Hướng nghiệp bản thân bằng mô hình "Design Thinking" (Simon 1950)

  1. Hướng nghiệp

'Design Thinking' là tên gọi của một mô hình thường được áp dụng trong việc giải quyết vấn đề. Đặc biệt là những vấn đề về sáng tạo và chiến lược, nơi mà việc đưa ra được những ý tưởng và giải pháp triệt để bậc nhất là vô cùng quan trọng.

huong-nghiep

(

Katz Design
)

Nguồn gốc

Tên gọi 'design thinking' bắt đầu được sử dụng vào những năm 1960, mặc dù có vài nguồn ghi nhận rằng mốc thời gian này là từ những năm 1950. Khái niệm 'design thinking' được thai nghén bởi một nhà kinh tế học người Mỹ tên Iaureate Herbert Simon (đã từng đoạt giải Nobel). Ông đã đề cập đến khái niệm này lần đầu tiên trong cuốn sách 'The Sciences of the Artificial' của mình.

Mô hình này có thể được áp dụng trong đa dạng lĩnh vực: từ kỹ thuật, logistics ('hậu cần'), cho đến kinh doanh, nghệ thuật sáng tạo và cả giáo dục, hướng nghiệp. Mô hình này đặc biệt ngày càng được các nhà nghiên cứu hướng nghiệp và phát triển tiềm năng con người quan tâm.

Mô hình 'Design Thinking'

Mô hình này bao gồm 5 bước:

design-thinking

(

tofasakademi.com
)

Bạn đọc đừng vì những từ ngữ tiếng Anh khó hiểu mà e dè việc áp dụng mô hình này. Bởi lẽ ý nghĩa của chúng thực sự rất đơn giản:

1) Empathise ('thấu hiểu'): đây là giai đoạn bạn cần vắt chân lên trán chiêm nghiệm vấn đề mà bạn đang gặp phải, ví dụ: trong việc xác định nghề nghiệp phù hợp với mình.

Để làm được việc này, bạn cần phải tự thử thách bản thân trong nhiều công việc và lĩnh vực khác nhau. Nó không nhất thiết phải là một 'nghề' đúng nghĩa, nó có thể là một sở thích hoặc đam mê nào đó của bạn. Bạn cũng cần liên tục gặp gỡ và học hỏi từ những người đi trước, để hiểu thêm về tình hình phát triển của nghề nghiệp mà bạn đang nhắm tới.

Bước này, vì thế, cũng có thể được hiểu là công đoạn nghiên cứu, tìm kiếm insights.

Ví dụ: trong quá trình này, bạn có thể liên tục tự hỏi bản thân "Điều gì trong công việc hiện tại khiến bạn hứng thú?", "Khía cạnh nào là khó khăn nhất trong công việc này?" hoặc "Tôi có thể phát triển về lâu dài trong lĩnh vực này không?."

2) Define ('xác định vấn đề'): sau khi đã thu thập đủ insights, bạn cần ngồi xuống và liệt kê ra những khó khăn và vấn đề mà bạn đã, đang hoặc sẽ có thể bắt gặp trong quá trình hướng nghiệp. Đây có thể là một công việc hoặc một lĩnh vực nào đó mà bạn cảm thấy mình chưa thực sự giỏi. Trong bước này, bạn cần biết được nguyên nhân cốt lõi tại sao mình lại gặp những khó khăn này.

career-development

(

Homewood Student Affairs - Johns Hopkins University
)

Ví dụ: ở giai đoạn này, bạn cần đưa ra những câu hỏi cụ thể và sâu hơn cho mình, chẳng hạn như "Tại sao tôi lại thích những công việc về quảng cáo, giao tiếp?", "Việc này giúp nói lên điều gì về tính cách và con người tôi?", "Đâu là những kỹ năng mà tôi cần phải phát triển?", hoặc thậm chí "Tại sao tôi chưa thể tìm ra nghề phù hợp?".

3) Ideate ('đưa ra ý tưởng, giải pháp'): sau khi đã nắm được nguyên nhân cho các vấn đề, thì đây chính là lúc bạn cần phải brainstorm hoặc sử dụng phương pháp mind-map ('sơ đồ tư duy') để đưa ra càng nhiều ý tưởng và giải pháp càng tốt. Ở giai đoạn này, bạn chưa cần phải cân nhắc đến tính khả thi của các giải pháp. Hãy cứ tập trung vào việc để các ý tưởng tuôn trào.

Ví dụ: bạn có thể liệt kê ra tất cả những nhóm nghề hoặc lĩnh vực mà bạn ước mơ được làm, chưa cần bận tâm đến việc bạn có đủ khả năng hay không. Hoặc tự hỏi bản thân"đâu là những cách có thể giúp tôi giao tiếp tốt hơn", "Tôi có nên tiếp tục trải nghiệm nhiều nghề hơn nữa?".

huong-nghiep

(

howtoimpact.com
)

4) Prototype ('kiểm thử'): đây chính là giai đoạn bạn cần hiện thực hóa các ý tưởng đã tự đưa ra cho mình. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không phải ý tưởng nào cũng có thể được thực hiện. Không phải bạn cứ có ước mơ được làm một nghề nào đó, là bạn sẽ nhất định có thể thành công. Bạn có thể coi bước này là bước sàng lọc các ý tưởng.

Ví dụ: đây chính là lúc bạn thực sự tiến hành việc phát triển các kỹ năng mà bạn cảm thấy là khó khăn hoặc bản thân còn thiếu sót (ví dụ: kỹ năng giao tiếp). Thường thì không phải cứ cố gắng phát triển một nhóm kỹ năng nào đó là nhất định ta sẽ thành công. Những người có tố chất về khoa học tự nhiên sẽ phát triển rất nhanh chóng những kỹ năng về logic, toán học (ví dụ: viết code), tuy nhiên những người khác sẽ không gặp suôn sẻ như vậy. Đó là lúc bạn cần 1 giải pháp khác.

5) Test ('xác định giải pháp'): sau khi các ý tưởng thiếu tính khả thi đã được sàng lọc, thường bạn sẽ chỉ còn lại một vài các ý tưởng mang tính khả thi cao. Nếu bạn phát hiện sau khi sàng lọc mình chẳng còn ý tưởng nào, thì bạn cần tiến hành lại một vòng 5 bước lần nữa. Trong trường hợp bạn chỉ còn lại 1 ý tưởng khả thi, hãy thực hiện nó. Nhưng cần lưu ý rằng có ít nhất 2 ý tưởng khả thi (phương án A và B) vẫn là tốt nhất.

phat-trien-ban-than

(

eskimon.wordpress.com
)

Ví dụ: Sau quá trình 'kiểm thử' gắt gao, bạn quyết định sẽ chọn ra 2 phương án là rèn luyện ngoại ngữ và khả năng giao tiếp của bạn, nhằm chọn những nghề thiên về 'xã hội nhân văn', thay vì tập tành viết code và thất bại thảm hại. Lúc này, bạn cần chọn ra ít nhất 2 nghề phù hợp (ví dụ: nhà báo hoặc chuyên viên quảng cáo) và tập trung đầu tư vào chúng.

Thứ tự không quan trọng

Bạn cũng cần lưu ý rằng mô hình 'design thinking' này được thiết kế với tính linh động rất cao. Bạn không nhất thiết phải đi từng bước từ 1 -> 5, mà có thể lược bớt các bước mà bạn cảm thấy không cần thiết, thậm chí có thể quay ngược từ bước sau về bước trước.

Ví dụ: sau khi vạch được cho mình phương án tốt nhất tại bước Test, bạn hoàn toàn có thể quay trở lại bước Define để so sánh xem liệu phương án bạn vạch ra có thực sự giúp giải quyết được các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề không.

Bạn có nghĩ rằng mô hình 'design thinking' có thể giúp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là trong khía cạnh hướng nghiệp của bạn? Hãy cùng chia sẻ nhé.


Tham khảo:

Rikke Dam & Teo Siang: What is design thinking and why it is so popular? (interaction-design.org)

Rikke Dam & Teo Siang: Design thinking: get a quick of the history. (interaction-design.org)

Jo Szczepanska: Design thinking origin story plus some of the people who made it all happen.

Từ khóa: 

phát triển bản thân

,

hướng nghiệp

,

career development

,

design thinking

,

hướng nghiệp

Đúng là để hướng nghiệp được tốt thì phải suy nghĩ rất nhiều.

Trả lời

Đúng là để hướng nghiệp được tốt thì phải suy nghĩ rất nhiều.

Mình đang thắc mắc không biết là mô hình này áp dụng vào Việt Nam thì liệu có vấn đề gì không?

Dạ em cám ơn chị bài viết rất hay ạ, đây là lần đầu e biết đến mô hình design thinking này mà có thể áp dụng trên nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng như ngành nghề. Nhưng mà làm thế nào để biết rõ mình thuộc tố chất gì để xác định nghề cho phù hợp ạ ?

Em cảm ơn về bài viết ạ.

Em có 1 số câu hỏi thắc mắc:

1) Mình cần học hỏi từ những người đi trước để tìm hiểu thêm về công việc mình đang hướng tới. Nhưng em gặp vấn đề ở việc làm thế nào xây dựng được một mối quan hệ đủ bền với những người đó. 

2) Làm cách nào để đảm bảo được thời gian cho việc thử thách bản thân ở nhiều vị trí khác nhau với việc học ở trường ạ?

Em cảm ơn anh chị.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ bải viết,

Sau khi đọc xong mình cảm thấy như bước đầu khiến mình liên tưởng đến phương pháp thử và sai, thử lần này thấy không hợp thì lại làm việc khác.. chỉ khác là sâu hơn ở các câu hỏi để hỏi bản thân và suy nghĩ về quá trình..

Với mình, ý tưởng thử và sai để tìm ra việc mình thích không mới, nhưng nó không dễ vì không phải việc nào bạn cũng ứng tuyển và được nhận nếu bạn không có kĩ năng phù hợp, ví dụ như mình muốn thử làm sales để xem mình có phù hợp với ngành sale không? nhưng sẽ rất ít cơ hội cho bạn được thử việc nếu bạn ăn nói không tốt... có thể bạn nói mình không ăn nói tốt có thể làm sale mấy thứ đơn giản như sữa bắp... để học hỏi rồi có thêm chút kĩ năng rồi ứng tuyển sau.. Liệu thời gian sale đơn giản với sale thực sự, mình có đánh đổi nhiều quá không, chỉ để biết là mình không hợp với sale? Bạn có thể nói rằng nếu bạn hợp với sale thật, yêu thích làm sale thật thì thời gian đó cũng xứng đáng.. nhưng liệu mình có bỏ cuộc từ lúc sale đơn giản không (mức lương bèo, không thấy cải thiện nhiều...)

Nói dài dòng thôi, ý mình là mình thấy nghi ngờ việc thử và sai, vì cảm thấy nó sẽ tốn rất nhiều thời gian, đặc biệt là nếu bạn cứ sai hoài

Xin cảm ơn chị Nhung về bài viết và cả chuỗi chủ đề liên quan đến phát triển bản thân ạ.

Theo em biết, mô hình 'Design thinking', là mô hình dựa trên tư duy trực giác, trái ngược với tư duy phân tích phải không ạ? Nó có ưu điểm là, nếu áp dụng tư duy này, chúng ta có thể tìm ra các giải pháp cực kì sáng tạo, đơn giản mà những phân tích phức tạp lại không làm được. Vậy thì, lối tư duy này có thể rèn luyện được không, nếu có thì bằng những cách nào ạ??

Về phần em, em là 1 người thích rất nhiều thứ không liên quan tới nhau. Ví dụ như em vừa thích học các môn khoa học (toán lí...), lại vừa thích đọc và viết lách như dân xã hội. Em thích công việc nghiên cứu, phân tích, nhưng cũng khát khao làm gì đó về nghệ thuật, về văn học...

Hiện tại, em là 1 cô sinh viên ngành Tài chính. Dẹp qua những sở thích kia và tập trung vào ngành học của mình là điều em đang hướng tới. Nó có vẻ mâu thuẫn với bước thứ 3 của mô hình, tức là nghĩ ra bất kì giải pháp nào, không cần cân nhắc tới tính khả thi của nó chị nhỉ?? Nhưng em nghĩ, bây giờ em cần trau dồi cho kiến thức ngành hơn, trở nên giỏi hơn ở 1 lĩnh vực, chứ không cần biết mỗi thứ 1 ít. Em dự định tham gia 1 cuộc thi ở trường, tham gia khóa học ngoại ngữ mới để học hỏi nhiều hơn. 

Theo chị, cách làm của em có mâu thuẫn với mô hình này không ạ?

Trước hết em rất cảm ơn nài viết đã mang đến những thông tin hữu ích đối với em. Bên cạnh đó em cũng có những thắc mắc mong được giải đáp

1) Mình cần làm cách nào để kiểm soát cũng như xây dựng thời gian hợp lý để có thể thử thách bản thân và quản lý khối lượng công việc lớn và hiệu quả?

2) Làm cách nào xây dựng mối quan hệ với những người giỏi để mình có thể học hỏi được kiến thức và kinh nghiệm từ họ

em cám ơn anh, chị đã chia sẻ về mô hình "design thinking" rất hay này ạ, đây là lần đầu tiên em biết đến mô hình này ạ....giờ em đã hiểu vì sao những lần mình tiếp cận vấn đề, mình vẫn chưa có cái nhìn sâu sắc về những vấn đề đó....Em sẽ cố gắng thực hành "design thinking" trong cuộc sống của mình ạ!!

Dạ nếu được anh chị có thể chia sẻ thêm về việc anh chị đã áp dụng mô hình "design thinking" cho việc tìm ra 1 ý tưởng mới cho 1 campaign hoặc 1 dự án mà anh chị đã dc trải nghiệm như thế nào dc ko ạ, em cám ơn anh chị trước ạ

Anh chị cho em hỏi là phương pháp này có thể áp dụng cho việc trả lương cho nhân viên (đặc biệt là ở công ty liên doanh Mỹ - Nhật không ạ?).

Làm thế nào để sáng tạo ra giải pháp mới trả lương cho nhân viên (tỷ lệ lương cứng, hoa hồng) mà thoả mãn nhân viên bán hàng cũ, nhân viên bán hàng mới và nhân viên bộ phận khác ạ?

Trước đây mình có thấy mô hình này trên 1 số bài viết, nhưng bây giờ mới thực sự hiểu rõ