Thoáng nghĩ về mục đích của kì thi THPTQG

  1. Giáo dục

Tôi vừa lướt Facebook và bắt gặp bài viết của một chị nào đó tôi follow. Dưới phần comment, chị cho rằng cách tuyển sinh hiện nay là không ổn, vì những bài thi chỉ có nội dung liên quan đến kiến thức phổ thông, không cho thấy sự phù hợp với ngành học.

Screenshot_2019-04-14 Thu Phương Hoàng - Thu Phương Hoàng

Tôi vội vã unfollow chị này, và liệt chị ấy vào dạng "phản động giáo dục" (xem hai bài viết đính kèm sau đây để hiểu về khái niệm này trong tư tưởng của tôi).

Cái sai thứ nhất của chị: Bộ GD&ĐT không bắt buộc các trường dùng kết quả kì thi THPTQG làm phương thức tuyển sinh duy nhất.

Thật vậy, Bộ GD&ĐT trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường, kì thi THPTQG chỉ đảm nhận nhiệm vụ chính là xét tốt nghiệp THPT. Mỗi trường có quyền quyết định sử dụng phương thức tuyển sinh khác để lựa chọn sinh viên phù hợp; chẳng hạn như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dành 0% chỉ tiêu cho kết quả thi THPTQG, hay phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu ứng viên phải có bài luận viết tay trình bày động cơ học tập và sự phù hợp của năng lực bản thân với ngành học, trường học...

Như vậy, việc các trường đại học vẫn dành một số chỉ tiêu nhất định để tuyển sinh dựa vào kết quả THPTQG chứng tỏ kì thi này vẫn có ý nghĩa nhất định trong việc lựa chọn sinh viên phù hợp.

Đây là cái sai thứ hai của chị.

Với một học sinh phổ thông, không thể tiến hành thi các môn chuyên ngành để đánh giá xem thí sinh có phù hợp với ngành hay không. Việc đó chỉ tiến hành khi tuyển sinh sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) mà thôi. Chẳng hạn, bây giờ tôi đang học lớp 11, muốn thi vào ngành Giáo dục học, làm sao em đủ khả năng làm 1 bài thi môn Cơ bản (chẳng hạn Triết học) và 1 bài thi môn Cơ sở (chẳng hạn Giáo dục học đại cương) đây?

Trong trường hợp đó, việc thi kiến thức phổ thông là lựa chọn hợp lí. Thứ nhất, kiến thức phổ thông (thuộc các môn trong tổ hợp xét tuyển) luôn có ý nghĩa ứng dụng nhất định đối với ngành học. Thứ hai, cách làm bài thi thể hiện ý thức, nỗ lực học tậpkhả năng tư duy, thu nhận kiến thức - như tôi vẫn thường nói đùa rằng những kì thi là để loại những "thằng ngu" ra khỏi cuộc chơi. Chừng đó là đủ để các trường đại học vẫn tin tưởng dùng kết quả kì thi THPTQG để tuyển sinh.

Chẳng có cái kết nào cho bài viết này, vì những tư duy khắt khe của người Việt với chính nền giáo dục nước nhà không bao giờ dừng lại.

Từ khóa: 

thptqg

,

tuyển sinh đại học

,

giáo dục