Trong thời chiến, Việt Nam từng gây ra tội ác nào chưa?

  1. Lịch sử

Những tội ác của bọn thực dân cho VN thời chiến có lẽ cả thế giới đều thấy, quá thảm khốc. Thế còn Việt Nam thì sao? Việt Nam từng gây ra tội ác hay có hành vi ghê rợn nào trong thời chiến không?

Từ khóa: 

lịch sử

cái này thì mình không tìm hiểu, nhưng thường trong chiến tranh, cướp-hiếp-giết là điều tất yếu sẽ xảy ra, chỉ cần một xã hội loạn lạc là nó sẽ xảy ra, vũ lực sẽ lên ngôi thay thế mọi luật pháp, lý lẽ. muốn biết quân đội Việt Nam có gây ra tội ác nào chưa thì hãy hỏi phía đối lập (Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Khmer Đỏ.., thời xa xưa hơn nữa là dân Trung Quốc thời Tống, dân Chiêm Thành bị Lý Thường Kiệt càn quét). lịch sử có tính khách quan, nhưng không trung thực, vì lịch sử do phe thắng trận viết nên.
Trả lời
cái này thì mình không tìm hiểu, nhưng thường trong chiến tranh, cướp-hiếp-giết là điều tất yếu sẽ xảy ra, chỉ cần một xã hội loạn lạc là nó sẽ xảy ra, vũ lực sẽ lên ngôi thay thế mọi luật pháp, lý lẽ. muốn biết quân đội Việt Nam có gây ra tội ác nào chưa thì hãy hỏi phía đối lập (Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Khmer Đỏ.., thời xa xưa hơn nữa là dân Trung Quốc thời Tống, dân Chiêm Thành bị Lý Thường Kiệt càn quét). lịch sử có tính khách quan, nhưng không trung thực, vì lịch sử do phe thắng trận viết nên.

Nhiều chứ... Chẳng hạn như cách dân tộc Chăm Pa ở thế kỉ 13 trải dài đến tận Quảng Trị ngày nay... bây giờ họ ở đâu nhỉ? 1 góc nhỏ bé ở Bình Thuận, Bình Định, điều gì đã xảy với 1 vương quốc còn lớn hơn Đại Việt?

Nhưng trước đó nên định nghĩa thế nào là tội ác? 1 người anh hùng có thể giết 10 vạn tên địch chiến trường cũng là tên sát nhân hàng loạt nếu hắn ta giết 10 vạn người ở thời bình.

Bản chất của hành vi giết người không khác nhau, và cũng không ai được dùng mục đích để bao biện cho hành động, nhưng dường như nếu gắn nó với làm việc vì công chúng thì được giảm chút đạo đức nhỉ?
Nói chung ấy, chiến tranh là nơi mọi lằn ranh đạo đức, lý lẽ của con người bị xóa nhòa, và vì thế người phương Tây từng có 1 câu nói rất hay là đạo đức chỉ dành cho kẻ sống sót thôi, lúc phải chiến đấu vì sống hay chết thì đạo đức là thứ loài người ít quan tâm nhất!

Cuộc chiến nào mà không có đau thương? Kẻ thắng sẽ viết nên lịch sử để ca ngợi chúng. Không cần thiết phải quan trọng quá vấn đề này. Hãy xem những thứ đó như là những điều tất yếu không thể tránh khỏi, trong quá trình phát triển của lịch sử loài người. Châu Âu tìm ra Châu Mỹ trước nên họ xâm lược Châu Mỹ đó là chuyện tất yếu. Cũng như nếu một ngày nào đó người ngoài hành tinh mà tìm ra trái đất trước, thì chắc chắn chúng sẽ xâm lược trái đất thôi

Dĩ nhiên là có, cứ nghĩ đến việc người thân bị giặc tàn sát thì chẳng có ai từ bi nỗi đâu. Nổi tiếng nhất có thể kể đến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan của Việt Nam Cộng Hoà đã bắn chết một chiến sĩ cộng sản ngay giữa đường phố.
Theo tài liệu của ông Lão Ngoan Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém (Đại Uý phía cộng sản) đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp VNCH ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.
Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được bá cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường.
Hành động này đã được chụp lại và góp phần thúc đẩy dư luận thế giới lên án cuộc chiến tranh ở VN.
Chiến tranh thì bên nào cũng có lí lẽ của riêng mình, bên nào cũng có tội ác, khổ nhất vẫn là người dân của 2 chiến tuyến. Hậu thế chỉ nên nhìn lại lịch sử chứ không nên phán xét. Và khi nhìn lại cũng phải nhìn từ hai phía để tạo chính kiến cho bản thân.
Chế độ nào cũng có mặt tốt và xấu, tuy nhiên để đảm bảo chính quyền không bị lung lay thì các hành vi như vậy sẽ không được nêu ở trong các văn bản giáo dục, sách giáo khoa.😁😁