Viên gan B thể không hoạt động có thể lây cho người khác được không?

  1. Sức khoẻ

https://cdn.noron.vn/2020/06/15/f10e506ff83de8a924cb12898a595703.png
https://cdn.noron.vn/2020/06/15/bf991ef1562d5de693eddc56de2c75fa.png
https://cdn.noron.vn/2020/06/15/cc715ff749b556e0e3337e49b006b1ec.png
https://cdn.noron.vn/2020/06/15/e92ab3fcaa19de0d3082d5b94b771837.png
Từ khóa: 

sức khoẻ

Vấn đề liên quan đến sức khỏe thì phải gặp trực tiếp Bác sỹ để hỏi, chứ bạn hỏi trên đây chắc ít người tư vấn được cho bạn. Vì cho dù các chuyên gia ở đây rất nhiều nhưng họ chỉ tư vấn cho bạn về các mảng xã hội or khoa học tự nhiên thôi.

Theo mình tìm hiểu qua thông tin đại chúng thì được biết bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm chủ yếu qua những đường sau:

1, Lây truyền từ mẹ sang con

Các mẹ bầu khi được chẩn đoán bị viêm gan B khi mang thai em bé sẽ dễ lây nhiễm căn bệnh này từ mẹ trong quá trình cắt nhau thai. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại. Bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu và không có khả năng để kháng lại loại virus này. Nếu trẻ bị nhiễm virus viêm gan B do lây từ mẹ thì 98% những đứa trẻ này sẽ mang virus suốt đời. Trong đó, 40% sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan.

2, Lây qua đường máu

Nếu da hoặc niêm mạc của người khỏe mạnh bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B là rất cao. Virus HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân,… nhưng với nồng độ rất thấp. Nếu da hoặc niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các chất dịch này thì cũng có khả năng bị lây nhiễm HBV.

3, Lây qua đường tình dục

Trường hợp bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B thì bạn cũng sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh. Bởi virus có trong dịch tiết của người bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua những đường tình dục. Sau đó chúng di chuyển vào máu và gây ra bệnh viêm gan B.

4, Tái sử dụng kim tiêm

Bệnh viêm gan B có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng kim tiêm với người bệnh. Trường hợp này thường gặp ở những đối tượng tiêm chích ma túy.

5, Nhiễm phải máu của người bệnh

Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm virus viêm gan B thông qua quá trình chăm sóc y tế, phẫu thuật, nha khoa, xăm hình, xăm mắt, xăm môi,… bằng những vật dụng chưa được khử trùng.

6, Trong gia đình có người bị viêm gan B

Sống chung với người bị viêm gan B sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh, điều này là không thể tránh khỏi. Rủi ro này có thể đến từ việc dùng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay,…. Bất cứ thứ gì có thể chứa máu và chất dịch của người bị nhiễm bệnh đều có khả năng lây nhiễm virus HBV.

Sức khỏe là tài sản vô giá của bản thân. Vì vậy, để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình thì bạn hãy đến các cơ sở y tế có uy tín để khám và được tư vấn kịp thời nhé!

Chúc bạn có sức khỏe tốt!

Trả lời

Vấn đề liên quan đến sức khỏe thì phải gặp trực tiếp Bác sỹ để hỏi, chứ bạn hỏi trên đây chắc ít người tư vấn được cho bạn. Vì cho dù các chuyên gia ở đây rất nhiều nhưng họ chỉ tư vấn cho bạn về các mảng xã hội or khoa học tự nhiên thôi.

Theo mình tìm hiểu qua thông tin đại chúng thì được biết bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm chủ yếu qua những đường sau:

1, Lây truyền từ mẹ sang con

Các mẹ bầu khi được chẩn đoán bị viêm gan B khi mang thai em bé sẽ dễ lây nhiễm căn bệnh này từ mẹ trong quá trình cắt nhau thai. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại. Bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu và không có khả năng để kháng lại loại virus này. Nếu trẻ bị nhiễm virus viêm gan B do lây từ mẹ thì 98% những đứa trẻ này sẽ mang virus suốt đời. Trong đó, 40% sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan.

2, Lây qua đường máu

Nếu da hoặc niêm mạc của người khỏe mạnh bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B là rất cao. Virus HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân,… nhưng với nồng độ rất thấp. Nếu da hoặc niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các chất dịch này thì cũng có khả năng bị lây nhiễm HBV.

3, Lây qua đường tình dục

Trường hợp bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B thì bạn cũng sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh. Bởi virus có trong dịch tiết của người bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua những đường tình dục. Sau đó chúng di chuyển vào máu và gây ra bệnh viêm gan B.

4, Tái sử dụng kim tiêm

Bệnh viêm gan B có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng kim tiêm với người bệnh. Trường hợp này thường gặp ở những đối tượng tiêm chích ma túy.

5, Nhiễm phải máu của người bệnh

Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm virus viêm gan B thông qua quá trình chăm sóc y tế, phẫu thuật, nha khoa, xăm hình, xăm mắt, xăm môi,… bằng những vật dụng chưa được khử trùng.

6, Trong gia đình có người bị viêm gan B

Sống chung với người bị viêm gan B sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh, điều này là không thể tránh khỏi. Rủi ro này có thể đến từ việc dùng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay,…. Bất cứ thứ gì có thể chứa máu và chất dịch của người bị nhiễm bệnh đều có khả năng lây nhiễm virus HBV.

Sức khỏe là tài sản vô giá của bản thân. Vì vậy, để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình thì bạn hãy đến các cơ sở y tế có uy tín để khám và được tư vấn kịp thời nhé!

Chúc bạn có sức khỏe tốt!

Mình không phải bác sĩ nhưng có người nhà (mẹ mình) bị Viêm gan B nên có tìm hiểu. Viêm gan B ở thể không hoạt động thì không lây bạn nhé. Hoặc ở thể hoạt động mà nồng độ quá thấp cũng sẽ không lây.

Tuy vậy người thân của bạn vẫn nên xét nghiệm, tiêm vắcxin nhé.

Mình không phải là bác sĩ nhưng mình nghĩ hiện tại nó chưa hoạt động nhưng sau này có thể sẽ có biến đổi nên bạn vẫn hết sức cẩn trọng và lưu ý trong sinh hoạt để tránh lây lan cho gia đình.

Ngoài ra bạn nên tìm bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn về sức khoẻ vì mọi người thường cũng không dám chắc về kiến thức này.