Kỉ luật tích cực là gì?

  1. Giáo dục

  2. Trần Thị Kim Hoa

Xin chào chị Hoa, em chưa hiểu rõ về khái niệm "Kỉ luật tích cực", mong chị giải đáp thêm ạ. Em cảm ơn chị!

Từ khóa: 

giáo dục

,

chuyên gia giáo dục và phát triển bản thân

Chào em, cảm ơn em đã đặt câu hỏi

Kỷ luật tích cực trong khuôn khổ thực hành làm cha mẹ với các con trong độ tuổi 0-18 tuổi được hiểu một cách đơn giản nhất là Nuôi dạy con cần kết hợp được cân đối hai yếu tố song song là sự ấm áp (tình yêu thương) và cấu trúc (thông tin, hướng dẫn)

Nếu ấm áp nhiều quá thì trẻ dễ có thiên hướng nuông chiều, mềm yếu, dựa dẫm, ỷ lại

Song nếu cấu trúc nhiều quá dễ khiến trẻ bị căng thẳng áp lực và chỉ toàn mệnh lệnh.

Nếu trong nuôi dạy con không có kỷ luật sẽ dẫn đến vô kỷ luật, nhiều cha mẹ nhầm lẫn với việc để trẻ tự do nhưng cần hiểu với trẻ, tự do là tự do trong khuôn khổ vì trẻ không biết được các giới hạn, chứ không phải muốn gì được nấy.

Và điều cốt yếu nhất của Kỷ luật tích cực là nói không với đòn roi, baọ lực, gây nên các tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Để làm được điều này thì cần thấu hiểu tâm sinh lý của trẻ trong các lứa tuổi. Và qua đó cha mẹ có sự thấu hiểum, điều chỉnh hành vi và từu đó có thể đồng hành, hỗ trợ trẻ.

Trả lời

Chào em, cảm ơn em đã đặt câu hỏi

Kỷ luật tích cực trong khuôn khổ thực hành làm cha mẹ với các con trong độ tuổi 0-18 tuổi được hiểu một cách đơn giản nhất là Nuôi dạy con cần kết hợp được cân đối hai yếu tố song song là sự ấm áp (tình yêu thương) và cấu trúc (thông tin, hướng dẫn)

Nếu ấm áp nhiều quá thì trẻ dễ có thiên hướng nuông chiều, mềm yếu, dựa dẫm, ỷ lại

Song nếu cấu trúc nhiều quá dễ khiến trẻ bị căng thẳng áp lực và chỉ toàn mệnh lệnh.

Nếu trong nuôi dạy con không có kỷ luật sẽ dẫn đến vô kỷ luật, nhiều cha mẹ nhầm lẫn với việc để trẻ tự do nhưng cần hiểu với trẻ, tự do là tự do trong khuôn khổ vì trẻ không biết được các giới hạn, chứ không phải muốn gì được nấy.

Và điều cốt yếu nhất của Kỷ luật tích cực là nói không với đòn roi, baọ lực, gây nên các tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Để làm được điều này thì cần thấu hiểu tâm sinh lý của trẻ trong các lứa tuổi. Và qua đó cha mẹ có sự thấu hiểum, điều chỉnh hành vi và từu đó có thể đồng hành, hỗ trợ trẻ.