Yếu tố lịch sử- xã hội ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đây cũng là quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới với gần 1.4 tỉ người (2016), chiếm 1/5 dân số thế giới. Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc. Dân tộc Hán chiếm chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người ( chiếm 6% dân số và phân bố trên 50 – 60% diện tích toàn Trung Quốc). Với số lượng các dân tộc lớn được phân bố hầu khắp lãnh thổ nên văn hoa Trung quốc cũng rất phong phú với những nét riêng của từng cộng đồng dân tộc người Trung. Văn hóa Trung quốc thì chúng ta có thể nhận biết dễ dàng từ sâu thẳm trong từng lớp kiến trúc, điêu khắc, hội họa, tư tưởng, và rất nhiều những yếu tố khác. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp cho văn hóa Trung Quốc phong phú và muôn hình vạn trạng. Hai yếu tố cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc là yếu tố huyết duyên và địa duyên. Huyết duyên dùng để chỉ quan hệ huyết thống thân thuộc, địa duyên dùng để chỉ quan hệ thân thuộc về mặt địa lý. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt sáng suốt gồm: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đại Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng họ có thể đại diện cho những lãnh tụ vĩ đại cho một xã hội thống nhất trước khi chuyển tiếp sang giai đoạn xã hội phong kiến gia trưởng. Chế độ tông pháp mới chính thức trở thành chế độ một chế độ nghiêm ngạt thời Tây Chu. Gia tộc là tế bào của xã hội, trong Bạch Hổ Thông có câu: “Tộc giả, thấu dã, tụ dã, vị ân ái tương y thấu dã. Sinh tương thân ái, tử tương ai thống, hữu hội tụ chi đạo, cố vị chi tộc.” (Tộc là họp lại, tụ lại, ý nói mọi người thương yêu tụ hội lại với nhau. Sống thì cùng thương yêu, chết thì cùng đau buồn, có đạo tụ họp lại, cho nên gọi là tộc). Chế độ tông pháp thời Tây Chu, trong Lễ kí – Đại truyện có ghi chép rõ: Thượng trị tổ Nỉ, tôn tôn dã; hạ trị tử tôn, thân thân dã; bàng trị côn đệ, hợp tộc dĩ thực, tự dĩ chiêu mục, biệt chi dĩ lễ nghĩa, nhân đạo kiệt hĩ! (Trên thờ phụng tiên tổ, đó là tôn kính những bậc chí tôn; dưới chăm lo con cháu, đó là yêu thương những người thân; bên cạnh thuận theo anh em, dùng việc ăn uống để nối kết cả tộc, lấy chiêu mục để làm rõ thứ bậc, lấy lễ nghĩa để phân biệt thân sơ lớn nhỏ, luân thường đạo lí đã thể hiện ra hết.). Gia đình có quyền sinh, quyền sát. Cùng với chế độ tông pháp, Nho giáo cũng góp một phần không nhỏ làm sâu sắc thêm chế độ gia trưởng trong xã hội Trung Quốc. Đó là chế độ mà, trong gia đình quyền lực, tài sản tập trung vào tay người con cả. Đồng thời, người con cả cũng là người được dạy dỗ tốt nhất, được truyền lại kinh nghiệm, dạy nhân đức, đối nhân xử thế công bằng trước hết là trong gia đình với những người em và rộng hơn là với xã hội. Trong trường hợp những người con thứ không phục có thể ra ngoài thành lập một tông khác. Có thể nói, gia tộc là mô hình quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc. Gia đình là hạt nhân của xã hội. Ông vua cũng có chức năng như một gia trưởng, có điều to hơn gấp nhiều lần mà thôi. Hạt nhân trong mối quan hệ gia đình là chữ “ hiếu” nay lại được chuyển hóa tương đồng thành chữ “trung”. Với chữ “trung” mọi người trong thiên hạ phải phục tùng tuyệt đối bề trên của mình tức là ông vua. Quan hệ từ gia đình đến quốc gia là hết sức chặt chẽ. Người Trung Hoa thường có câu “ Gia tộc tông pháp, quốc gia đồng kết cấu” để chỉ mối quan hệ này. Giống như yếu tố làng xã trong văn hóa Việt Nam, yếu tố địa duyên là quan hệ thân thuộc cùng khu vực địa lý. Người ta nói: “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Yếu tố địa duyên như là tất cả mọi người cùng một chư hầu, cùng một vương quốc. Tất cả mọi người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ tình cảm láng giềng và lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. Nếu như trước đây ở Trung Quốc gia tộc là bản vị thì đến nay có thêm lợi ích cũng là bản vị trong văn hóa Trung Hoa. Trung Quốc là quốc gia duy nhất lấy con người làm trung tâm, luôn hướng về nhân loại, không phục vụ cho thánh thần, chỉ phục vụ con người. Người Trung Quốc luôn dùng thiên nhiên để nghiệm ra những đạo lý phục vụ cho con người, chứ không bắt con người phục vụ thần thánh. Người Trung Quốc không hề ước mong mình sẽ thành tiên mà chỉ mong ước sẽ có cuộc sống nhân loại bình thường, bởi họ cho rằng con người phải có đủ sinh, ly, từ, biệt.
Trả lời
Đây cũng là quốc gia có dân số lớn nhất trên thế giới với gần 1.4 tỉ người (2016), chiếm 1/5 dân số thế giới. Trung Quốc là một quốc gia nhiều dân tộc. Dân tộc Hán chiếm chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người ( chiếm 6% dân số và phân bố trên 50 – 60% diện tích toàn Trung Quốc). Với số lượng các dân tộc lớn được phân bố hầu khắp lãnh thổ nên văn hoa Trung quốc cũng rất phong phú với những nét riêng của từng cộng đồng dân tộc người Trung. Văn hóa Trung quốc thì chúng ta có thể nhận biết dễ dàng từ sâu thẳm trong từng lớp kiến trúc, điêu khắc, hội họa, tư tưởng, và rất nhiều những yếu tố khác. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp cho văn hóa Trung Quốc phong phú và muôn hình vạn trạng. Hai yếu tố cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc là yếu tố huyết duyên và địa duyên. Huyết duyên dùng để chỉ quan hệ huyết thống thân thuộc, địa duyên dùng để chỉ quan hệ thân thuộc về mặt địa lý. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt sáng suốt gồm: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đại Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng họ có thể đại diện cho những lãnh tụ vĩ đại cho một xã hội thống nhất trước khi chuyển tiếp sang giai đoạn xã hội phong kiến gia trưởng. Chế độ tông pháp mới chính thức trở thành chế độ một chế độ nghiêm ngạt thời Tây Chu. Gia tộc là tế bào của xã hội, trong Bạch Hổ Thông có câu: “Tộc giả, thấu dã, tụ dã, vị ân ái tương y thấu dã. Sinh tương thân ái, tử tương ai thống, hữu hội tụ chi đạo, cố vị chi tộc.” (Tộc là họp lại, tụ lại, ý nói mọi người thương yêu tụ hội lại với nhau. Sống thì cùng thương yêu, chết thì cùng đau buồn, có đạo tụ họp lại, cho nên gọi là tộc). Chế độ tông pháp thời Tây Chu, trong Lễ kí – Đại truyện có ghi chép rõ: Thượng trị tổ Nỉ, tôn tôn dã; hạ trị tử tôn, thân thân dã; bàng trị côn đệ, hợp tộc dĩ thực, tự dĩ chiêu mục, biệt chi dĩ lễ nghĩa, nhân đạo kiệt hĩ! (Trên thờ phụng tiên tổ, đó là tôn kính những bậc chí tôn; dưới chăm lo con cháu, đó là yêu thương những người thân; bên cạnh thuận theo anh em, dùng việc ăn uống để nối kết cả tộc, lấy chiêu mục để làm rõ thứ bậc, lấy lễ nghĩa để phân biệt thân sơ lớn nhỏ, luân thường đạo lí đã thể hiện ra hết.). Gia đình có quyền sinh, quyền sát. Cùng với chế độ tông pháp, Nho giáo cũng góp một phần không nhỏ làm sâu sắc thêm chế độ gia trưởng trong xã hội Trung Quốc. Đó là chế độ mà, trong gia đình quyền lực, tài sản tập trung vào tay người con cả. Đồng thời, người con cả cũng là người được dạy dỗ tốt nhất, được truyền lại kinh nghiệm, dạy nhân đức, đối nhân xử thế công bằng trước hết là trong gia đình với những người em và rộng hơn là với xã hội. Trong trường hợp những người con thứ không phục có thể ra ngoài thành lập một tông khác. Có thể nói, gia tộc là mô hình quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc. Gia đình là hạt nhân của xã hội. Ông vua cũng có chức năng như một gia trưởng, có điều to hơn gấp nhiều lần mà thôi. Hạt nhân trong mối quan hệ gia đình là chữ “ hiếu” nay lại được chuyển hóa tương đồng thành chữ “trung”. Với chữ “trung” mọi người trong thiên hạ phải phục tùng tuyệt đối bề trên của mình tức là ông vua. Quan hệ từ gia đình đến quốc gia là hết sức chặt chẽ. Người Trung Hoa thường có câu “ Gia tộc tông pháp, quốc gia đồng kết cấu” để chỉ mối quan hệ này. Giống như yếu tố làng xã trong văn hóa Việt Nam, yếu tố địa duyên là quan hệ thân thuộc cùng khu vực địa lý. Người ta nói: “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Yếu tố địa duyên như là tất cả mọi người cùng một chư hầu, cùng một vương quốc. Tất cả mọi người gắn bó với nhau dựa trên quan hệ tình cảm láng giềng và lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. Nếu như trước đây ở Trung Quốc gia tộc là bản vị thì đến nay có thêm lợi ích cũng là bản vị trong văn hóa Trung Hoa. Trung Quốc là quốc gia duy nhất lấy con người làm trung tâm, luôn hướng về nhân loại, không phục vụ cho thánh thần, chỉ phục vụ con người. Người Trung Quốc luôn dùng thiên nhiên để nghiệm ra những đạo lý phục vụ cho con người, chứ không bắt con người phục vụ thần thánh. Người Trung Quốc không hề ước mong mình sẽ thành tiên mà chỉ mong ước sẽ có cuộc sống nhân loại bình thường, bởi họ cho rằng con người phải có đủ sinh, ly, từ, biệt.