Cách rèn luyện tư duy cho những ai muốn startup?

  1. Nguyễn Phương Nam

Em chào anh Nam ạ, hiện tại xung quanh em thấy có rất nhiều bạn bè có động lực lớn trong việc khởi nghiệp, thích khởi nghiệp, có ý tưởng táo bạo và khác biệt nhưng phần lớn hỏi đến chi tiết kế hoạch kinh doanh ntn thì lại chưa rõ ràng.

Theo anh họ còn cần thêm các tư duy như thế nào để kinh doanh hiệu quả, tránh các rủi ro có thể xảy ra và vận hành doanh nghiệp trơn tru nhất ạ?

Từ khóa: 

ceo aothun.vn

,

dnh

,

kimta

,

nantex

,

kdtg

Chào em,

Cảm ơn câu hỏi của em, 1 người kinh doanh thành công thường phải có các nền tảng tư duy như sau:

  1. Động lực (các bạn em có rất nhiều)
  2. Tư duy đúng (các bạn em cần phải có mentor, hoặc đi học, hoặc đọc sách hoặc phải nhào vào làm, rồi tự mình tìm ra tư duy đúng)
  3. Kiến thức khởi nghiệp: 1 doanh nghiệp phát triển trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khởi nghiệp, mục tiêu là phải tìm ra mô hình kinh doanh đúng. Muốn biết kiến thức về mô hình kinh doanh thì phải tự nghiên cứu trên internet, mua các sách liên quan mô hình mà đọc, hoặc đi học về cách xây dựng mô hình kinh doanh. Thời gian của giai đoạn này thường 6 tháng đến 1 2 năm, tuỳ mô hình, thị trường, năng lực của người kinh doanh. Mục tiêu của giai đoạn này là KHÔNG CHẾT CHỨ KHÔNG PHẢI KIẾM LỢI NHUẬN HAY MỞ RỘNG QUY MÔ.

Giai đoạn 2: Ổn định, muốn vào được giai đoạn này phải trao dồi nhiều về Marketing, Sales để bán hàng và có lợi nhuận.

Giai đoạn 3: Hệ thống hoá, cần phải xây dựng hệ thống vận hành doanh nghiệp, quy trình, chính sách và xây dựng quy trình, hệ thống chăm sóc khách hàng cũ, kiếm thêm lợi nhuận.

Giai đoạn 4: Tự động hoá doanh nghiệp, phải ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp để tự động hoá các hoạt động marketing, sales, cskh và vận hành để có thể tối ưu hoá và gia tăng lợi nhuận và doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp.

Giai đoạn 5: Scales Up hoặc Clone doanh nghiệp, giai đoạn này tuỳ thuộc vào ngành nghề, quy mô và năng lực doanh nghiệp có có 1 hướng tăng trưởng, phát triển bền vững khác nhau, bản thân doanh nghiệp anh cũng vừa chập chững vào giai đoạn này, anh cũng đang phải làm bài tập nên không dám cho lời khuyên gì ở đây.

đây chỉ là các giai đoạn để em hình doanh 1 doanh nghiệp phải trải qua còn kiến thức thì rất nhiều em. Tuỳ giai đoạn nào, quy mô và ngành nghề mà mình cần trang bị kiến thức khác nhau.

4. Kỹ năng: của 1 người chủ doanh nghiệp khởi nghiệp phải biết: tìm kiếm thông tin, tự tư duy tìm giải pháp, tạo dựng mối quan hệ làm ăn với đối tác, khách hàng, tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo, giao việc, kiểm soát, động viên, sa thải.... rất nhiều em.

5. Công cụ: tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều cần công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, xét mức độ quan trọng ưu tiên thì em cần có theo cấp độ từ 1 đến 5, nhiều bạn tập trung quá nhiều vào công cụ mà hết thời gian để trao dồi các tư duy bên trên.


Tóm lại, để anh tồn tại và phát triển các doanh nghiệp của mình từ 12 năm trước, anh có 1 công thức theo anh từ đó tới giờ:

Kinh nghiệm = Trải nghiệm + Trải giá.

Không Sai 1 Vấn Đề 2 Lần.

Hãy bắt tay vào làm việc, dấng thân, sai ở đâu sửa ở đó và tiến về phía trước. Muốn bắt cá thì phải chịu ướt, chứ ngồi trên bờ mưu toan hoài thì cũng không có kết quả gì hết.

Hy vọng vài lời khuyên ít nhiều cho em thêm góc nhìn,

Em xem thêm các clip anh chia sẻ quá trình khởi sự 1 số công ty để có thêm thông tin nha.


Thân mến,

a Nam.

Trả lời

Chào em,

Cảm ơn câu hỏi của em, 1 người kinh doanh thành công thường phải có các nền tảng tư duy như sau:

  1. Động lực (các bạn em có rất nhiều)
  2. Tư duy đúng (các bạn em cần phải có mentor, hoặc đi học, hoặc đọc sách hoặc phải nhào vào làm, rồi tự mình tìm ra tư duy đúng)
  3. Kiến thức khởi nghiệp: 1 doanh nghiệp phát triển trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khởi nghiệp, mục tiêu là phải tìm ra mô hình kinh doanh đúng. Muốn biết kiến thức về mô hình kinh doanh thì phải tự nghiên cứu trên internet, mua các sách liên quan mô hình mà đọc, hoặc đi học về cách xây dựng mô hình kinh doanh. Thời gian của giai đoạn này thường 6 tháng đến 1 2 năm, tuỳ mô hình, thị trường, năng lực của người kinh doanh. Mục tiêu của giai đoạn này là KHÔNG CHẾT CHỨ KHÔNG PHẢI KIẾM LỢI NHUẬN HAY MỞ RỘNG QUY MÔ.

Giai đoạn 2: Ổn định, muốn vào được giai đoạn này phải trao dồi nhiều về Marketing, Sales để bán hàng và có lợi nhuận.

Giai đoạn 3: Hệ thống hoá, cần phải xây dựng hệ thống vận hành doanh nghiệp, quy trình, chính sách và xây dựng quy trình, hệ thống chăm sóc khách hàng cũ, kiếm thêm lợi nhuận.

Giai đoạn 4: Tự động hoá doanh nghiệp, phải ứng dụng CNTT vào doanh nghiệp để tự động hoá các hoạt động marketing, sales, cskh và vận hành để có thể tối ưu hoá và gia tăng lợi nhuận và doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp.

Giai đoạn 5: Scales Up hoặc Clone doanh nghiệp, giai đoạn này tuỳ thuộc vào ngành nghề, quy mô và năng lực doanh nghiệp có có 1 hướng tăng trưởng, phát triển bền vững khác nhau, bản thân doanh nghiệp anh cũng vừa chập chững vào giai đoạn này, anh cũng đang phải làm bài tập nên không dám cho lời khuyên gì ở đây.

đây chỉ là các giai đoạn để em hình doanh 1 doanh nghiệp phải trải qua còn kiến thức thì rất nhiều em. Tuỳ giai đoạn nào, quy mô và ngành nghề mà mình cần trang bị kiến thức khác nhau.

4. Kỹ năng: của 1 người chủ doanh nghiệp khởi nghiệp phải biết: tìm kiếm thông tin, tự tư duy tìm giải pháp, tạo dựng mối quan hệ làm ăn với đối tác, khách hàng, tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo, giao việc, kiểm soát, động viên, sa thải.... rất nhiều em.

5. Công cụ: tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều cần công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, xét mức độ quan trọng ưu tiên thì em cần có theo cấp độ từ 1 đến 5, nhiều bạn tập trung quá nhiều vào công cụ mà hết thời gian để trao dồi các tư duy bên trên.


Tóm lại, để anh tồn tại và phát triển các doanh nghiệp của mình từ 12 năm trước, anh có 1 công thức theo anh từ đó tới giờ:

Kinh nghiệm = Trải nghiệm + Trải giá.

Không Sai 1 Vấn Đề 2 Lần.

Hãy bắt tay vào làm việc, dấng thân, sai ở đâu sửa ở đó và tiến về phía trước. Muốn bắt cá thì phải chịu ướt, chứ ngồi trên bờ mưu toan hoài thì cũng không có kết quả gì hết.

Hy vọng vài lời khuyên ít nhiều cho em thêm góc nhìn,

Em xem thêm các clip anh chia sẻ quá trình khởi sự 1 số công ty để có thêm thông tin nha.


Thân mến,

a Nam.