Xu hướng vận động cua các nước đang phát triển (ĐPT) trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Giữ vững độc lập chính trị, giành và củng cố độc lập về kinh tế. - Sau khi giành độc lập về chính trị, các nước ĐPT vẫn còn có nguy cơ bị xâm lược dưới nhiều hình thức do đó đấu tranh giữ vững độc lập về chinh trị được xác định là một nhiệm vụ tất yếu. Ngày nay tiếp tục diễn ra mạnh mẽ thông qua nhiều hình thức như: Đấu tranh cho hoà bình dân chủ, chống các thế lực phản động, chống chủ nghĩa bá quyền nước lớn... - Cuốc đấu tranh củng cố độc lập về kinh tế thể hiện trên các vấn đề như: Chống chủ nghĩa thực dân mới về kinh tế , xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ... 2. Giữ vững hoà bình, ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. - Đây là xu thế chung, vừa là nhu cầu khách quan của các nước ĐPT trong giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy tình trạng mất ổn định chính trị- xã hội là nguyên nhân và điều kiện để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ mà làm mất quyền độc lập, tự chủ của đất nước. 3. Tích cực tham gia hợp tác Quốc tế, liên kết khu vực. Chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoa, khu vực hoá - Xu hướng này vốn đã xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ngày nay vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức phù hợp với tình hình thế giới trong đó hợp tác, liên kết về kinh tế là trọng tâm. Nguyên nhân là do khu vực hóa, toàn cầu hoá là xu thế khách quan của thế giới ngày nay. 4. Đấu tranh nhằm thiết lập trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ. (thể hiện trên hai lĩnh vực chủ yếu sau) Thứ nhất: Đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ về chinh trị: Được thể hiện qua các nội dung như: Đòi cải tổ Liên hợp quốc để tổ chức này dân chủ và bình đẳng hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, tránh sự lũng đoạn và chi phối LHQ của các nước lớn. Với mục tiêu này các nước ĐPT đòi cải tổ cơ chế quyền lực của LHQ theo hai hướng: Hướng thứ nhất là mở rộng thành viên của Hội đồng bảo an LHQ để các nước ĐPT có đại diện của mình tham gia. Hướng thứ hai là tăng cường vai trò của Đại hội đồng LHQ để nghị quyết do các nước thành viên tham gia có tính bắt buộc thi hành thay vì chỉ mang tính tham khảo như hiện nay. Ngoài ra các nước ĐPT còn đấu tranh xây dựng một trật tự thế giới mới vì hoà bình thông qua Hiến chương LHQ như: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên LHQ. Thứ hai: Đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới về kinh tế bình đẳng giữa các quốc gia như: Chống bất bình đẳng trong việc thực hiện các chế định của các tổ chức thương mại, tài chính gây thiệt hại cho các nước ĐPT. Chống lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, chống sự can thiệp từ bên ngoài vào nề kinh tế các nước ĐPT ...
Trả lời
1. Giữ vững độc lập chính trị, giành và củng cố độc lập về kinh tế. - Sau khi giành độc lập về chính trị, các nước ĐPT vẫn còn có nguy cơ bị xâm lược dưới nhiều hình thức do đó đấu tranh giữ vững độc lập về chinh trị được xác định là một nhiệm vụ tất yếu. Ngày nay tiếp tục diễn ra mạnh mẽ thông qua nhiều hình thức như: Đấu tranh cho hoà bình dân chủ, chống các thế lực phản động, chống chủ nghĩa bá quyền nước lớn... - Cuốc đấu tranh củng cố độc lập về kinh tế thể hiện trên các vấn đề như: Chống chủ nghĩa thực dân mới về kinh tế , xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ... 2. Giữ vững hoà bình, ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. - Đây là xu thế chung, vừa là nhu cầu khách quan của các nước ĐPT trong giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy tình trạng mất ổn định chính trị- xã hội là nguyên nhân và điều kiện để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ mà làm mất quyền độc lập, tự chủ của đất nước. 3. Tích cực tham gia hợp tác Quốc tế, liên kết khu vực. Chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoa, khu vực hoá - Xu hướng này vốn đã xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh, ngày nay vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức phù hợp với tình hình thế giới trong đó hợp tác, liên kết về kinh tế là trọng tâm. Nguyên nhân là do khu vực hóa, toàn cầu hoá là xu thế khách quan của thế giới ngày nay. 4. Đấu tranh nhằm thiết lập trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ. (thể hiện trên hai lĩnh vực chủ yếu sau) Thứ nhất: Đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới công bằng, dân chủ về chinh trị: Được thể hiện qua các nội dung như: Đòi cải tổ Liên hợp quốc để tổ chức này dân chủ và bình đẳng hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, tránh sự lũng đoạn và chi phối LHQ của các nước lớn. Với mục tiêu này các nước ĐPT đòi cải tổ cơ chế quyền lực của LHQ theo hai hướng: Hướng thứ nhất là mở rộng thành viên của Hội đồng bảo an LHQ để các nước ĐPT có đại diện của mình tham gia. Hướng thứ hai là tăng cường vai trò của Đại hội đồng LHQ để nghị quyết do các nước thành viên tham gia có tính bắt buộc thi hành thay vì chỉ mang tính tham khảo như hiện nay. Ngoài ra các nước ĐPT còn đấu tranh xây dựng một trật tự thế giới mới vì hoà bình thông qua Hiến chương LHQ như: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên LHQ. Thứ hai: Đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới về kinh tế bình đẳng giữa các quốc gia như: Chống bất bình đẳng trong việc thực hiện các chế định của các tổ chức thương mại, tài chính gây thiệt hại cho các nước ĐPT. Chống lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, chống sự can thiệp từ bên ngoài vào nề kinh tế các nước ĐPT ...