Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ là như thế nào?

  1. Trí tuệ nhân tạo

  2. Công nghệ thông tin

  3. Marketing

Từ khóa: 

khoa học công nghệ

,

hội nhập

,

thị trường

,

trí tuệ nhân tạo

,

công nghệ thông tin

,

marketing

Câu hỏi này mang tầm vĩ mô qua bạn ơi. Chỉ dành cho các lớp học thôi và các bác làm định hướng, tư tưởng thôi. Bài tập của các bạn thì nên suy nghĩ và làm thay vì hỏi ở trên Noron như thế này.

Chứ thực tế thị trường vận hành sẽ chẳng ai quan tâm đặt câu hỏi kiểu chung chung, học thuật như thế này cả này. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ bạn có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm khác nhau vì nhu cầu về thị trường này có tả-pí-lù các thứ, ví dụ như làm app điện thoại, làm phần mềm cho công ty, cá nhân, hay tạo rô bốt lau nhà, hút bụi... tất cả các sản phẩm khoa học, hay công nghệ được tạo ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của người dùng, đôi khi nó còn là khơi gợi nhu cầu người dùng.

Ví dụ đơn giản dễ hiểu nhất là giống như điện thoại thông minh, chả ai biết nó là gì, trước khi nó ra đời, người ta đã làm truyền thông rất nhiều về nó sẽ đem lại nhiều lợi ích. Hay đơn giản bạn nghĩ như thế hệ Web3.0, NFT, Metaverse... người ta truyền thông và nói nhiều về nó để khơi gợi tạo ra nhu cầu và sự quan tâm của thị trường về nó...

Vậy thôi bạn!

P/s: Nhiệm vụ của học sinh sinh viên là làm bài tập, mình nghĩ Noron nên là nơi bọn mình cùng nhau học hỏi, trau dồi kiến thức ở ngoài trường học bạn à!

Trả lời

Câu hỏi này mang tầm vĩ mô qua bạn ơi. Chỉ dành cho các lớp học thôi và các bác làm định hướng, tư tưởng thôi. Bài tập của các bạn thì nên suy nghĩ và làm thay vì hỏi ở trên Noron như thế này.

Chứ thực tế thị trường vận hành sẽ chẳng ai quan tâm đặt câu hỏi kiểu chung chung, học thuật như thế này cả này. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ bạn có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm khác nhau vì nhu cầu về thị trường này có tả-pí-lù các thứ, ví dụ như làm app điện thoại, làm phần mềm cho công ty, cá nhân, hay tạo rô bốt lau nhà, hút bụi... tất cả các sản phẩm khoa học, hay công nghệ được tạo ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của người dùng, đôi khi nó còn là khơi gợi nhu cầu người dùng.

Ví dụ đơn giản dễ hiểu nhất là giống như điện thoại thông minh, chả ai biết nó là gì, trước khi nó ra đời, người ta đã làm truyền thông rất nhiều về nó sẽ đem lại nhiều lợi ích. Hay đơn giản bạn nghĩ như thế hệ Web3.0, NFT, Metaverse... người ta truyền thông và nói nhiều về nó để khơi gợi tạo ra nhu cầu và sự quan tâm của thị trường về nó...

Vậy thôi bạn!

P/s: Nhiệm vụ của học sinh sinh viên là làm bài tập, mình nghĩ Noron nên là nơi bọn mình cùng nhau học hỏi, trau dồi kiến thức ở ngoài trường học bạn à!

Một trong những nội dung để tạo ra thị trường cho khoa học và công nghệ đó chính là tăng cường thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

Một nguyên tắc kinh tế cơ bản đó chính là “Có cầu mới có cung”. Khi các nhà khoa học cảm thấy đây là một môi trường màu mỡ để phát triển thì họ mới có động lực tiến hành việc xây dựng những sáng kiến của mình. Ngược lại, nếu họ cảm thấy đây không phải là thị trường tiềm năng và việc hiện thực hoá những ý tưởng của mình sẽ không đem lại những lợi ích nhất định thì họ sẽ rất dễ bị nản lòng.

Vậy nên, cần phải tăng cường áp dụng KHCN vào thực tiễn, có như thế mới tạo được động lực phát triển cho lĩnh vực quan trọng này.

https://cdn.noron.vn/2022/04/06/3607266702516476-1649220455.jpg

Đầu tiên cần hiểu khái niệm thị trường là gì:

Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể mua, chủ thể bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu các hàng hóa và dịch vụ; quá đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.

Vậy còn khoa học và công nghệ là gì?

Khái niệm khoa học công nghệ theo cách dễ hiểu nhất là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống – xã hội, tự nhiên,… từ đó ứng dụng hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại hơn.

Theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam, những hoạt động khoa học – công nghệ nổi bật là: hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, hoạt động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển công nghệ, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và nhiều hoạt động khác. Cụ thể:

Nghiên cứu khoa học: phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, các quy luật tự nhiên. Đưa ra các giải pháp ứng dụng các sáng kiến vào đời sống xã hội thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.

Phát triển công nghệ: sáng tạo và hoàn thiện những công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ thường được phát triển theo hình thức triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm.

Dịch vụ khoa học và công nghệ: hoạt động đưa nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn, các hoạt động chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, ứng dụng trí thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.

Vậy tóm lại, tạo thị trường cho khoa học và công nghệ chính là tạo nơi để phục vụ, diễn ra các giao dịch mua bán các sản phẩm khoa học và công nghệ (bản quyền, bí quyết, sáng kiến và các dịch vụ liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ). Từ đó thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nơi này sang nơi khác. Thúc đẩy năng suất lao động, phát triển những công trình nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao,....góp phần phát triển nền kinh tế, tri thức và khoa học.

Tui nghĩ thị trường nào cũng có đặc điểm và những tính chất tương đồng, tựu chung lại thị trường là nơi tổ chức các hoạt động mua bán , giao dịch, trao đổi hàng hòa. Hàng hóa ở đây có rất nhiều loại: từ hàng hóa thiết yếu đến cổ phiếu, trái phiếu hay sản phẩm trí tuệ nhân tạo. Thị trường khoa học và công nghệ, ở đây các sản phẩm là kết quả của quá trình nghiên cứu, phát triển công nghệ,....