Vì sao lại có 10 can và 12 chi?

  1. Văn hóa

🌟Chúng ta đã quá quen thuộc với 12 con giáp và 10 can trong Âm lịch rồi đúng không nào?. Và hai thành tố tạo nên một năm Âm lịch đó chúng ta gọi là Can Chi.

🌠Thuở xa xưa, khi quan sát quĩ đạo các hành tinh, người Trung Hoa xưa lấy thiên cực Bắc làm gốc, rồi dựa theo 8 cung Bát quái để xác định tọa độ. Sau rất nhiều năm quan sát và ghi chép lại, họ đưa ra các nhận xét của mình. Một số nhận xét về chu kỳ (trở về vị trí cũ trên bầu trời) của các hành tinh khá chính xác của họ như sau:

Sao Thủy khoảng ¼ năm
Sao Kim khoảng 0,6 năm
Sao Hỏa khoảng 2 năm
Sao Mộc khoảng 12 năm
Sao Thổ khoảng 30 năm.

⭐Các nhà làm lịch đã dùng 3 hành tinh là Hỏa, Mộc, Thổ làm chuẩn, bội số chung nhỏ nhất của chúng là 60 tức là phải sau khoảng 60 năm, các hành tinh trên mới có được vị trí (tương đối với nhau) gần giống như cũ.

🌠Sao Hỏa sau 1 năm lại chuyển sang vị trí đối diện, rồi 1 năm sau lại về vị trí cũ, trở thành sao làm chuẩn cho chu kì 1 năm âm và 1 năm dương. Sao Mộc có chu kỳ 12 năm được lấy làm chuẩn để tính năm, nên gọi là Tuế Tinh (không nên nhầm lẫn với Tuệ tinh là sao chổi) Sao Thổ lâu nhất, gọi là Thiên Can (có phải là năm nay là năm Kỷ Hợi thì phải đến 60 năm nữa mới lại đến năm Kỷ Hợi khác không?).

🌟Sau khi kết hợp cả thuyết Ngũ hành và âm dương, thì con số 5 được nhân lên cho 2 trở thành 10 Can, ứng với Ngũ hành, 1 hành âm và 1 hành dương. Còn 12 năm của Tuế Tinh thành Chi.

🔶Rõ ràng Can Chi ra đời còn muộn hơn Ngũ hành, và càng muộn hơn thuyết âm dương, mãi khoảng đầu công nguyên mới có. Và việc gán tên Chi bằng tên các con vật còn xảy ra muộn hơn nữa.

Tác giả: Robert Nguyen.

Bài viết có tham khảo nguồn từ trang Thiên văn Việt Nam (VACA).

Ảnh sưu tầm.

photo1549375611180-1549375611532-crop-15493757492191927715013
Từ khóa: 

văn hóa