Việt Nam có nên chấp nhận hôn nhân đồng tính?

  1. Phong cách sống

  2. Giới tính

  3. Xã hội

Từ khóa: 

lgbt

,

phong cách sống

,

giới tính

,

xã hội

Đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. 

Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn… có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.

Xã hội hiện nay đang nhìn nhận vấn đề này rất khác nhau. Nhiều người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, thể hiện tính nhân văn, giảm kỳ thị của xã hội. 

Tuy nhiên, ở mặt khác của vấn đề, hôn nhân đồng giới được cho là không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi giống (Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Bây giờ hiểu đơn giản là xã hội này ai cũng yêu rồi kết hôn với người cùng giới tính hết thì sẽ không có em bé nào được ra đời, từ đó chỉ có già hoá dân số rồi chết hết với nhau thôi chứ không có "măng" nào mọc hết. Nếu thế thì gia đình sẽ không đáp ứng được chức năng sinh đẻ)Điều quan trọng là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới liệu sẽ dẫn đến bao nhiêu hệ lụy tiêu cực xã hội mà pháp luật chưa lường hết.

Việc cho phép và công nhận hôn nhân đồng giới không đơn giản đưa ra một quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là xong, mà còn phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật. 

Ví dụ như bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con… 

Hơn hết thảy, vì theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất. Các Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư... nó link với nhau hết. 

Có những người không có cơ hội làm việc trong các công ty lớn chỉ vì chưa có luật nên hồ sơ không quy được các bạn là nam hay nữ để giải quyết các vấn đề đơn giản như bảo hiểm lao động (đối với nam) hay thai sản (đối với nữ), mà cái này là trong BLLĐ quy định rõ quyền lợi cho công dân nói chung và người lao động nói riêng.

Nên hiểu đơn giản là Nhà nước chưa đồng ý vì nó chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, và cả nếu chấp nhận thì còn phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật nữa. Nói chung là nhiêu khê.

Hy vọng giúp được bạn.

Trả lời

Đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. 

Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn… có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.

Xã hội hiện nay đang nhìn nhận vấn đề này rất khác nhau. Nhiều người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, thể hiện tính nhân văn, giảm kỳ thị của xã hội. 

Tuy nhiên, ở mặt khác của vấn đề, hôn nhân đồng giới được cho là không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi giống (Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế. Bây giờ hiểu đơn giản là xã hội này ai cũng yêu rồi kết hôn với người cùng giới tính hết thì sẽ không có em bé nào được ra đời, từ đó chỉ có già hoá dân số rồi chết hết với nhau thôi chứ không có "măng" nào mọc hết. Nếu thế thì gia đình sẽ không đáp ứng được chức năng sinh đẻ)Điều quan trọng là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới liệu sẽ dẫn đến bao nhiêu hệ lụy tiêu cực xã hội mà pháp luật chưa lường hết.

Việc cho phép và công nhận hôn nhân đồng giới không đơn giản đưa ra một quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là xong, mà còn phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật. 

Ví dụ như bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con… 

Hơn hết thảy, vì theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất. Các Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư... nó link với nhau hết. 

Có những người không có cơ hội làm việc trong các công ty lớn chỉ vì chưa có luật nên hồ sơ không quy được các bạn là nam hay nữ để giải quyết các vấn đề đơn giản như bảo hiểm lao động (đối với nam) hay thai sản (đối với nữ), mà cái này là trong BLLĐ quy định rõ quyền lợi cho công dân nói chung và người lao động nói riêng.

Nên hiểu đơn giản là Nhà nước chưa đồng ý vì nó chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, và cả nếu chấp nhận thì còn phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật nữa. Nói chung là nhiêu khê.

Hy vọng giúp được bạn.