Vì sao tiểu thương ở chợ thường hay ''chửi thề'', có phải đó là một nét văn hoá?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Nếu văn hóa được định nghĩa như là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử hay lối sống, cách ứng xử có trình độ cao thì quả thật chửi cũng là một nét văn hóa.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. Bên cạnh chửi tục, người ta còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa kinh khủng mà người ta cũng gộp luôn vào, mở rộng thuật ngữ chuyên “chửi”. Ở đây cũng cần phân biệt giữa “chửi thề” và “chửi”: chửi thề là văng tục, chửi vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào - kể cả lúc vui, chửi mà không có dụng ý bôi nhọ, không nhằm đối tượng nào; chửi thường nhắm đích danh người nào đó và thường trong lúc giận dữ, có dụng ý.
Cá nhân mình thì việc các tiểu thương "chửi" như cãi lộn thì không coi đó là văn hóa mà chỉ coi đó là thói quen, đặc trưng của những tiểu thương ở chợ khi mà họ chửi. Còn tại sao mà họ chửi thì mình nghĩ có vô vàn lí do:
- Do khách hỏi không mua 
- Do khách trả giá thấp
- Do khách kì kèo qua lại
- Do cạnh tranh với mụ bán cá/bán rau bên cạnh
- Do các tiểu thương hớt tay trên, tranh khách của nhau, nói xấu nhau,...
- Do bực tức chuyện cá nhân......
- Do chửi xong thì khách hàng rén -> mua hàng:)))
Sương sương thế thôi, ai từng bị chửi thì chắc là người hiểu rõ nhất. :)))
Trả lời
Nếu văn hóa được định nghĩa như là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử hay lối sống, cách ứng xử có trình độ cao thì quả thật chửi cũng là một nét văn hóa.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm có đoạn: “Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một nghệ thuật độc nhất vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được”. Nghệ thuật chửi Việt Nam chủ yếu xuất phát từ miền Bắc do nếp sống cộng đồng tình cảm, ưa tế nhị và để tránh cái thô tục không cần thiết, người ta có hàng trăm cách, trăm lối diễn tả xa xôi, bóng gió được coi là tao nhã mà vẫn làm đối thủ tức đến hộc máu mồm. Bên cạnh chửi tục, người ta còn có lối nói mát, nói mỉa, nói xéo, chê bai cũng độc địa kinh khủng mà người ta cũng gộp luôn vào, mở rộng thuật ngữ chuyên “chửi”. Ở đây cũng cần phân biệt giữa “chửi thề” và “chửi”: chửi thề là văng tục, chửi vô tội vạ, chửi bất cứ lúc nào - kể cả lúc vui, chửi mà không có dụng ý bôi nhọ, không nhằm đối tượng nào; chửi thường nhắm đích danh người nào đó và thường trong lúc giận dữ, có dụng ý.
Cá nhân mình thì việc các tiểu thương "chửi" như cãi lộn thì không coi đó là văn hóa mà chỉ coi đó là thói quen, đặc trưng của những tiểu thương ở chợ khi mà họ chửi. Còn tại sao mà họ chửi thì mình nghĩ có vô vàn lí do:
- Do khách hỏi không mua 
- Do khách trả giá thấp
- Do khách kì kèo qua lại
- Do cạnh tranh với mụ bán cá/bán rau bên cạnh
- Do các tiểu thương hớt tay trên, tranh khách của nhau, nói xấu nhau,...
- Do bực tức chuyện cá nhân......
- Do chửi xong thì khách hàng rén -> mua hàng:)))
Sương sương thế thôi, ai từng bị chửi thì chắc là người hiểu rõ nhất. :)))

Chửi thề là nét văn hóa của người Việt luôn rồi, đâu chỉ hiện hữu ở mỗi phiên chợ hàng ngày đâu mà 😂 Giờ bạn ngồi trà đá là cũng nghe chửi, ngồi cà phê cũng nghe đủ thể loại mồm miệng uống được một ngụm, phun 3 câu chửi thề, các nhà hàng, bia tươi, trường học, công sở,...tất cả mọi nơi ở VN này đều tồn tại văn hóa chửi thề cả nhé. 

Thực ra, cũng tùy từng khu chợ thì mới có kiểu chửi thề thôi. Không phải là tất cả, mà cũng không phải là đa số. Tôi sống ở Hà Nội cũng khá lâu rồi, bản thân tôi cũng thường hay đi chợ với mẹ nên biết sơ sơ. Thường các bạn ở HN sẽ gặp văn hóa "chửi thề" nếu đi mua ở các chợ nổi tiếng như chợ Hàng Bè, chợ Đồng Xuân, chợ Ngã Tư Sở,... đại khái đây là những khu chợ nổi tiếng về việc buôn bán, cũng như là giang hồ khét tiếng khi xưa nên các văn hóa giang hồ, chợ lớn nó vẫn tồn tại từ thời ấy đến giờ, các tiểu thương ở đó cũng rất tự tin về mặt hàng họ bán được, vì thế bản thân họ cũng hay xem thường khách hàng và luôn giữ cái tư tưởng "Vắng mợ thì chợ vẫn đông", không lo sợ mất uy tín, hoặc mất điểm trước khách hàng....Ngoài những khu chợ đó thì khu chợ nào cũng ít cái văn hóa chửi thề này, có những phiên chợ hầu như là không có. Những tiêu thương ở khu chợ lẻ, chợ nhỏ thường rất hiền lành và họ còn cả tin đến nỗi cho mình nợ tiền hôm sau trả trong khi bản thân còn mới giao tiếp với họ 1 lần TT. Cho nên mình không nghĩ việc chửi thề nó rầm rộ tới mức được xưng danh làm một nét văn hóa của phiên chợ được. 

https://cdn.noron.vn/2022/11/19/11full-1668849264.jpg
Chợ Hôm - Đức Viên HN. Một khu chợ mà mẹ mình và mình di chuyển đến nhiều nhất để lấy vải. Con người ở đây họ văn minh và hiền lành lắm, nên mình hay thích đi chợ này với mẹ.

Tôi không nhớ nó xuất phát từ bao giờ, nhưng khi nhắc đến việc chửi thề hoặc ám chỉ đến sự vô văn hóa thì người ta thường nhắc đến từ "đầu đường xó chợ"; văn hóa "chợ búa"; hay được ví như mấy bà bán cá, bán thịt....Nói chung những thứ gì tiêu cực thì người ta đều ví von với văn hóa ở chợ. Có lẽ sự chửi thề nó từ thói quen của một nhóm cá thể sau đó lan truyền ra khắp khu chợ, và từ đó chửi thề trở thành văn hóa của tiểu thương ở chợ thường. Họ chửi để bán được hàng, họ chửi để than vãn cuộc sống, họ chửi cho vui, họ chửi như một cách giao tiếp, họ chửi vì...người khác cũng chửi.

Có lẽ đi chợ để không bị "chặt chém" về giá cả và mua được đồ tươi ngon không phải là chuyện dễ dàng, bắt buộc bạn phải có bản lĩnh và mặc cả ngược lại với người tiểu thương kai! Tôi đã thử và cũng đã bị chửi, nhưng là mẹ tôi chửi....Tuy nhiên, không phải hàng quán nào cũng phải chửi thề thì mới hòa nhập được với văn hóa chợ, có những con người làm ăn rất lương thiện và hiền lành. Tôi nghĩ họ là những bông hoa tạo hương thơm cho cả khu chợ này, và điều ấy đan xen cùng văn hóa "chửi thề" nên tạo ra một viên chợ rất chi là nhộn nhịp, rôm rả,...Chính vì điều ấy, nên có những người khách rất thích việc đi chợ, họ cũng thích việc "chửi" và không khí nơi đây, rôm rả và tình nghĩa. Thế nên nói nó chính là nét văn hóa thì đúng là không sai vào đâu được 😂