Tại sao miền Bắc là Bánh Chưng và miền Trung, Nam là bánh Tét?

  1. Phan Khắc Huy

Chào anh Huy,

Tết năm nào em cũng thắc mắc là tại sao cùng một loại bánh từ gạo nếp có nhân mặn là thịt và đậu, hoặc nhân ngọt thì ở miền Bắc là Bánh Chưng gói bằng lá dong, còn bánh Tét ở miền Trung và Nam gói bằng lá chuối ?

Em cũng được học sự tích về Bánh Chưng, Bánh Dày của Lang Liêu còn Bánh Tét xuất phát từ đâu ạ? 

Em xin cảm ơn ạ!

Từ khóa: 

nhà giáo dục về văn hóa

,

lịch sử

Chào em,

Câu hỏi này thực khó trả lời, bởi để trả lời rốt ráo cần có kiến thức rộng về dân tộc học, văn hóa học, xã hội học. 

Ở miền Bắc, xung quanh khu vực Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội có bánh tày, "nội dung" như bánh chưng, nhưng gói như bánh tét và gói bằng lá dong. Có học giả cho rằng thuở xưa cái bánh chưng được gói như bánh tét để cùng với bánh dày tạo thành một cặp sinh thực khí nam-nữ như linga-yoni, vốn rất quen thuộc trong tín ngưỡng phồn thực ở khu vực Đông Nam Á, đến khi nước ta bị Bắc thuộc, quan niệm trời tròn-đất vuông từ phương Bắc đã thay thế và khuôn cái bánh chưng lại thành hình hiện nay. Thuyết này hay nhưng chưa có bằng chứng xác đáng, cũng như truyền thuyết Lang Liêu, dù lấy bối cảnh là thời Hùng Vương nhưng cũng không loại trừ nó mới được sáng tác và lưu truyền sau này nên cũng khó xác tín là thời xưa, ông bà ta gói bánh thế nào.

Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh thêm, do những khác biệt về cộng đồng người, điều kiện địa lý-tự nhiên, điều kiện chính trị, mà khu vực từ Quảng Trị trở vào, tách biệt khỏi miền Bắc kể từ năm 1672 khi chúa Nguyễn - chúa Trịnh đình chiến lấy sông Gianh làm giới tuyến đến tận khi nhà Nguyễn thống nhất giang sơn một dải từ năm 1802, đã tạo nên một địa vực văn hóa khác biệt với văn hóa người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ-Bắc Trung Bộ. Đây cũng có thể là lý do cái bánh chưng hoàn toàn vắng bóng ở miền Nam cho tới khi những cộng đồng miền Bắc di cư vào Nam giai đoạn sau này.

Trả lời

Chào em,

Câu hỏi này thực khó trả lời, bởi để trả lời rốt ráo cần có kiến thức rộng về dân tộc học, văn hóa học, xã hội học. 

Ở miền Bắc, xung quanh khu vực Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội có bánh tày, "nội dung" như bánh chưng, nhưng gói như bánh tét và gói bằng lá dong. Có học giả cho rằng thuở xưa cái bánh chưng được gói như bánh tét để cùng với bánh dày tạo thành một cặp sinh thực khí nam-nữ như linga-yoni, vốn rất quen thuộc trong tín ngưỡng phồn thực ở khu vực Đông Nam Á, đến khi nước ta bị Bắc thuộc, quan niệm trời tròn-đất vuông từ phương Bắc đã thay thế và khuôn cái bánh chưng lại thành hình hiện nay. Thuyết này hay nhưng chưa có bằng chứng xác đáng, cũng như truyền thuyết Lang Liêu, dù lấy bối cảnh là thời Hùng Vương nhưng cũng không loại trừ nó mới được sáng tác và lưu truyền sau này nên cũng khó xác tín là thời xưa, ông bà ta gói bánh thế nào.

Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh thêm, do những khác biệt về cộng đồng người, điều kiện địa lý-tự nhiên, điều kiện chính trị, mà khu vực từ Quảng Trị trở vào, tách biệt khỏi miền Bắc kể từ năm 1672 khi chúa Nguyễn - chúa Trịnh đình chiến lấy sông Gianh làm giới tuyến đến tận khi nhà Nguyễn thống nhất giang sơn một dải từ năm 1802, đã tạo nên một địa vực văn hóa khác biệt với văn hóa người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ-Bắc Trung Bộ. Đây cũng có thể là lý do cái bánh chưng hoàn toàn vắng bóng ở miền Nam cho tới khi những cộng đồng miền Bắc di cư vào Nam giai đoạn sau này.