VinGroup đang mua cả thế giới, liệu xu hướng M&A có phát triển nhanh chóng tại Việt Nam trong một vài năm tới ?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

VinGroup đang đẩy mạnh quy mô, tốc độ phát triển bằng hàng loạt vụ mua bán, sáp nhật trong hàng loạt lĩnh vực

Khi bước vào lĩnh vực Fintech với VinID, thay vì chiêu mộ nhân tài toàn giới công nghệ và lập đội như thời điểm xây dựng Adayroi, VinID lại chọn hướng đầu tư, sáp nhật hàng loạt start-up công nghệ Việt vào hệ sinh thái VinID của mình.

Đầu tiên là M&A Vicare - một startup về hỏi đáp y tế; tiếp đến hiện nay là thông tin về việc mua lại app Money Lover - một ứng dụng về quản lý tài chính cá nhân của founder Ngô Xuân Huy.

Với việc ông lớn Vingroup đang đầu tư , sáp nhập hàng loạt startup công nghệ Việt, giới startup có thể hy vọng vào một xu hướng M&A sẽ nở rộng trong một vài năm tới.

DN lớn có tài chính, có đầu tư; startup có con người & công nghệ; những vụ mua bán có thể giúp thúc đẩy nhanh thị trường, mở rộng quy mô sản phẩm & giúp sản phẩm công nghệ Việt có thể vươn tới tầm cao mới.

Bạn có nghĩ thế không? 

Từ khóa: 

vingroup

,

vinid

,

money lover

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Mình nghĩ đây là một quy luật vận động của Thế giới, và nó thì không mới, việc nó xảy ra ngày càng nhiều ở Việt Nam cho thấy rằng có vẻ Việt Nam đang hòa nhập ngày càng tốt hơn với Thế giới.

Các start-up hình thành từ một ý tưởng, sau đó thất bại vì kỹ năng quản lý của founder, hay có thể tồn tại để tiếp tục thực hiện gọi vốn, sau đó mất dần định hướng vì tư duy "ăn chắc mặc bền" của các nhà đầu tư. Mình vừa xem một quảng cáo, có một số liệu chỉ ra là ở Việt Nam mỗi năm có 70.000 ý tưởng start-up, 25% vượt qua năm thứ 1, 10% vượt qua năm thứ 3. Còn những start-up thực sự thành công mà có thể xây dựng đế chế của mình thì đếm trên đầu ngón tay (thực tế này thì các nước trên thế giới cũng thế, chứ không riêng gì Việt Nam). Mọi thứ được vận hành như thế thì không có gì khó hiểu khi  xu hướng M&A nở rộ. 

Câu chuyện này trên thế giới thì không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm các start-up, mà các thương vụ sáp nhập hàng chục tỷ đô diễn ra với tần suất ngày càng nhiều, riêng 1 năm trở lại đây 2 vụ đình đám nhất là AT&T sáp nhập Time Warner, và Fox sáp nhập Disney là điển hình. Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới không chỉ ảnh hướng đến các loại hình kinh doanh truyền thống (như vụ SEARS phá sản gần đây), mà nó còn ảnh hướng đến cả các Start-up công nghệ tỷ đô mới nổi (như ở Việt Nam là Uber vừa sáp nhập với Grab, hay trên thế giới là sự suy yếu nhanh dần đều của Snapchat). Năng lực quản lý yếu, không theo kịp xu thế, v.v... sẽ bị thị trường đào thải.

Xu hướng M&A phát triển là lẽ tất yếu - là dấu hiệu cho của một môi trường kinh doanh năng động, đầy cạnh tranh và đề cao tính hiệu quả. Nó còn là dấu hiệu cho một trật tự thế giới mới sắp được hình thành, mà ở Việt Nam thì Vingroup đang ngày càng chiếm nhiều quyền lực trong việc thiết lập trật tự này!

Trả lời

Mình nghĩ đây là một quy luật vận động của Thế giới, và nó thì không mới, việc nó xảy ra ngày càng nhiều ở Việt Nam cho thấy rằng có vẻ Việt Nam đang hòa nhập ngày càng tốt hơn với Thế giới.

Các start-up hình thành từ một ý tưởng, sau đó thất bại vì kỹ năng quản lý của founder, hay có thể tồn tại để tiếp tục thực hiện gọi vốn, sau đó mất dần định hướng vì tư duy "ăn chắc mặc bền" của các nhà đầu tư. Mình vừa xem một quảng cáo, có một số liệu chỉ ra là ở Việt Nam mỗi năm có 70.000 ý tưởng start-up, 25% vượt qua năm thứ 1, 10% vượt qua năm thứ 3. Còn những start-up thực sự thành công mà có thể xây dựng đế chế của mình thì đếm trên đầu ngón tay (thực tế này thì các nước trên thế giới cũng thế, chứ không riêng gì Việt Nam). Mọi thứ được vận hành như thế thì không có gì khó hiểu khi  xu hướng M&A nở rộ. 

Câu chuyện này trên thế giới thì không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm các start-up, mà các thương vụ sáp nhập hàng chục tỷ đô diễn ra với tần suất ngày càng nhiều, riêng 1 năm trở lại đây 2 vụ đình đám nhất là AT&T sáp nhập Time Warner, và Fox sáp nhập Disney là điển hình. Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới không chỉ ảnh hướng đến các loại hình kinh doanh truyền thống (như vụ SEARS phá sản gần đây), mà nó còn ảnh hướng đến cả các Start-up công nghệ tỷ đô mới nổi (như ở Việt Nam là Uber vừa sáp nhập với Grab, hay trên thế giới là sự suy yếu nhanh dần đều của Snapchat). Năng lực quản lý yếu, không theo kịp xu thế, v.v... sẽ bị thị trường đào thải.

Xu hướng M&A phát triển là lẽ tất yếu - là dấu hiệu cho của một môi trường kinh doanh năng động, đầy cạnh tranh và đề cao tính hiệu quả. Nó còn là dấu hiệu cho một trật tự thế giới mới sắp được hình thành, mà ở Việt Nam thì Vingroup đang ngày càng chiếm nhiều quyền lực trong việc thiết lập trật tự này!

Mình thấy chiến lược này khá hiệu quả, nhưng doanh nghiệp đó phải có tài chính hùng hậu.

Thay vì tự làm mới 1 sản phẩm mà doanh nghiệp muốn có trogn hệ sinh thái thì cầm tiền mua đứt 1 startup đã làm sản phẩm đó (startup làm sp đó tốt nhất), việc mua này bao gồm sản phẩm và đội ngũ vận hành sản phẩm. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian công sức khá nhiều cho doanh nghiệp.