Vì sao các công ty cấm nhân viên trao đổi hoặc tiết lộ về lương?

  1. Hướng nghiệp

Mình thấy công ty mình làm khá gắt gao với việc ko được tiết lộ tiền lương của nhau, thậm chí nhân sự hoặc nhân viên tiết lộ có thể bị phạt nữa. Mình không hiểu tại sao vấn đề này các công ty lại cấm và làm căng như vậy.

Đây là lần đầu tiên mình đi làm công ty nên còn nhiều bỡ ngỡ nên mong mọi người giúp mình giải thích. Cảm ơn.

Từ khóa: 

chuyện đi làm

,

hướng nghiệp

Câu chuyện 1:
Một đồng nghiệp trong cùng bộ phận với tôi (tạm gọi là A) làm việc rất chăm chỉ, luôn được tổ trưởng yêu quý và giao nhiều dự án quan trọng. Anh có năng lực rất mạnh, làm việc lại hợp tình, hợp lý, nên rất được sếp quý trọng. Một đồng nghiệp khác (tạm gọi là B ) ở bộ phận khác thì ngược lại. Anh ta chỉ là một người bình thường, trong công việc cũng không có gì nổi trội, thỉnh thoảng còn mắc một vài lỗi sai. 
Sau này khi B chuẩn bị nghỉ việc, lúc bàn giao công việc cho tôi, tôi có hỏi qua B thì được biết thu nhập hàng năm của anh ấy ở công ty rơi vào khoảng 200.000 NDT. Tối hôm đó khi tôi đi ăn với A, tôi tiết lộ với anh ấy rằng lương hàng năm của B là 200.000 NDT, nhưng A tỏ ra rất ngạc nhiên, thậm chí còn nói đó là chuyện không thể. Tôi bảo, B sắp nghỉ việc, không có chuyện gì phải nói dối. Tuy nhiên, A vẫn lắc đầu bảo không thể. Kỳ thực sau này tôi mới biết hóa ra không phải A không tin, mà chẳng qua anh ấy không chấp nhận được.
Thu nhập của A một năm là 150.000 NDT, ít hơn B 50.000 NDT. A tài giỏi hơn B, lại được lãnh đạo yêu quý hơn, tại sao lương của B lại cao hơn A? Hóa ra ở trong bộ phận của B trước đây có 3 người, sau năm 2017, 2 người kia liên tiếp nghỉ việc, cả bộ phận chỉ còn mình B gồng gánh, thậm chí thời điểm đó B cũng cảm thấy chán nản, định rời đi nốt và cũng đã đăng CV của mình trên các trang web tìm việc. Lãnh đạo biết chuyện, sợ rằng nếu B cũng đi mất thì bộ phận kinh doanh này sẽ không thể tiếp tục, đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị lỗ mất 1 triệu NDT. Chính vì vậy, lãnh đạo đã xin HR tăng lương cho B để giữ anh ta lại. 
Trong khi đó, A, người luôn chăm chỉ, lao vào làm mọi việc, luôn nghe lời và trung thành với lãnh đạo, lãnh đạo nhìn thấy như vậy cho rằng anh ta nhất định sẽ không rời đi, đương nhiên cũng không muốn tăng lương cho A nữa. Dù sao nhân lực của một bộ phận cũng có hạn, tiết kiệm được chút nào thì hay chút đó. Cứ như thế, A đã bị lợi dụng trong hai năm, tổng thu nhập ít hơn B hẳn 100.000 NDT.
Sau cùng, A cũng thu hết can đảm để đề xuất tăng lương với lãnh đạo. Thật đáng tiếc dự án năm nay làm không tốt, lương bổng của mọi người đều bị khấu trừ chứ chẳng được tăng thêm. Tệ hơn nữa, tổ trưởng của bộ phận của chúng tôi còn bị sa thải, khiến toàn bộ bộ phận đều bị xếp vào nhóm kinh doanh cận biên. Nhóm kinh doanh cận biên sẽ bị trả lương rất thấp, và có khả năng trong vài năm tới, chúng tôi sẽ không thể tăng lương. Gia đình A rất khó khăn, nếu có thêm 100.000 NDT/năm thì có thể giúp anh ấy giải quyết rất nhiều vấn đề. 
Nhưng vì không biết mức lương của mọi người trong công ty nên anh ấy luôn cảm thấy hài lòng về bản thân, nghĩ rằng mình được lãnh đạo coi trọng nên chắc chắn mình phải là người có mức lương cao nhất trong số đám nhân viên và chỉ dưới quyền của lãnh đạo mà thôi. Kết quả thực tế đã tát vào mặt anh ấy một cách nặng nề. Nếu biết trước thu nhập của người khác và biết mình thiệt thòi, tôi nghĩ chắc hẳn A đã đòi tăng lương từ lâu rồi, cũng tránh được cảnh bị rơi vào tình thế bị động như vậy.
Câu chuyện 2:
Một trường hợp khác, một đồng nghiệp của bạn tôi trong giờ ăn trưa đã tìm anh ấy để phàn nàn về công ty. Cô ta nói lương của mình quá thấp, không biết khi chuyển việc mới thì nên yêu cầu mức lương như thế nào. Quả thực khi biết về mức lương của cô ta, bạn tôi cảm thấy không hề vui vẻ, tâm lý dần mất thăng bằng và cảm thấy mỗi sáng đi làm đều như cực hình. 
Vị đồng nghiệp kia thường xuyên được đi công tác gặp gỡ khách hàng, không bao giờ phải làm thêm giờ và mức lương thì tương đương với mức lương của bộ phận R&D của bạn tôi. Trong khi đó, mỗi lần có dự án đến, bạn tôi đều phải tăng ca, làm việc ngày đêm, ăn ngủ ở công ty, thậm chí nhà cũng không về, bị khách hàng thúc giục liên tục và ngày nào cũng cảm thấy rất mệt mỏi. 
Đây chỉ là hai ví dụ về việc vì sao các công ty luôn yêu cầu nhân viên phải bảo mật về lương, thậm chí ở một số nơi, điều khoản bảo mật này còn được thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu vi phạm, bạn sẽ bị công ty sa thải. Thực tế, các công ty làm việc để có thể tận dụng nhân viên của họ nhiều hơn, và việc yêu cầu giữ bí mật về lương không chỉ giúp ngăn cản nhân tài bị các công ty khác săn đón, mà còn ngăn cản nhân viên biết giá trị thực tế của họ trên thị trường để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. 
Câu chuyện tham khảo của bạn Đồng Nghị/Đi làm đừng đi lầm
Trả lời
Câu chuyện 1:
Một đồng nghiệp trong cùng bộ phận với tôi (tạm gọi là A) làm việc rất chăm chỉ, luôn được tổ trưởng yêu quý và giao nhiều dự án quan trọng. Anh có năng lực rất mạnh, làm việc lại hợp tình, hợp lý, nên rất được sếp quý trọng. Một đồng nghiệp khác (tạm gọi là B ) ở bộ phận khác thì ngược lại. Anh ta chỉ là một người bình thường, trong công việc cũng không có gì nổi trội, thỉnh thoảng còn mắc một vài lỗi sai. 
Sau này khi B chuẩn bị nghỉ việc, lúc bàn giao công việc cho tôi, tôi có hỏi qua B thì được biết thu nhập hàng năm của anh ấy ở công ty rơi vào khoảng 200.000 NDT. Tối hôm đó khi tôi đi ăn với A, tôi tiết lộ với anh ấy rằng lương hàng năm của B là 200.000 NDT, nhưng A tỏ ra rất ngạc nhiên, thậm chí còn nói đó là chuyện không thể. Tôi bảo, B sắp nghỉ việc, không có chuyện gì phải nói dối. Tuy nhiên, A vẫn lắc đầu bảo không thể. Kỳ thực sau này tôi mới biết hóa ra không phải A không tin, mà chẳng qua anh ấy không chấp nhận được.
Thu nhập của A một năm là 150.000 NDT, ít hơn B 50.000 NDT. A tài giỏi hơn B, lại được lãnh đạo yêu quý hơn, tại sao lương của B lại cao hơn A? Hóa ra ở trong bộ phận của B trước đây có 3 người, sau năm 2017, 2 người kia liên tiếp nghỉ việc, cả bộ phận chỉ còn mình B gồng gánh, thậm chí thời điểm đó B cũng cảm thấy chán nản, định rời đi nốt và cũng đã đăng CV của mình trên các trang web tìm việc. Lãnh đạo biết chuyện, sợ rằng nếu B cũng đi mất thì bộ phận kinh doanh này sẽ không thể tiếp tục, đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị lỗ mất 1 triệu NDT. Chính vì vậy, lãnh đạo đã xin HR tăng lương cho B để giữ anh ta lại. 
Trong khi đó, A, người luôn chăm chỉ, lao vào làm mọi việc, luôn nghe lời và trung thành với lãnh đạo, lãnh đạo nhìn thấy như vậy cho rằng anh ta nhất định sẽ không rời đi, đương nhiên cũng không muốn tăng lương cho A nữa. Dù sao nhân lực của một bộ phận cũng có hạn, tiết kiệm được chút nào thì hay chút đó. Cứ như thế, A đã bị lợi dụng trong hai năm, tổng thu nhập ít hơn B hẳn 100.000 NDT.
Sau cùng, A cũng thu hết can đảm để đề xuất tăng lương với lãnh đạo. Thật đáng tiếc dự án năm nay làm không tốt, lương bổng của mọi người đều bị khấu trừ chứ chẳng được tăng thêm. Tệ hơn nữa, tổ trưởng của bộ phận của chúng tôi còn bị sa thải, khiến toàn bộ bộ phận đều bị xếp vào nhóm kinh doanh cận biên. Nhóm kinh doanh cận biên sẽ bị trả lương rất thấp, và có khả năng trong vài năm tới, chúng tôi sẽ không thể tăng lương. Gia đình A rất khó khăn, nếu có thêm 100.000 NDT/năm thì có thể giúp anh ấy giải quyết rất nhiều vấn đề. 
Nhưng vì không biết mức lương của mọi người trong công ty nên anh ấy luôn cảm thấy hài lòng về bản thân, nghĩ rằng mình được lãnh đạo coi trọng nên chắc chắn mình phải là người có mức lương cao nhất trong số đám nhân viên và chỉ dưới quyền của lãnh đạo mà thôi. Kết quả thực tế đã tát vào mặt anh ấy một cách nặng nề. Nếu biết trước thu nhập của người khác và biết mình thiệt thòi, tôi nghĩ chắc hẳn A đã đòi tăng lương từ lâu rồi, cũng tránh được cảnh bị rơi vào tình thế bị động như vậy.
Câu chuyện 2:
Một trường hợp khác, một đồng nghiệp của bạn tôi trong giờ ăn trưa đã tìm anh ấy để phàn nàn về công ty. Cô ta nói lương của mình quá thấp, không biết khi chuyển việc mới thì nên yêu cầu mức lương như thế nào. Quả thực khi biết về mức lương của cô ta, bạn tôi cảm thấy không hề vui vẻ, tâm lý dần mất thăng bằng và cảm thấy mỗi sáng đi làm đều như cực hình. 
Vị đồng nghiệp kia thường xuyên được đi công tác gặp gỡ khách hàng, không bao giờ phải làm thêm giờ và mức lương thì tương đương với mức lương của bộ phận R&D của bạn tôi. Trong khi đó, mỗi lần có dự án đến, bạn tôi đều phải tăng ca, làm việc ngày đêm, ăn ngủ ở công ty, thậm chí nhà cũng không về, bị khách hàng thúc giục liên tục và ngày nào cũng cảm thấy rất mệt mỏi. 
Đây chỉ là hai ví dụ về việc vì sao các công ty luôn yêu cầu nhân viên phải bảo mật về lương, thậm chí ở một số nơi, điều khoản bảo mật này còn được thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu vi phạm, bạn sẽ bị công ty sa thải. Thực tế, các công ty làm việc để có thể tận dụng nhân viên của họ nhiều hơn, và việc yêu cầu giữ bí mật về lương không chỉ giúp ngăn cản nhân tài bị các công ty khác săn đón, mà còn ngăn cản nhân viên biết giá trị thực tế của họ trên thị trường để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. 
Câu chuyện tham khảo của bạn Đồng Nghị/Đi làm đừng đi lầm