Việc hiệu trưởng cầm quyền trượng tại lễ trao bằng: Vui hay lố lăng?

  1. Giáo dục

🛑 YÊU CẦU BÁO CÁO VIỆC HIỆU TRƯỞNG CẦM QUYỀN TRƯỢNG Ở LỄ TRAO BẰNG

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã yêu cầu hiệu trưởng ĐH Kinh tế báo cáo về công tác tổ chức lễ tốt nghiệp sau khi hình ảnh người này mặc áo nhung, cầm quyền trượng gây tranh cãi.

Nội dung này nằm trong công văn ĐH Quốc gia Hà Nội gửi đến hiệu trưởng ĐH Kinh tế trong tối 31/7.

Cụ thể, văn bản nêu những ngày qua, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận nhiều ý kiến thể hiện sự không đồng tình với trang phục lễ phục mà ĐH Kinh tế sử dụng trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên và học viên của trường năm 2022 diễn ra hôm 29/7.

Vì vậy, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đề nghị hiệu trưởng ĐH Kinh tế báo cáo bằng văn bản về công tác tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đang gây tranh cãi trước ngày 2/8 tới.

Bên cạnh đó, hiệu trưởng này cần chỉ đạo rà soát, điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp, tránh lặp lại tình trạng tương tự.

Trước đó, ngày 29/7, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đại học chính quy năm 2022 cho các tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

Trong buổi lễ, hiệu trưởng mặc áo nhung, mũ và găng tay đồng màu đỏ, đeo vòng cổ và cầm quyền trượng. Thành viên ban nghi lễ mặc áo nhung đỏ pha đen, mũ màu đen, găng tay màu trắng.

Tuy nhiên, ngay sau đó, mạng xã hội xuất hiện bài đăng cùng nhiều ý kiến cho rằng trang phục của hiệu trưởng "là thứ hình thức lai căng", thể hiện sự màu mè, diêm dúa.

_________

Theo: Zing News

Từ khóa: 

hiệu trưởng

,

giáo dục

Mỗi cái áo, mũ, trượng, v.v. đều có ý nghĩa và có luật qui định. Chẳng hạn như cái áo choàng (gown) là biểu tượng của dân chủ trong học thuật, nhưng độ dài và màu sắc lại khác biệt giữa các ngành học. 
Cái mũ đó có tên là mortarboard, có nguồn gốc từ thế kỉ 15 bên Anh. Thời đó khi nô lệ được trả tự do họ đội cái mũ mortarboard, tượng trưng cho tự do. Trong khoa bảng, nó thường có hình vuông, tượng trưng cho sách vở, cho thành tựu trong sự học. Sau này, vài đại học có loại mũ tròn, thường dành cho tiến sĩ.
Cái vòng xích choàng qua cổ đó gọi là “collar”, xưa (thế kỉ 15) thường làm bằng vàng khối. Nó là biểu tượng cho chức vụ cao nhất. Ví dụ như thị trưởng thành phố khi hành lễ thì hay đeo collar. Còn hiệu trưởng đại học (Anh, Úc) thì không thấy đeo collar. 
Cây quyền trượng (mace) là tượng trưng cho uy quyền. Sự hiện diện của nó trong buổi lễ có nghĩa là có người với chức vụ cao nhất trong buổi lễ. Trong đại học, cái quyền trượng có nghĩa là đại học là ‘người’ duy trì truyền thống học thuật và uy quyền đối với những người đến đó theo học. 
Nhưng khi hành lễ nó phải được đặt trên giá nằm ngang, ý nói là chỉ sử dụng quyền lực một cách công minh. Ở các đại học Anh và Úc, hiệu trưởng không cầm quyền trượng, mà là một phụ tá cầm quyền trượng đi trước và hiệu trưởng đi sau đó. 
Thành ra, không hiểu hết mấy biểu tượng này mà chế biến ra các hình thể kì dị thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa. 
Các trường đại học ở Việt Nam nên tìm hiểu, nghiên cứu y phục truyền thống thời phong kiến ở ta (có thể vài thay đổi). Chẳng có lí do gì để bắt chước hay biến tấu từ Anh cả.
Thật tiếc cho ông Hiệu trưởng với đầy bằng cấp Âu châu.
Nguồn: Helios thư quán.
Trả lời
Mỗi cái áo, mũ, trượng, v.v. đều có ý nghĩa và có luật qui định. Chẳng hạn như cái áo choàng (gown) là biểu tượng của dân chủ trong học thuật, nhưng độ dài và màu sắc lại khác biệt giữa các ngành học. 
Cái mũ đó có tên là mortarboard, có nguồn gốc từ thế kỉ 15 bên Anh. Thời đó khi nô lệ được trả tự do họ đội cái mũ mortarboard, tượng trưng cho tự do. Trong khoa bảng, nó thường có hình vuông, tượng trưng cho sách vở, cho thành tựu trong sự học. Sau này, vài đại học có loại mũ tròn, thường dành cho tiến sĩ.
Cái vòng xích choàng qua cổ đó gọi là “collar”, xưa (thế kỉ 15) thường làm bằng vàng khối. Nó là biểu tượng cho chức vụ cao nhất. Ví dụ như thị trưởng thành phố khi hành lễ thì hay đeo collar. Còn hiệu trưởng đại học (Anh, Úc) thì không thấy đeo collar. 
Cây quyền trượng (mace) là tượng trưng cho uy quyền. Sự hiện diện của nó trong buổi lễ có nghĩa là có người với chức vụ cao nhất trong buổi lễ. Trong đại học, cái quyền trượng có nghĩa là đại học là ‘người’ duy trì truyền thống học thuật và uy quyền đối với những người đến đó theo học. 
Nhưng khi hành lễ nó phải được đặt trên giá nằm ngang, ý nói là chỉ sử dụng quyền lực một cách công minh. Ở các đại học Anh và Úc, hiệu trưởng không cầm quyền trượng, mà là một phụ tá cầm quyền trượng đi trước và hiệu trưởng đi sau đó. 
Thành ra, không hiểu hết mấy biểu tượng này mà chế biến ra các hình thể kì dị thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa. 
Các trường đại học ở Việt Nam nên tìm hiểu, nghiên cứu y phục truyền thống thời phong kiến ở ta (có thể vài thay đổi). Chẳng có lí do gì để bắt chước hay biến tấu từ Anh cả.
Thật tiếc cho ông Hiệu trưởng với đầy bằng cấp Âu châu.
Nguồn: Helios thư quán.
Những lý do theo tôi hình ảnh này khiến cộng đồng dậy sóng:
https://cdn.noron.vn/2022/08/04/2964889294200943234822876106321600319273036n-1659582575.jpg
Thứ nhất, cây quyền trượng có hình chiếc vương miện khổng lồ. Chiếc vương miện bản thân nó không có lỗi. Tuy nhiên, nó trở nên khiên cưỡng khi đặt vào bối cảnh một đất nước vốn vô cùng tự hào về lịch sử phế truất nhà vua, khiến ông phải tự trao ấn kiếm để lập ra nền dân chủ.
Ở Việt Nam, hoàng gia không phải là một yếu tố truyền thống được tôn vinh và yêu mến. Theo diễn ngôn của chính quyền và sách giáo khoa, nhiều đời vua thời sau này thậm chí đại diện cho sự đồi trụy, tham lam, vơ vét, ức hiếp dân lành, bắt tay với giặc ngoại xâm, và theo đuổi chính sách ngu dân.
Chính vì những diễn ngôn đã hằn sâu vào bộ não đó, chiếc vương miện chưa bao giờ, và cũng khó có thể trở thành biểu tượng của quyền lực trong môi trường học thuật.
Nó tạo ra sự mâu thuẫn về yếu tố lịch sử, văn hóa, giáo dục. Nó không tương thích với những câu hát dân gian từ ngàn đời này đã luôn gắn cung điện vua chúa với những đặc quyền của kẻ "con vua thì lại làm vua", nhưng "con sãi ở chùa thì sẽ tiếp tục kiếp quét lá đa".
Lý do thứ hai phức tạp hơn, và có lẽ cũng hình thành một cách vô thức hơn. Sự phản ứng ấy có thể không hẳn là nhằm vào bộ trang phục của thầy hiệu trưởng và cây quyền trượng, mà là sự hoa mỹ vào lộng lẫy của cái áo và cây quyền trượng.
Cụ thể là, cái áo có cần phải đỏ rực rỡ đến như vậy không? Cây quyền trượng có cần phải lộng lẫy, vĩ đại và gắn chiếc vương miện siêu to khổng lồ đến như vậy không?
Rất có thể từ trong tiềm thức, cái sự “rực rỡ và to đẹp” ấy trở thành “lòe loẹt phô trương” vì nhiều người cảm thấy cái vỏ không xứng với cái nhân.
Giáo dục Việt Nam dù có nhiều thành tựu nhưng có lẽ cũng là vấn đề gặp nhiều sự than phiền nhất từ người dân. Không ít kẻ cực đoan thậm chí cho rằng nền giáo dục nơi đây đã hỏng tận gốc. Điển hình trong bài này:Với họ, y phục không xứng kỳ đức, cái áo không làm nên thầy tu. Và cái sự lộng lẫy ấy không ăn nhập với chất lượng nội tại của một nền giáo dục mà điểm số gian trá và tệ mua bán bằng cấp đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện.
Tôi không biết ngoài 2 lý do như trên thì còn lý do nào để giải thích cho sự nổi giận của cộng đồng mạng mấy ngày qua khi nhìn bức ảnh một buổi lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, điều thất vọng nhất với tôi là thái độ dân túy khi nhà trường bị cấp trên yêu cầu giải trình. Điều họ làm không vi phạm pháp luật thì tại sao họ phải giải trình?
Nếu có điều gì cần làm thì đó phải là một buổi rút kinh nghiệm nội bộ sau khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía để cải tiến và thay đổi nếu cần. Việc một trường ĐH tiên phong đổi mới hình thức như vậy chắc chắn là có nhiều điều cần chỉnh sửa để tốt hơn.

Em là em thích

 

Họ cho đó làm niềm vui của họ, không may là nó không phù hợp với cái nhìn chung của giáo dục. Nếu báo chí không lên, mọi người không nói gì, thì bạn có nghĩ họ đang làm quá lên không? Là quan điểm của bạn thấy như vậy, hay bạn đang hùa theo mọi người?

Có thể nó liên quan đến chính trị, tôn giáo hoặc hình thức truyền bá tà giáo gì đó mà pháp luật và bộ gd và đt cần điều chỉnh. Vui thì ai chẳng muốn vui, nhưng với bộ mặt giáo dục thì mọi thứ thường phải đi theo quy củ từ xưa đến nay rồi, hình ảnh mà đã lan truyền xấu trên mxh sẽ ảnh hưởng lớn tới các trường Đh trực thuộc ĐH quốc gia, có thể bạn không căng nhưng rất nhiều người căng, bởi vấn đến nó không đơn giản là trang phục!

Cộng đồng mạng có vẻ hưởng ứng, ủng hộ hơn là ném đá