Châu lục nào đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng động vật quý hiếm cao nhất?
Chào chị. Không biết chị có thể cho biết hiện châu lục nào đang phải đối mặt với vấn đề này một cách nghiêm trọng nhất? Có phải là châu Phi không? Vì em thấy thường các tổ chức bảo tồn hay tập trung hoạt động tại đó.
động vật hoang dã
,bảo tồn động vật hoang dã
,bảo tồn động vật
,hệ sinh thái
,nhà bảo tồn động vật hoang dã
Chào em,
Xét về sự tuyệt chủng và biến mất của đa dạng sinh học thì giới khoa học không xét theo châu lục, mà định ra những khu vực được gọi là hotspot "điểm nóng" đa dạng sinh học.
Châu Phi có được sự quan tâm lớn nhất trong cộng đồng hiện nay, một phần là vì đó là châu lục duy nhất còn có sự hiện diện của các loài thú lớn (như voi, hươu cao cổ, sư tử..v.v) và một phần là vì nạn săn trộm ở châu Phi đang diễn ra theo chiều hướng rất xấu. Vì thế mà báo, đài đưa tin về nó nhiều hơn các châu lục khác, tuy nhiên không có nghĩa là tình trạng ở các châu lục khác tốt hơn.
Ví dụ như nạn phá rừng đang hoành hành ở Nam Mỹ và châu Á với mức độ khủng khiếp. Loài dã nhân của Indonesia và Malaysia đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao do rừng bị phá hủy để trồng dầu cọ - là một nguyên liệu sử dụng trong thức ăn, các loại mỹ phẩm và sản phẩm công nghiệp khác. Tuần vừa rồi thì cá thể tê giác đực cuối cùng của loài tê giác Sumatra đã bị chết.
Ở Nam Mỹ, những bãi cát ven biển bị nạo vét cạn trứng rùa, rừng Amazon đang biến mất nhanh chóng do bị phá để làm đường, chuyển đổi đất rừng thành đất công-nông nghiệp.v.v..
Ở hai đầu địa cực băng đang tan rất nhanh, dẫn đến môi trường sống của các loài động vật ở đầu địa cực bị đe dọa nghiêm trọng.
Em có thể tìm hiểu về các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới ở đây:
Trang Nguyen
Chào em,
Xét về sự tuyệt chủng và biến mất của đa dạng sinh học thì giới khoa học không xét theo châu lục, mà định ra những khu vực được gọi là hotspot "điểm nóng" đa dạng sinh học.
Châu Phi có được sự quan tâm lớn nhất trong cộng đồng hiện nay, một phần là vì đó là châu lục duy nhất còn có sự hiện diện của các loài thú lớn (như voi, hươu cao cổ, sư tử..v.v) và một phần là vì nạn săn trộm ở châu Phi đang diễn ra theo chiều hướng rất xấu. Vì thế mà báo, đài đưa tin về nó nhiều hơn các châu lục khác, tuy nhiên không có nghĩa là tình trạng ở các châu lục khác tốt hơn.
Ví dụ như nạn phá rừng đang hoành hành ở Nam Mỹ và châu Á với mức độ khủng khiếp. Loài dã nhân của Indonesia và Malaysia đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao do rừng bị phá hủy để trồng dầu cọ - là một nguyên liệu sử dụng trong thức ăn, các loại mỹ phẩm và sản phẩm công nghiệp khác. Tuần vừa rồi thì cá thể tê giác đực cuối cùng của loài tê giác Sumatra đã bị chết.
Ở Nam Mỹ, những bãi cát ven biển bị nạo vét cạn trứng rùa, rừng Amazon đang biến mất nhanh chóng do bị phá để làm đường, chuyển đổi đất rừng thành đất công-nông nghiệp.v.v..
Ở hai đầu địa cực băng đang tan rất nhanh, dẫn đến môi trường sống của các loài động vật ở đầu địa cực bị đe dọa nghiêm trọng.
Em có thể tìm hiểu về các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới ở đây: