Trình bày về mối quan hệ giữa Chính quyền địa phương và Chính quyền trung ương ở Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Về mối quan hệ với Chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương Nhật bản có vị trí hợp tác, không phải cấp trên cấp dưới. Trong quan hệ chức năng, Chính quyền địa phương đảm trách nhiều loại việc, trừ lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng là do Trung ương nắm. Họ có quyền quản lý tài sản, phòng cháy chữa cháy và các công việc tự quản địa phương. Chính phủ Trung ương vận hành nền hành chính với sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương - đó là những công việc thực thi luật, thực hiện chính sách. Ví dụ như, xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay, cầu cảng cần tầm nhìn toàn quốc, nhưng việc triển khai thực hiện được tiến hành ở địa phương. Các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đều được quyết định bằng luật và phù hợp với nguyên tắc tự quản địa phương. Chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường ngày của cộng đồng. Chính quyền trung ương tập trung giải quyết các vấn đề vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cính quyền địa phương. Ví dụ: chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về hỗ trợ tài chính, đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa các vùng, chịu trách nhiệm chỉ đạo giám sát chính sách ấy, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động địa phương theo hướng của chính phủ, tuy nhiên, cách thức đi như thế nào thì địa phương có quyền tự quyết định. Trong quan hệ tài chính, Chính phủ Trung ương hỗ trợ cho chính quyền địa phương dưới hình thức thuế phân bổ địa phương. 40% thuế được thu bởi chính quyền địa phương và 60% thuế được thu bởi chính quyền trung ương. Tuy nhiên, về vấn đề chi tiêu thuế, 60% thuế được chi tiêu bởi chính quyền địa phương, 40% thuế được chi tiêu bởi chính quyền trung ương và 20% thuế còn lại được chuyển giao từ trung ương xuống địa phương do tại Nhật tồn tại các cấp thành phố khác nhau. Thành phố lớn như Tokyo thu được một lượng thuế lớn trong khi đó những vùng nông thôn khác thì không thu được nhiều thuế như vậy. vì vậy mà 20% thuế được chuyển giao kể trên là để cân bằng sự phát triển giữa các thành phố “Trong quan hệ nhân sự, nhiều công chức được Chính phủ phân về Chính quyền địa phương. Họ thường được giao các vị trí quan trọng. Sau vài năm luân chuyển, hầu hết quay lại cơ quan trước đây. Một số ở lại và được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn. Chính phủ Trung ương cũng chấp nhận công chức đến từ chính quyền địa phương. Khi có bất đồng giữa Chính phủ Trung ương với chính quyền địa phương, Ủy ban giải quyết bất đồng được thành lập, bao gồm các thành viên ngoài Chính phủ để xem xét và đưa ra những khuyến nghị công bằng và trung lập”
Trả lời
Về mối quan hệ với Chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương Nhật bản có vị trí hợp tác, không phải cấp trên cấp dưới. Trong quan hệ chức năng, Chính quyền địa phương đảm trách nhiều loại việc, trừ lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng là do Trung ương nắm. Họ có quyền quản lý tài sản, phòng cháy chữa cháy và các công việc tự quản địa phương. Chính phủ Trung ương vận hành nền hành chính với sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương - đó là những công việc thực thi luật, thực hiện chính sách. Ví dụ như, xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay, cầu cảng cần tầm nhìn toàn quốc, nhưng việc triển khai thực hiện được tiến hành ở địa phương. Các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đều được quyết định bằng luật và phù hợp với nguyên tắc tự quản địa phương. Chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường ngày của cộng đồng. Chính quyền trung ương tập trung giải quyết các vấn đề vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cính quyền địa phương. Ví dụ: chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về hỗ trợ tài chính, đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa các vùng, chịu trách nhiệm chỉ đạo giám sát chính sách ấy, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động địa phương theo hướng của chính phủ, tuy nhiên, cách thức đi như thế nào thì địa phương có quyền tự quyết định. Trong quan hệ tài chính, Chính phủ Trung ương hỗ trợ cho chính quyền địa phương dưới hình thức thuế phân bổ địa phương. 40% thuế được thu bởi chính quyền địa phương và 60% thuế được thu bởi chính quyền trung ương. Tuy nhiên, về vấn đề chi tiêu thuế, 60% thuế được chi tiêu bởi chính quyền địa phương, 40% thuế được chi tiêu bởi chính quyền trung ương và 20% thuế còn lại được chuyển giao từ trung ương xuống địa phương do tại Nhật tồn tại các cấp thành phố khác nhau. Thành phố lớn như Tokyo thu được một lượng thuế lớn trong khi đó những vùng nông thôn khác thì không thu được nhiều thuế như vậy. vì vậy mà 20% thuế được chuyển giao kể trên là để cân bằng sự phát triển giữa các thành phố “Trong quan hệ nhân sự, nhiều công chức được Chính phủ phân về Chính quyền địa phương. Họ thường được giao các vị trí quan trọng. Sau vài năm luân chuyển, hầu hết quay lại cơ quan trước đây. Một số ở lại và được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn. Chính phủ Trung ương cũng chấp nhận công chức đến từ chính quyền địa phương. Khi có bất đồng giữa Chính phủ Trung ương với chính quyền địa phương, Ủy ban giải quyết bất đồng được thành lập, bao gồm các thành viên ngoài Chính phủ để xem xét và đưa ra những khuyến nghị công bằng và trung lập”