1 bức tranh và câu chuyện phía sau?

  1. Nghệ thuật

Leonardo Da Vinci đã phải mất 7 năm để hoàn thành kiệt tác "Bữa tối cuối cùng" của Jesus và 12 vị tông đồ. Theo Kinh Thánh, Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Jesus – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa đã nói với các tông đồ của mình: "Trong các con có kẻ muốn bán rẻ ta".

Ngoại truyện kể lại rằng, khi bắt đầu bức tranh, Da Vinci vẽ chúa Jesus đầu tiên. Giữa hàng trăm ngàn người, một người đã được chọn để làm hình tượng chúa Jesus. Trong khoảng thời gian sau đó, ông lần lượt hoàn thành hình ảnh của 11 vị tông đồ trong bức tranh. Tuy nhiên, còn 1 người cuối cùng vẫn chưa được vẽ. Đó chính là kẻ phản bội: Judas Iscariot.

Leonardo Da Vinci muốn tìm một mẫu người đê tiện, hèn hạ tận đáy của xã hội để vẽ Judas. Cuối cùng, sau hơn 6 năm tìm kiếm, ông đã tìm thấy hình mẫu của Judas tại nhà ngục của Roma. Được phép của nhà vua, tên tội phạm được hoãn ngày thi hành án để đến làm mẫu cho Da Vinci. Sau 6 tháng ròng rã để vẽ Judas, bức tranh đã được hoàn thành, tên tử tù phải bị đưa đi hành quyết. Lúc này, hắn khóc lóc lao đến Leonardo Da Vinci, hỏi ông rằng có còn nhớ hắn không.

Một sự thật trớ trêu là kẻ được chọn làm hình mẫu bỉ ổi, đê tiện cho Judas lại chính là người thanh niên đẹp đẽ mà 7 năm trước đây làm hình tượng cho Chúa Jesus. Một hình tượng hoàn hảo đã trở thành kẻ đồi bại.

(Copy paste từ www.Genk.vn - cho nó nhanh, đỡ phải gõ lại).

---

Cho nên, khi mẹ của "cô gái bán gà Điện Biên" (bị 1 lũ nghiện hút bắt cóc, giết chết rồi vứt xác), cuối cùng lại vừa bị bắt vì buôn ma túy, thì cũng chỉ là 1 bất ngờ nho nhỏ.

Cuộc sống mà, phần tối tăm nhất của con người luôn được đậy điệm thật kỹ.

Cũng như không phải vì chuyện này mà bà Yến và những kẻ nhân danh thần Phật để gây lú ở chùa Ba Vàng sẽ trở nên đúng, với cái mớ rao giảng về Nghiệp của họ. Nếu hôm nay, có ai đó đang cười hỉ hả với bà mẹ bị bắt vì buôn ma túy kia, như một bằng chứng của thuyết Tạo Nghiệp - thì hehe, đó chính là Nghiệp nghiệt ngã nhất mà họ đang tạo.

Tôn giáo là thứ khiến con người ta đẹp hơn, từ trong tâm, gọi là Hướng Thiện. Chứ không phải cái gậy, để vung lên dọa đàn cừu đi theo hàng lối, mà đích đến không phải hang sói thì cũng là miệng vực. Cũng như Jesus đã nói với 12 tông đồ: "Trong các con có kẻ muốn bán rẻ ta" - và rồi ông vẫn để chuyện ấy diễn ra, như là một minh chứng về nguyên tắc hy sinh mà mình đã khởi xướng.

Pham gia hien

Từ khóa: 

nghệ thuật

Nội dung bài viết rất thú vị! Xin tặng bạn coin!

Con người luôn bị giằng xé giữa bản năng vị kỷ & mong muốn đc hướng thiện. Nhưng các bản năng này đôi khi quá mạnh mẽ, nên lấn át "phần người" trong chúng ta. Những người khống chế đc các bản năng này xứng đáng đc gọi là những bậc giác giả - những "buddha" - thực thụ.

Mình thấy chi tiết về nhân vật người mẫu trong câu chuyện về chúa Jesus & Judas của bạn rất thú vị. Trước đây mình từng đọc một bài viết về đoàn làm phim Tây Du Ký. Kể rằng trong quá trình đóng phim, các diễn viên Châu Long Quảng (vai Phật Tổ Như Lai) & Tả Đại Phân (vai Quan Âm Bồ Tát) thường bị người dân trong khu vực lầm tưởng là các Phật Tổ & Bồ Tát thực sự, nên liên tục vái lạy, khiến các diễn viên này rất bối rối phải giải thích rõ sự tình.

Bằng một cách nào đó, sau một thời gian dài đóng phim, họ đã trở nên hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn của mình. Những cử chỉ, điệu bộ, tính cách của nhân vật mà họ đóng đã trở thành một phần con người họ. Những diễn viên này về sau cho biết chính những vai diễn đó đã giúp họ trở thành những con người hướng thiện, tâm linh hơn (vai Quan Âm Bồ Tát cũng là vai diễn điện ảnh cuối cùng của Tả Đại Phân, vì cô ko muốn hủy hoại hình ảnh vị Bồ Tát hiền từ trong mắt người xem phim vì những vai diễn khác).

undefined

Có lẽ, nhân vật người mẫu cho cả Jesus & Judas là một trường hợp ko may, đáng buồn vậy.

Còn nói về tôn giáo (religion), thì mình nghĩ mục đích chủ yếu của chúng vốn là để kiểm soát xã hội. Các hệ tư tưởng có phần khắt khe, cực đoan như Nho Giáo của phương Đông & Công Giáo (Catholic) của phương Tây là những ví dụ điển hình. Thay vì giải phóng con người, các hệ tư tưởng này hướng đến sự gò bó, đưa chúng ta vào các khuôn khổ, giới luật.

Tâm linh (spirituality), trong khi đó, lại hướng đến sự giải thoát, làm cho con người trở nên tự do hơn. Phật Giáo (ngày nay cũng đã bị biến tướng), Đạo Giáo & các hệ tư tưởng tương đương khác là một vài ví dụ. Thế nên, mình nghĩ việc phân biệt 2 khái niệm này là rất cần thiết.

Trả lời

Nội dung bài viết rất thú vị! Xin tặng bạn coin!

Con người luôn bị giằng xé giữa bản năng vị kỷ & mong muốn đc hướng thiện. Nhưng các bản năng này đôi khi quá mạnh mẽ, nên lấn át "phần người" trong chúng ta. Những người khống chế đc các bản năng này xứng đáng đc gọi là những bậc giác giả - những "buddha" - thực thụ.

Mình thấy chi tiết về nhân vật người mẫu trong câu chuyện về chúa Jesus & Judas của bạn rất thú vị. Trước đây mình từng đọc một bài viết về đoàn làm phim Tây Du Ký. Kể rằng trong quá trình đóng phim, các diễn viên Châu Long Quảng (vai Phật Tổ Như Lai) & Tả Đại Phân (vai Quan Âm Bồ Tát) thường bị người dân trong khu vực lầm tưởng là các Phật Tổ & Bồ Tát thực sự, nên liên tục vái lạy, khiến các diễn viên này rất bối rối phải giải thích rõ sự tình.

Bằng một cách nào đó, sau một thời gian dài đóng phim, họ đã trở nên hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn của mình. Những cử chỉ, điệu bộ, tính cách của nhân vật mà họ đóng đã trở thành một phần con người họ. Những diễn viên này về sau cho biết chính những vai diễn đó đã giúp họ trở thành những con người hướng thiện, tâm linh hơn (vai Quan Âm Bồ Tát cũng là vai diễn điện ảnh cuối cùng của Tả Đại Phân, vì cô ko muốn hủy hoại hình ảnh vị Bồ Tát hiền từ trong mắt người xem phim vì những vai diễn khác).

undefined

Có lẽ, nhân vật người mẫu cho cả Jesus & Judas là một trường hợp ko may, đáng buồn vậy.

Còn nói về tôn giáo (religion), thì mình nghĩ mục đích chủ yếu của chúng vốn là để kiểm soát xã hội. Các hệ tư tưởng có phần khắt khe, cực đoan như Nho Giáo của phương Đông & Công Giáo (Catholic) của phương Tây là những ví dụ điển hình. Thay vì giải phóng con người, các hệ tư tưởng này hướng đến sự gò bó, đưa chúng ta vào các khuôn khổ, giới luật.

Tâm linh (spirituality), trong khi đó, lại hướng đến sự giải thoát, làm cho con người trở nên tự do hơn. Phật Giáo (ngày nay cũng đã bị biến tướng), Đạo Giáo & các hệ tư tưởng tương đương khác là một vài ví dụ. Thế nên, mình nghĩ việc phân biệt 2 khái niệm này là rất cần thiết.

Rất ấn tượng