Về bản chất, đạo đức là tương đối hay tuyệt đối, chủ quan hay khách quan?

  1. Phong cách sống

  2. Văn hóa

Từ khóa: 

phong cách sống

,

văn hóa

Đạo đức nếu để nói nó là chủ quan hay khách quan thì còn phụ thuộc vào hoàn cảnh xảy ra. 

Ví dụ như này, bạn thấy 2 người đang to tiếng với nhau, quan sát 1 hồi là 2 mẹ con đang cãi nhau. Người con thì lớn tiếng quát người mẹ, bảo mẹ mình không tốt, thiếu trách nhiệm, vô tâm. Người mẹ thì quát lại người con vô lễ, dám cãi người lớn, cho ăn học h quay lại nói cha mẹ mình. 

Thông thường ng ngoài nhìn vào sẽ nghĩ ng con này đúng là đạo đức có vấn đề sao lại làm thế. Nhưng có ai tìm hiểu lý do đằng sau cái hành động đó của 2 mẹ con, vì sao lại cãi nhau. Nếu lý do là người mẹ đã sai, mà ng con nhiều lần khuyên nhủ ko được, phải lớn tiếng như vậy. Liệu bạn biết được có cho là ng con đó không có đạo đức nữa hay ko?

Xã hội ngày nay rất nhiều câu chuyện tương tự như thế xảy ra, tiktok mạng xã hội rất nhiều đoạn clip cắt ghép, ko đúng sự thật, ngta phê phán lên án nhân vật trong câu chuyện nhưng sự thật có đúng như vậy?

Mọi thứ nên chỉ nhìn với sự khách quan, mình đâu có biết sự thật ntn. Khi nào sự thật thật sự được phơi bày bởi pháp luật, khi đấy mới đánh giá được 1 phần hành vi của những người trong câu chuyện đó mà thôi.

Trả lời

Đạo đức nếu để nói nó là chủ quan hay khách quan thì còn phụ thuộc vào hoàn cảnh xảy ra. 

Ví dụ như này, bạn thấy 2 người đang to tiếng với nhau, quan sát 1 hồi là 2 mẹ con đang cãi nhau. Người con thì lớn tiếng quát người mẹ, bảo mẹ mình không tốt, thiếu trách nhiệm, vô tâm. Người mẹ thì quát lại người con vô lễ, dám cãi người lớn, cho ăn học h quay lại nói cha mẹ mình. 

Thông thường ng ngoài nhìn vào sẽ nghĩ ng con này đúng là đạo đức có vấn đề sao lại làm thế. Nhưng có ai tìm hiểu lý do đằng sau cái hành động đó của 2 mẹ con, vì sao lại cãi nhau. Nếu lý do là người mẹ đã sai, mà ng con nhiều lần khuyên nhủ ko được, phải lớn tiếng như vậy. Liệu bạn biết được có cho là ng con đó không có đạo đức nữa hay ko?

Xã hội ngày nay rất nhiều câu chuyện tương tự như thế xảy ra, tiktok mạng xã hội rất nhiều đoạn clip cắt ghép, ko đúng sự thật, ngta phê phán lên án nhân vật trong câu chuyện nhưng sự thật có đúng như vậy?

Mọi thứ nên chỉ nhìn với sự khách quan, mình đâu có biết sự thật ntn. Khi nào sự thật thật sự được phơi bày bởi pháp luật, khi đấy mới đánh giá được 1 phần hành vi của những người trong câu chuyện đó mà thôi.

Quan điểm của mình là có một chuẩn mực đạo đức khách quan làm chuẩn; nếu không đúng-sai chẳng có ý nghĩa gì và hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian, không gian, tập tục, luật pháp,... Trên thực tế sẽ có vô vàn trường hợp cụ thể với những tình huống khác nhau; nhưng truy về cũng sẽ so sánh với chuẩn mực đó. (Chuẩn mực này cũng có thể được coi là tương đương với mặt trời trong chuyện cái hang của Plato. Đối với Kitô giáo thì chuẩn mực này cũng chính là Đấng Tối Cao).

Ví dụ nói giết người là sai thì vẫn không hẳn là tuyệt đối, vì có thể giết người để tự vệ hoặc người làm hành động đó không có hoàn toàn ý thức. Nhưng ta có thể nói rằng hành vi giết người với hoàn toàn ý thức về hành vi và độ nghiêm trọng, và không vì lý do chính đáng (như tự vệ) là tuyệt đối sai, dù ở bất kì trường hợp nào, luật pháp nào. 

Có một số người coi một số chuẩn mực nhân tạo (như luật pháp, tập tục, văn hóa, giáo dục) chính là chuẩn mực đạo đức khách quan, điều này không đúng; và thậm chí có thể nguy hiểm bởi các chuẩn này khác nhau ở nhiều nơi chốn, thời gian; và có thể bị thay đổi. Thế nên, đây cũng là điểm đáng được đề cập. Ví dụ luật pháp không phải lúc nào cũng sẽ trùng khớp với chuẩn mực đạo đức khách quan. Ngày xưa việc có nô lệ là hợp pháp, không có nghĩa là đó là điều đúng. 

Tóm lại, điều đúng-sai so sánh với chuẩn mực đạo đức khách quan là không thay đổi, dù ở bất kì không gian, thời gian nào. Dù vũ trụ này có tồn tại hay không, dù có con người hay không, thì những điều đó vẫn không đổi. Ví dụ: nếu hành hạ người vô tội chỉ để vui là sai, thì đó là sự thật tuyệt đối, dù con người có tồn tại hay không.

Mình nghĩ nếu bạn hỏi về bản chất thì đạo đức là đạo đức thôi :)

Bản chất của một sự vật, hiện tượng không phải là thứ mà con người có thể định nghĩa. Vì đã định nghĩa tức là đang tạo ra cách hiểu riêng rồi. Hơn nữa định nghĩa chỉ đúng trong môi trường lý tưởng còn đời sống thì biến hóa không ngừng.