân khấu hay dùng cả 2 cách, có cần trang trí bậc thang không? Cần chú ý đến đường lên sân khấu khi có sự xuất hiện của người tàn tật (có thể dùng đường dốc hoặc thiết bị nâng hạ, tuy nhiên cần quan tâm đễn diện tích và bố cục chung của phòng). 2.6. Các bố trí đặc biệt trên sân khấu - Trái châu kính phản chiếu tia: Nếu muốn làm ánh sao trên bầu trời thì dùng thiết bị này đặt gần phông, dùng tia sáng nhỏ chiếu vào. - Đèn tạo mây: Như một đèn chiếu phim slide có hình mây, cho di chuyển thật chậm. - Máy tạo khói: Làm cho hiệu ứng ánh sáng càng thêm phần nổi bật. - Máy phun bong bóng: Như các em nhỏ chơi trò thổi bóng xà phòng, như sử dụng máy sẽ ra nhiều hơn và liên tục. - Máy tạo tuyết: Gồm những bọt xà phòng nhỏ li ti kết dính lại, trông xa giống tuyết rơi. Lưu ý khi sàn sân khấu bằng gỗ trơn hay gạch men, coi chừng diễn viên bị té ngã vì rất trơn. - Máy bắn kim tuyến: Để ý khi phun vào nhũng thiết bị điện vì giấy có tráng nhôm, có thể dẫn điện gây đoản mạch. - Lighting controller system: thiết bị điều khiển các thứ trên. 2.7. Những yêu cầu khác • An toàn: Thông thường khi thiết kế thi công sân khấu, độ an toàn của sân khấu là yếu tố luôn được quan tâm đầu tiên trước khi tổ chức thi công để đảm bảo đẹp nhất. Đối với những sân khấu càng cao thì độ an toàn càng phải chú trọng hơn. Các vật liệu có cần chống cháy không? Có các quy chế nào khác không? Phải kiểm tra lại với những người quản lý trang thiết bị, nhân viên cứu hỏa và công ty đảm bảo hiệu ứng đặc biệt. • Không gian để phục vụ các hoạt động diễn ra trên sân khấu: Việc sắp xếp các trang thiết bị cần được đưa ra các phương án cụ thể. Việc bố trí mặt bằng bao gồm cả khu vực phía sau sân khấu và của toàn bộ sân khấu phải được đặc biệt lưu ý. Cách sắp xếp, bố trí các vật dụng trong phòng thay đồ, vị trí và cách thức vận chuyển các loại thiết bị, bố trí lối đi ra đi vào đủ rộng. Một vấn đề nữa cần quan tâm là sự kiện có yêu cầu sử dụng những thiết bị gì đặc biệt không và sẽ bố trí chúng ở vị trí nào trên sân khấu cho phù hợp. III. Sân khấu sự kiện Hội nghị Khách hàng 2017 - Công ty khóa Việt Tiệp • Sơ đồ không gian sự kiện • Khu vực lễ chính Không gian phòng tiệc: Tông màu chủ đạo theo tông màu công ty là cam- đỏ- trắng được thể hiện trên bàn tiệc và trên sân khấu cũng như cả concept chương trình. * Sân khấu chính: Sân khấu có kích thước 12x5x0,6m. Màn hình LED độ phận giải cao đặt chính giữa. Lợi thế màn hình LED là trình chiếu nhiều hiệu ứng với các hoạt cảnh khác nhau. Kích thước là 9x4m Hai bên là banner cố định khung sắt. Kích thước là 1,5x4m Vị trí bục phát biểu có hoa, logo của công ty trên bục chính giữa lên sân khấu KẾT LUẬN Tại một sự kiện dù lớn hay nhỏ, sân khấu vẫn là nơi giữ vai trò nhất. Đó chính là nơi diễn ra các hoạt động chính của sự kiện, là nơi thu hút toàn bộ ánh mắt của người tham dự. Một buổi sự kiện tổ chức thành công hay không thì điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên, nếu như thiết kế sân khấu sự kiện của bạn một cách ấn tượng, đẹp mắt thì có lẽ bạn đã tổ chức thành công được 30% sự kiện.