Xu hướng biến động ly hôn ở Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trước và giai đoạn đầu thời kỳ Minh Trị (1868) do luật dân sự về hôn nhân chưa được xây dựng cụ thể nên tỉ lệ ly hôn ở Nhật Bản cao. Thời điểm đó, tỉ lệ ly hôn của Nhật Bản cao so với các quốc gia khác. Lý giải về tỉ lệ ly hôn cao của thời kỳ này có thể đưa ra một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, nhận thức còn mờ nhạt của người dân về hôn nhân là sự kiện gắn bó suốt cuộc đời cá nhân con người. Nếu không thuận lợi trong hôn nhân, người dân khi đó sẵn sàng ly hôn. Kéo dài hôn nhân là suy nghĩ ngoại lệ đối với mọi tầng lớp nhân dân. Thứ hai, theo truyền thống văn hóa gia đình trực hệ, con cái sau khi kết hôn sống chung với cha mẹ. Trong đó, 80% là dạng con dâu sống cùng bố mẹ chồng, nên mâu thuẫn giữa con dâu và bố mẹ chồng thường xảy ra khiến vợ chồng ly hôn. Thứ ba, không cần có lý do hợp lý, không có sự rành mạch về mặt xã hội đều có thể dẫn tới ly hôn. Nhiều trường hợp, bản thân đương sự không có mâu thuẫn lớn, nhưng vì người thân, người xung quanh đánh giá có thể dẫn đến ly hôn. Thứ tư, thủ tục ly hôn dễ dàng, nhiều nơi không cần làm giấy tờ chứng nhận. Khi không muốn tiếp tục hôn nhân, hai vợ chồng tự ly thân và cộng đồng xung quanh xem là ly hôn và chính quyền sở tại ghi vào vào hộ tịch là gia đình đó ly hôn. Sau khi chính quyền sở tại nhìn vào tình hình thực tế xác nhận, gia đình đó coi như đã ly hôn. Một làng thường chỉ có hơn trăm hộ gia đình, đơn vị hành chính nhỏ, nên có thể thực hiện cách quản lý ly hôn như vậy. Về mặt hình thức là thiếu chặt chẽ, song vẫn có thể nắm rõ thông tin về sự tan vỡ quan hệ vợ chồng trong gia đình. Năm 1898 (Minh Trị 31), với sự chuẩn hóa của luật Dân sự qui định chặt chẽ về hôn nhân, tỉ lệ ly hôn theo đó giảm dần, nhưng sau chiến tranh có phần tăng nhẹ cùng với sự gia tăng của tỉ lệ kết hôn. Có thể thấy sự biến động tỉ lệ ly hôn và kết hôn qua hình 1. Hình 1: Tỉ lệ ly hôn và kết hôn Tỉ lệ kết hôn trên 1000 dân tính theo cột bên trái Tỉ lệ ly hôn trên 1000 dân tính theo cột bên phải Nguồn: Honkawa Data Tribune http://www2.ttcn.ne.jp/honkawa/2777.html Trước chiến tranh Thế giới thứ hai, tỉ lệ kết hôn khoảng 0,8%. Sau đó tỉ lệ có sự biến đổi tăng giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng ngay trước chiến tranh tăng và trong khi chiến tranh xảy ra tỉ lệ giảm, có thể người dân cảm thấy sự nguy hiểm của chiến tranh nên có mong muốn kết hôn trước. Năm 1947, tỉ lệ kết hôn đạt mức cao nhất lên 1,20%, thời điểm bùng nổ kết hôn sau chiến tranh. Tỉ lệ kết hôn cao sinh ra thế hệ gọi là “Dankai” - thế hệ sinh ra trong cuộc bùng nổ dân số lần thứ nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai, tức là năm Showa 23-27 (1948-1952), và vì vậy dẫn đến hiện tượng bùng nổ hôn nhân và trẻ con lần thứ 2 (tỉ lệ kết hôn cao khoảng năm 1970). Tuy nhiên, sau đó 20 năm, đến năm 1990 sự bùng nổ kết hôn và trẻ em lần 3 không xảy ra. Quan điểm giá trị và thời kỳ kết hôn phân tán nên những năm 1950-1970 không có sự đột biến. Sau đó, tỉ lệ kết hôn có xu hướng giảm cùng với những thay đổi quan niệm giá trị, kết hôn muộn và già hóa dân số. Mặt khác, tỉ lệ ly hôn những năm 1960 có xu hướng giảm, sau đó tăng nhẹ, sau đó tăng cao nhất vào năm 2002 lên 0,23%. Sau đó, do tỉ lệ kết hôn giảm nên tỉ lệ ly hôn cũng giảm theo. Những năm gần đây giảm dưới mức 0,2% và tiếp tục theo xu hướng giảm. Hình 2: Biến động tỉ lệ kết hôn và ly hôn ở Nhật Bản hiện nay Đơn vị % Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản 平成 29 年(2017)人口動態統計の年間推計 http://www.mhlw.go.jp/toukei/saikin/hw/jinkou/suikei17/dl/2017suikei.pdf Tính từ đầu những năm 2000 đến nay, tỉ lệ ly hôn của Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ. Dựa vào thống kê cho thấy cứ 3 cuộc hôn nhân thì có 1 vụ ly hôn. So sánh số liệu thống kê của Nhật Bản với các quốc gia khác có thể nhận thấy tỉ lệ ly hôn của Nhật Bản không phải là cao, thấp hơn hai quốc gia châu Á khác là Hàn Quốc và Singapore. Hình 3: So sánh tỉ lệ ly hôn ở các quốc gia Tỉ lệ trên 1000 người dân Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội (2017) 平成 29 年(2017)人口動態統計の年間推計 http://www.mhlw.go.jp/toukei/saikin/hw/jinkou/suikei17/dl/2017suikei.pdf Ly hôn ở người già gia tăng Một trong những điểm đáng chú ý của vấn đề ly hôn ở Nhật Bản hiện nay là gia tăng số vụ ly hôn ở nhóm người có tuổi. Thống kê cho thấy số cặp vợ chồng ly hôn thuộc nhóm trên 50 tuổi gia tăng mạnh trong giai đoạn những năm 1990-2000 (xem hình 4). Hình 4: Gia tăng số vụ ly hôn thuộc nhóm trên 50 tuổi Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản 熟年離婚で、男性は9年も寿命が縮まる!? https://genki-mama.com/articles/6bJAs Hình 5: Số vụ ly hôn theo thời gian chung sống Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản 結 果 の 概 要 http://www.mhlw.go.jp/toukei/saikin/hw/jinkou/geppo/nengai16/dl/kekka.pdf Hình 6: Biến động ly hôn theo thời gian chung sống Số vụ ly hôn tính theo cột bên trái Tỉ lệ ly hôn nhóm sống chung trên 20 năm tính theo cột phải Nguồn: Honkawa Data Tribune http://www2.ttcn.ne.jp/honkawa/2777.html Từ đầu những năm 2000 đến nay, số vụ ly hôn ở Nhật Bản có xu hướng giảm song ly hôn trong nhóm người già sống chung trên 20 năm lại không giảm. Do đó, tỉ lệ cặp vợ chồng sống với nhau hơn 20 năm bất ngờ ly hôn, hay còn gọi “Ly hôn ở tuổi già” ở trong xu hướng tăng lên.
Trả lời
Trước và giai đoạn đầu thời kỳ Minh Trị (1868) do luật dân sự về hôn nhân chưa được xây dựng cụ thể nên tỉ lệ ly hôn ở Nhật Bản cao. Thời điểm đó, tỉ lệ ly hôn của Nhật Bản cao so với các quốc gia khác. Lý giải về tỉ lệ ly hôn cao của thời kỳ này có thể đưa ra một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, nhận thức còn mờ nhạt của người dân về hôn nhân là sự kiện gắn bó suốt cuộc đời cá nhân con người. Nếu không thuận lợi trong hôn nhân, người dân khi đó sẵn sàng ly hôn. Kéo dài hôn nhân là suy nghĩ ngoại lệ đối với mọi tầng lớp nhân dân. Thứ hai, theo truyền thống văn hóa gia đình trực hệ, con cái sau khi kết hôn sống chung với cha mẹ. Trong đó, 80% là dạng con dâu sống cùng bố mẹ chồng, nên mâu thuẫn giữa con dâu và bố mẹ chồng thường xảy ra khiến vợ chồng ly hôn. Thứ ba, không cần có lý do hợp lý, không có sự rành mạch về mặt xã hội đều có thể dẫn tới ly hôn. Nhiều trường hợp, bản thân đương sự không có mâu thuẫn lớn, nhưng vì người thân, người xung quanh đánh giá có thể dẫn đến ly hôn. Thứ tư, thủ tục ly hôn dễ dàng, nhiều nơi không cần làm giấy tờ chứng nhận. Khi không muốn tiếp tục hôn nhân, hai vợ chồng tự ly thân và cộng đồng xung quanh xem là ly hôn và chính quyền sở tại ghi vào vào hộ tịch là gia đình đó ly hôn. Sau khi chính quyền sở tại nhìn vào tình hình thực tế xác nhận, gia đình đó coi như đã ly hôn. Một làng thường chỉ có hơn trăm hộ gia đình, đơn vị hành chính nhỏ, nên có thể thực hiện cách quản lý ly hôn như vậy. Về mặt hình thức là thiếu chặt chẽ, song vẫn có thể nắm rõ thông tin về sự tan vỡ quan hệ vợ chồng trong gia đình. Năm 1898 (Minh Trị 31), với sự chuẩn hóa của luật Dân sự qui định chặt chẽ về hôn nhân, tỉ lệ ly hôn theo đó giảm dần, nhưng sau chiến tranh có phần tăng nhẹ cùng với sự gia tăng của tỉ lệ kết hôn. Có thể thấy sự biến động tỉ lệ ly hôn và kết hôn qua hình 1. Hình 1: Tỉ lệ ly hôn và kết hôn Tỉ lệ kết hôn trên 1000 dân tính theo cột bên trái Tỉ lệ ly hôn trên 1000 dân tính theo cột bên phải Nguồn: Honkawa Data Tribune http://www2.ttcn.ne.jp/honkawa/2777.html Trước chiến tranh Thế giới thứ hai, tỉ lệ kết hôn khoảng 0,8%. Sau đó tỉ lệ có sự biến đổi tăng giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng ngay trước chiến tranh tăng và trong khi chiến tranh xảy ra tỉ lệ giảm, có thể người dân cảm thấy sự nguy hiểm của chiến tranh nên có mong muốn kết hôn trước. Năm 1947, tỉ lệ kết hôn đạt mức cao nhất lên 1,20%, thời điểm bùng nổ kết hôn sau chiến tranh. Tỉ lệ kết hôn cao sinh ra thế hệ gọi là “Dankai” - thế hệ sinh ra trong cuộc bùng nổ dân số lần thứ nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai, tức là năm Showa 23-27 (1948-1952), và vì vậy dẫn đến hiện tượng bùng nổ hôn nhân và trẻ con lần thứ 2 (tỉ lệ kết hôn cao khoảng năm 1970). Tuy nhiên, sau đó 20 năm, đến năm 1990 sự bùng nổ kết hôn và trẻ em lần 3 không xảy ra. Quan điểm giá trị và thời kỳ kết hôn phân tán nên những năm 1950-1970 không có sự đột biến. Sau đó, tỉ lệ kết hôn có xu hướng giảm cùng với những thay đổi quan niệm giá trị, kết hôn muộn và già hóa dân số. Mặt khác, tỉ lệ ly hôn những năm 1960 có xu hướng giảm, sau đó tăng nhẹ, sau đó tăng cao nhất vào năm 2002 lên 0,23%. Sau đó, do tỉ lệ kết hôn giảm nên tỉ lệ ly hôn cũng giảm theo. Những năm gần đây giảm dưới mức 0,2% và tiếp tục theo xu hướng giảm. Hình 2: Biến động tỉ lệ kết hôn và ly hôn ở Nhật Bản hiện nay Đơn vị % Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản 平成 29 年(2017)人口動態統計の年間推計 http://www.mhlw.go.jp/toukei/saikin/hw/jinkou/suikei17/dl/2017suikei.pdf Tính từ đầu những năm 2000 đến nay, tỉ lệ ly hôn của Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ. Dựa vào thống kê cho thấy cứ 3 cuộc hôn nhân thì có 1 vụ ly hôn. So sánh số liệu thống kê của Nhật Bản với các quốc gia khác có thể nhận thấy tỉ lệ ly hôn của Nhật Bản không phải là cao, thấp hơn hai quốc gia châu Á khác là Hàn Quốc và Singapore. Hình 3: So sánh tỉ lệ ly hôn ở các quốc gia Tỉ lệ trên 1000 người dân Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội (2017) 平成 29 年(2017)人口動態統計の年間推計 http://www.mhlw.go.jp/toukei/saikin/hw/jinkou/suikei17/dl/2017suikei.pdf Ly hôn ở người già gia tăng Một trong những điểm đáng chú ý của vấn đề ly hôn ở Nhật Bản hiện nay là gia tăng số vụ ly hôn ở nhóm người có tuổi. Thống kê cho thấy số cặp vợ chồng ly hôn thuộc nhóm trên 50 tuổi gia tăng mạnh trong giai đoạn những năm 1990-2000 (xem hình 4). Hình 4: Gia tăng số vụ ly hôn thuộc nhóm trên 50 tuổi Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản 熟年離婚で、男性は9年も寿命が縮まる!? https://genki-mama.com/articles/6bJAs Hình 5: Số vụ ly hôn theo thời gian chung sống Nguồn: Bộ Lao động Phúc lợi Xã hội Nhật Bản 結 果 の 概 要 http://www.mhlw.go.jp/toukei/saikin/hw/jinkou/geppo/nengai16/dl/kekka.pdf Hình 6: Biến động ly hôn theo thời gian chung sống Số vụ ly hôn tính theo cột bên trái Tỉ lệ ly hôn nhóm sống chung trên 20 năm tính theo cột phải Nguồn: Honkawa Data Tribune http://www2.ttcn.ne.jp/honkawa/2777.html Từ đầu những năm 2000 đến nay, số vụ ly hôn ở Nhật Bản có xu hướng giảm song ly hôn trong nhóm người già sống chung trên 20 năm lại không giảm. Do đó, tỉ lệ cặp vợ chồng sống với nhau hơn 20 năm bất ngờ ly hôn, hay còn gọi “Ly hôn ở tuổi già” ở trong xu hướng tăng lên.