Đứng trên lập trường là một nhà khoa học, anh cảm thấy thế nào về việc vụ chỉnh sửa gen người mới đc công bố vừa rồi?

  1. Nguyễn Việt Hùng

Mới đây ở TQ, nhà khoa học Hạ Kiến Khôi đã công bố rằng 2 bé gái vừa ra đời đã được ông và ê-kíp chỉnh sửa gen. Rất nhiều người phản đối việc này vì nó có nhiều hệ lụy cho xã hội. Vậy nh cảm thấy vấn đề này thế nào? Liệu phản ứng của xã hội có phải là thái quá?

Hiện nay, có lẽ sinh giới, hay ít nhất là những sinh vật bao quanh con người, việc chọn lọc tự nhiên đã ko còn mạnh mẽ như chọn lọc nhân tạo. Liệu sự kiện này có phải là bước ngoặc cho việc chính con người cũng sẽ bị chọn lọc nhân tạo? 

Trong quyển sách cuối cùng của Stephen Hawking (Giải đáp nhanh những câu hỏi lớn) ông có viết: 

"Có lẽ luật pháp sẽ không cho phép xử lí kĩ thuật di truyền với con người. Nhưng một số người sẽ không thể kháng lại sức cám dỗ của việc cải thiện các đặc điểm người, ví dụ như cỡ trí nhớ, phòng chống bệnh tật và tuổi thọ. Một khi các siêu nhân như thế xuất hiện, sẽ có những vấn đề chính trị to lớn với những người chưa nâng cấp, họ sẽ không thể cạnh tranh lại. Có lẽ, họ sẽ diệt vong, hoặc trở nên không quan trọng. Thay vậy, sẽ có một cuộc chạy đua của các sinh vật tự thiết kế, họ tự cải thiện mình ở tốc độ ngày càng nhanh." - Nguồn Thuvienvatly.com.

Nếu vụ việc này tạo ra một tiền lệ cho những nhà khoa học đi sau nhân rộng thêm thì liệu những gì S. Hawking nói có thành sự thật?

Xin cảm ơn.

Từ khóa: 

chỉnh sửa gen người

,

nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử

Theo ý kiến cá nhân (và cũng là trên phương diện là nhà nghiên cứu), thì lâu dài sự việc này xảy ra là điều tốt. Sự thật thì khoa học thế giới luôn luôn sẽ phát triển nhanh, rồi bắt đầu có sự trì trệ, khi bắt đầu có quá nhiều quan điểm khác nhau, quá nhiều sự tranh cãi. Mỗi khi có một sự việc như thế này xảy ra, dù sự việc đó tốt hay xấu, thì xã hội cũng sẽ thúc đẩy các hội khoa học phải ra một phán quyết sớm hơn, không trì trệ được nữa. Từ đó sẽ lại tiếp tục có đà phát triển.

Về việc chọn lọc nhân tạo, thì thực ra chúng ta đã có sự chọn lọc nhân tạo từ lâu rồi. Việc chữa bệnh hiểm nghèo, giúp những người tàn tật có cuộc sống ổn định, đó chính là những sự chọn lọc nhân tạo (theo hướng tốt). Việc như phá thai khi biết thai nhi có bệnh hiểm nghèo, chọn lọc tinh trùng/trứng, cũng là sự chọn lọc nhân tạo. Nếu chúng ta không cẩn thận, thì đúng là sẽ có sự chia rẽ rõ ràng giữa những người được cải thiện (đã có người gợi ý một tên mới luôn cho loài người này, Homo superior - theo truyện X-Men của Marvel) và người không được chỉnh sửa gien.

Chính việc cho phép sự chỉnh sửa gien hợp pháp sẽ ngăn chặn điều này, vì ai cũng có thể chỉnh sửa ADN của con mình dưới sự kiểm soát của các chính quyền. Chỉ nếu việc chỉnh sửa gien không được sớm thông qua, thì mới tạo ra mối hiểm họa một số người rất giầu/mạnh có thể tìm được đến công nghệ này, tạo nên sự chia rẽ mà họ muốn.

Trả lời

Theo ý kiến cá nhân (và cũng là trên phương diện là nhà nghiên cứu), thì lâu dài sự việc này xảy ra là điều tốt. Sự thật thì khoa học thế giới luôn luôn sẽ phát triển nhanh, rồi bắt đầu có sự trì trệ, khi bắt đầu có quá nhiều quan điểm khác nhau, quá nhiều sự tranh cãi. Mỗi khi có một sự việc như thế này xảy ra, dù sự việc đó tốt hay xấu, thì xã hội cũng sẽ thúc đẩy các hội khoa học phải ra một phán quyết sớm hơn, không trì trệ được nữa. Từ đó sẽ lại tiếp tục có đà phát triển.

Về việc chọn lọc nhân tạo, thì thực ra chúng ta đã có sự chọn lọc nhân tạo từ lâu rồi. Việc chữa bệnh hiểm nghèo, giúp những người tàn tật có cuộc sống ổn định, đó chính là những sự chọn lọc nhân tạo (theo hướng tốt). Việc như phá thai khi biết thai nhi có bệnh hiểm nghèo, chọn lọc tinh trùng/trứng, cũng là sự chọn lọc nhân tạo. Nếu chúng ta không cẩn thận, thì đúng là sẽ có sự chia rẽ rõ ràng giữa những người được cải thiện (đã có người gợi ý một tên mới luôn cho loài người này, Homo superior - theo truyện X-Men của Marvel) và người không được chỉnh sửa gien.

Chính việc cho phép sự chỉnh sửa gien hợp pháp sẽ ngăn chặn điều này, vì ai cũng có thể chỉnh sửa ADN của con mình dưới sự kiểm soát của các chính quyền. Chỉ nếu việc chỉnh sửa gien không được sớm thông qua, thì mới tạo ra mối hiểm họa một số người rất giầu/mạnh có thể tìm được đến công nghệ này, tạo nên sự chia rẽ mà họ muốn.