Trung Quốc: thành công trong nghiên cứu về giao phối đồng giới ở chuột

  1. Khoa học

Mới đây vào ngày 11/10/2018, giới khoa học Trung Quốc đã tuyên bố công trình nghiên cứu về giao phối đồng giới ở chuột tại Học viện Khoa học Trung Quốc đã gặt hái một số thành công. Điều này sẽ giúp tạo tiền đề cho rất nhiều nghiên cứu và phát hiện mới về vấn đề giao phối đồng giới ở các loài động vật khác, kể cả con người.


Nguồn: BBC.com

Nghiên cứu giao phối đồng giới ở chuột

Việc nghiên cứu về giao phối đồng giới ở các loài động vật có vú, ví dụ như chuột, thực chất không phải một vấn đề mới lạ. Nhiều nhà khoa học tại khắp nơi trên thế giới đã và đang tiến hành những thí nghiệm này, nhưng gần như chưa gặt hái được bất cứ thành công nào.

Do đó, việc các nhà nghiên cứu y sinh tại Học viện Khoa học Trung Quốc giúp cho các cặp chuột đồng giới sinh sản thành công đã tạo ra một tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học toàn thế giới.


Tại sao khó thực hiện giao phối đồng giới?

Được biết, lý do chính khiến cho việc giao phối đồng giới thực sự khó thực hiện là bởi vì: đối với các loài động vật có vú, thường duy trì nòi giống thông qua giao phối dị tính (đực và cái), ở các cá thể F2 (thế hệ đời con) có tồn tại một số gene ẩn mà chỉ có thể được kích hoạt nếu các cá thể F2 này ra đời nhờ vào giao phối dị tính. Quá trình kích hoạt các gene ẩn này còn được gọi là imprinting.

Trong quá trình giao phối đồng giới, các gene ẩn này không được kích hoạt, và do đó sẽ cản trở sự kích hoạt và phát triển của một chuỗi những gene khác trong cơ thể của các cá thể F2, khiến cho các cá thể này trở nên yếu ớt và thường chết ngay sau khi được sinh ra.

Nguồn: Genetic Literacy Project

Giải pháp cho giao phối đồng giới

Để khắc phục khó khăn này, các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc đã áp dụng một phương pháp kỹ thuật cao gọi là CRISPR - một phương pháp giúp khống chế và loại bỏ các gene ẩn khỏi cơ thể của các cá thể F2, tạo điều kiện cho các gene khác không bị cản trở kích hoạt, và do đó các cá thể F2 sau khi được sinh ra sẽ có khả năng sống sót và khỏe mạnh.

Được biết, cho đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ gặt hái được một số thành công nhất định khi giao phối 2 chuột cái với nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết: trong số 210 phôi thai được tiến hành thí nghiệm, chỉ có 29 phôi thai phát triển một cách tương đối khỏe mạnh và nở thành chuột con F2. Các chuột con F2 này được cho là có khả năng sinh sản, giống như 2 chuột mẹ F1 của chúng, nhưng phần lớn vẫn có nhiều biểu hiện khiếm khuyết so với chuột con được sinh ra qua giao phối dị tính thông thường.

Đối với việc giao phối đồng giới giữa 2 chuột đực, các nhà nghiên cứu tại Học viện cho biết rằng đến tận thời điểm này họ vẫn chưa gặt hái được bất cứ thành công nào. Các cá thể chuột con F2 từ 2 chuột bố F1 khi ra đời đều yếu ớt và chết trong vòng 48 giờ.

Nguồn: SBS

Ứng dụng trong tương lai của giao phối đồng giới

Tuy thành công còn hạn chế, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết trong vòng khoảng 15 năm tới, việc ứng dụng công nghệ loại bỏ các gene ẩn này hoàn toàn có thể được ứng dụng cho cơ thể người. Việc này sẽ tạo điều kiện giúp cho các cặp vợ chồng đồng giới có thể có con với nhau.

Khi được hỏi về nghiên cứu này, tiến sỹ Teresa Holm tại trường Đại học Auckland, New Zealand, cho biết cô thấy được tiềm năng rất lớn từ phương pháp giao phối đồng giới và kỹ thuật CRISPR. Tuy nhiên, "nhiều vấn đề và mối lo ngại về mặt đạo đứctính an toàn của phương pháp này cần phải được thông qua", cô cho biết.


Nguồn:

Berson, S. (2018) Scientists created baby mice with two same-sex parents. It was easier with females. Link:

Foster, V. (2018) Researchers Have Created Healthy Mice From Same-sex Parents. But Why?. Link:

Gallagher, J. (2018) Same-sex mice have babies. Link:

https://www.bbc.com/news/health-45801043

Từ khóa: 

giao phối đồng giới

,

giao phối đồng tính

,

giao phối dị tính

,

công nghệ sinh học

,

khoa học

Sao phải mất công thế nhể, cho phép nhân bản vô tính rồi nhân bản người lên là được rồi.

Trả lời

Sao phải mất công thế nhể, cho phép nhân bản vô tính rồi nhân bản người lên là được rồi.

trời ơi chị nhìn thấy chuột chị sợ lắm nên ko thể đọc hết bài và phản đối tất cả những thứ nhân giống được loài này :((