Viết lại - Mô hình Self-identity (nhận biết bản thân)

  1. Phong cách sống

Bài viết này nhằm lưu lại kết quả suy nghẫm của mình sau khi đọc bài viết gốc. Bài viết có thay thế, chỉnh sửa, lược bỏ một số ý, câu từ. Một số phần mình để nguyên ý bài gốc. Các bạn đọc bài gốc qua link: https://noron.vn/post/mo-hinh-selfidentity-nhan-dang-ban-than-cua-fitzmaurice-1996--co-nhung-chua-bao-gio-cu--529827288341406357?rel=97249675912513836

Các bạn nên đọc bài gốc trước sẽ đầy đủ thông tin hơn vì mình đã đơn giản hóa nhiều để sau này cần đọc lại thì không phải nghĩ nữa.

ef777d13445bf9855fdc0c7f1120e65e


Tóm lại bài này là để hiểu về cách nhận biết bản thân, các yếu tố và mối liên hệ của các yếu tố.

Cơ thể (1), bên trong cơ thể (2), bên ngoài cơ thể (3), Các điểm tự nhận thức (4), trạng thái vào cửa tu hành (5)


1) The Container

Là khoang chứa, là hộp đựng, là con tàu, là avatar, là công cụ giao tiếp với thế giới thực

=> Cơ thể

Ví dụ: Film Avatar (2009)

poster.medium


2) Inside the container

Gồm: Linh hồn (Soul), Cái tôi (Ego), Suy nghĩ (thoughts), Cảm xúc (feelings), Cảm giác (sensations) - đến từ cơ thể, từ cái "khoang chứa", Các hình ảnh (images) 

Mối liên hệ của những thứ trên:

  • Linh hồn (Soul) - Là ta
  • Cái tôi (Ego) - môn phái nguyên bản của ta, là bản năng

Các hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin:

  • Cảm xúc (feeling) - Thông tin từ các hoạt động bên ngoài qua 5 giác quan (Thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác)
  • Cảm giác (sensations) - Thông tin từ The Container (cơ thể) báo về như lạnh, nóng, đau, tê ...
  • Suy nghĩ (thoughts) - Quá trình xử lý thông tin tiếp nhận từ cảm xúc và cảm giác
  • Các hình ảnh (images) - Kết quả của quá trình xử lý thông tin, kết tinh của suy nghĩ

Một vài film xem để hiểu hơn: Inside Out (2015) , Split (2017), Game of thrones (Có một cậu bé có khả năng tiên tri, các đoạn film ngắn trong tương lai, vì cậu bé có một bộ tiếp nhận thông tin vượt qua 5 giác quan)

maxresdefault


3) Outside the container

2 Môn phái, 2 lựa chọn để ta theo đuổi, là hệ thống cách thức phản ứng với thế giới (cách sống), chọn hướng đến môn phái 1 hoặc môn phái 2, rất hiếm người có thể hợp nhất 2 môn phái vào linh hồn mình)

Ví dụ: Film Divergent (2014), Divergent rất hiếm.

Môn phái 1: "Cái tôi trần tục" (worldly ego) - Cư sĩ

"Thứ gì làm bạn vui thì cũng chính thứ đó cũng làm bạn buồn, số âm và số dương luôn tồn tại thành 1 cặp)

Đây là mục nằm ở mé trái ngoài cùng trong mô hình trên. Mục này nói về thế giới bên ngoài và những ảnh hưởng của nó đến cái tôi của chúng ta. Cụ thể hơn, mục này muốn đề cập đến thế giới "trần tục" - tức cách mà xã hội của con người được tổ chức, cùng những quy tắc ứng xử, truyền thống và lề thói được áp đặt lên con người, bao gồm các yếu tố:

  • Vai trò (roles) đối với gia đình, công ty, quốc gia, xã hội...
  • Chức danh (titles) vd: trong công ty...
  • Cách ứng xử (behaviours) trong gia đình, trường học, công ty, xã hội...
  • Kinh nghiệm (experiences) đến từ những sai lầm và bài học trong quá khứ.
  • Suy nghĩ của người khác về bạn (people's opinions).

Các yếu tố trên đều góp phần định hình cái tôi trần tục của bạn, hay dễ hiểu hơn là "phần người" bên trong bạn.

Môn phái 2: "cái tôi siêu thức" (spiritual ego) - Tu sĩ

"Buông bỏ hoàn toàn, không vui cũng không buồn, không đau đớn, không sợ hãi, vượt qua cảm xúc; cảm giác, âm dương hợp nhất, trở thành số 0" 

Cũng có thể được dịch là "cái tôi giác ngộ". Tất nhiên ở đây mình chỉ dịch theo nghĩa đen cho các bạn dễ theo dõi. Còn về mặt khái niệm: một khi đã đạt đến cảnh giới của siêu thức, của giác ngộ, thì môn phái 1 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, bao gồm các yếu tố sau:

  • Thực tại (reality).
  • Thế giới tự nhiên/thiên nhiên (nature).
  • Vũ trụ (universe).
  • Sự đồng nhất (oneness) giữa cái tôi của chúng ta với vạn vật xung quanh, bao gồm cả những cái tôi khác.
  • Nguồn sống (source) - đây thường được cho là nguồn khởi phát ra toàn bộ các hệ sống, hệ sinh thái trong vũ trụ. Trong tôn giáo, khái niệm này còn được hiểu là "Chúa" (God).
  • Các linh hồn, linh thể (spirit) - là những thực thể sống trong những chiều không gian khác, tồn tại quanh ta nhưng lại vô hình đối với chúng ta.

Nếu các yếu tố của thế giới trần tục giúp định hình cái tôi của bạn, thì các yếu tố của thế giới tâm linh lại thúc đẩy quá trình tiêu diệt nó. Vì thế giới tâm linh nhấn mạnh sự đồng nhất (oneness) thay vì sự tách biệt (thông qua các vai trò, chức danh, kinh nghiệm...của bản thân ta).

*** Một ý tưởng nhỏ để sống cùng lúc ở 2 môn phái là: luôn hướng đến số dương lớn hơn, khi bị âm thì lập tức buông bỏ để về 0, rồi lại phấn đấu vươn đến số dương lần nữa

4bb3f3b399ac90033ef505401b919b9e5bc3f9b4



4) Identity - khả năng tự nhận thức (self-consciousness)

Chúng ta có thể nhận dạng về bản thân dưới 3 hình thức:

  • Cái khoang chứa (mục 1).
  • Phần bên trong khoang chứa (mục 2).
  • Phần bên ngoài khoang chứa (mục 3 nhưng 1 người thường sẽ chọn môn phái 1 hoặc 2, rất hiếm người có thể sống cùng lúc ở 2 môn phái)

Mình sử dụng từ "hoặc" vì bạn thường chỉ có thể theo đuổi một trong hai lối sống: trần tục hoặc tâm linh, tùy theo độ "tiến hóa" về tâm thức của bạn. Bạn khó có thể nào vừa sống trong trạng thái siêu thức, vừa nuôi dưỡng tâm tham, sân, si.

334ba7e8fe166a3011d7a2492b185485

Nguồn: Energy Enhancement.

5) Self as container - sống trong trạng thái "trống rỗng"

Mục này, nếu chỉ đọc phần giải thích từ mô hình trên, có thể ít nhiều khiến cho các bạn khó hiểu. Vậy nên mình sẽ phân tích ngắn gọn ở đây là: trạng thái lý tưởng của cuộc sống con người chính là khi ta có thể buông bỏ tất cả những cảm xúc và thôi thúc bản năng từ bên trong, cũng như những khuôn khổ, lề thói, áp đặt đến từ bên ngoài.

Một khi ta buông bỏ được lực kéo đến từ cả thế giới bên trong lẫn bên ngoài, chúng ta sẽ chỉ còn lại cái container, cái trạng thái mà giới đạo sĩ thường gọi là "trống rỗng" (emptiness), phật tử gọi là "buông bỏ" (letting go) - bước đầu tiên trên hành trình mở rộng tâm thức của chúng ta.

c83a1bd0583ad716cccff56cf7996eb5

Nguồn: WalmartRamen.

Ý kiến cá nhân:

  • Cá nhân mình nghĩ tất cả những thứ trên đều có vai trò quan trọng riêng góp phần hoàn thiện bản thân chúng ta. Môn phái 1 tương phản với môn phái 2. Mọi vật trong vũ trụ đều có tính cân bằng và sinh ra hay mất đi theo cặp.
  • Quy trình là: Sinh ra - tiếp nhận thông tin bên ngoài - Xử lý đối chiếu ra quyết định từ bên trong - Chọn môn phái (cách sống) - Theo đuổi và cảm nhận sự thú vị - Phát triển, tiến hóa từng ngày đến phiên bản tốt nhất có thể và chết.

Bài viết này sẽ được cập nhật, thay đổi liên tục tùy theo sự cảm nhận, phát triển của mình trong quá trình cảm nhận thế giới. Góp ý của bạn rất quý giá với mình.

Cảm ơn bạn Nhung Đinh đã có một bài viết tuyệt vời, các bạn xem bài gốc qua link: https://noron.vn/post/mo-hinh-selfidentity-nhan-dang-ban-than-cua-fitzmaurice-1996--co-nhung-chua-bao-gio-cu--529827288341406357?rel=97249675912513836


-Ngoc An

Từ khóa: 

self-identity

,

nhận dạng

,

cái tôi

,

phát triển bản thân

,

nhận thức bản thân

,

phong cách sống

wow, cảm ơn An nhiều lắm - một người đọc có tâm thiệt sự luôn. Mong 1 dịp nào đó có dịp bàn luận sâu hơn hehe :D

Trả lời

wow, cảm ơn An nhiều lắm - một người đọc có tâm thiệt sự luôn. Mong 1 dịp nào đó có dịp bàn luận sâu hơn hehe :D

Cảm ơn bạn An đã đúc kết khá đầy đủ từ bài viết gốc.