82 năm ngày Đức Quốc xã phát động cuộc xâm lược Ba Lan, đồng thời mở màn Thế chiến II (1/9/1939-15/8/1945) - Minh chứng cho sự tráo trở của các cường quốc phương Tây

  1. Lịch sử

Với nhiều các nguyên nhân khách quan, chủ quan và tinh thần phục thù thất bại hồi WW1 của Đế chế Đức, Đệ tam Đế chế đứng đầu là Adolf Hitler từ những năm 1930 đã ra sức xóa bỏ hòa ước Versailles năm 1918, tái lập quân đội chuẩn bị chiến tranh với tinh thần cao độ. Trái ngược với tinh thần phục thù ngút trời của những quý ông Phổ, tinh thần của đám Trà Nóng, Phú đĩ và đồng bọn thì ngược lại. Dù là những kẻ chiến thắng trong ww1, nhưng nỗi sợ hãi chiến tranh tràn ngập các nước này, và họ dùng mọi cách để né tránh chiến kể cả những hành đồng nhún nhường không tương xứng với nội lực của họ kể cả bán đứng đồng minh.. Chính vì vậy chỉ chỉ trong vài năm, Hitler dễ dàng thôn tính Áo, Tiệp Khắc và đặt Tây Ban Nha trở thành 1 đồng minh hạng 2 trong khối Trục và chuẩn bị các động thái cho bước nắm gân tiếp theo, và đó chính là câu chuyện đau thương của đất nước từng một thời đóng vai trò quan trọng trong việc cứu thoát cả châu Âu khỏi sự xâm lăng của Đế quốc Ottoman khi mà cả Anh và Pháp đều ra những tuyên bố hết sức cứng rắn về việc kiện quyết bảo vệ đồng minh Ba Lan nhưng thực tế thì ….

Ngày 1/9/1939, quân đội Đức với 60 sư đoàn bộ binh, 30 sư đoàn thiết giáp và khoảng 3000 máy bay (*) mở cuộc tấn công xâm chiếm Ba Lan mà không hề tuyên chiến; với sự chỉ điểm nhiệt tâm của "đạo quân thứ 5 - những người Ba Lan gốc Đức làm tay trong" quân đội Đức tiến công như vũ bão vào đất nước Ba Lan bé nhỏ ( nhưng đôi khi hơi ngáo).

Dù chống cự thật dũng cảm, nhưng dưới ưu thế vượt trội của quân địch quân đội Ba Lan (có 39 sư đoàn bộ binh, 12 sư kỵ binh và 400 máy bay các loại đã lạc hậu ) phải lùi sâu về phía Đông và cố thủ tại Varsovie, Westerplatte bởi đó là tất cả những gì họ làm được.

Hy vọng cuối cùng của Ba Lan là rút lui và tái tập hợp dọc theo đầu cầu Romania. Tuy nhiên, kế hoạch này trở nên lỗi thời chỉ trong một đêm.

Ngày 17 tháng 9 năm 1939, 80 vạn quân “nước lạ” ( ;v ) tiến công với hai Phương diện quân B. và U., đánh chiếm khu vực Kresy thuộc đông Ba Lan, vi phạm Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa “nước lạ :D” và Ba Lan, cũng như các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương khác.

Cuộc tiến công của “nước lạ ” là nhân tố quyết định khiến chính phủ Ba Lan hiểu rằng cuộc chiến đã ngã ngũ. Tuy nhiên chính phủ Ba Lan không cư xử hèn hạ là đầu hàng và làm tai sai cho Đức như cái quốc gia có lực lượng lục quân mạnh nhất châu Âu bấy giờ khi mà những con gà bị đánh bại. Họ từ chối đầu hàng, thay vào đó ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội di tản khỏi Ba Lan và tập hợp lại tại Pháp.

Ngày 22 tháng 9, thành phố Lwów bị ““nước lạ ” chiếm (thành phố này đã bị quân Đức tấn công từ tuần trước nhưng sau đó Đức đã nhường lại cho “nước lạ:D” tấn công theo thỏa thuận của “tuần trăng mật”)

Thủ đô Warsaw anh dũng kháng cự lại cuộc vây hãm của Đức cho đến ngày 28 tháng 9. Pháo đài Modlin phía bắc Warsaw bị chiếm ngày 29 tháng 9 sau 16 ngày chiến đấu ác liệt. Nhiều đơn vị đồn trú đã giữ được vị trí trong một thời gian dài bị quân Đức bao vây, cô lập như Westerplatte, Oksywie hay Hel. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, Hitler đã có 1 bài diễn văn tại thành phố Danzig:"Ba Lan sẽ không bao giờ gượng dậy nổi như sau hòa ước Versailles. Điều này được đảm bảo chắc chắn không chỉ bởi Đức, mà còn bởi …. "Sau cuộc tấn công, lãnh thổ Ba Lan bị phân chia giữa Đức Quốc xã và “nước lạ:D”. trong đó phần lãnh thổ phía đông Ba Lan với diện tích 200 280 km² được trao cho “nước lạ ”.

Hơn 66.000 lính Ba Lan đã chết trong các cuộc giao tranh. Ngoài ra còn có 660.000 người bị Đức và "Nước lạ " bắt làm tù binh. 120 000 lính Ba Lan đã chạy trốn được sang România và Hungary, 20.000 người chạy sang Latvia và Litva. Các lực lượng này về sau hợp nhất và tham gia các sự kiện nóng bỏng như cuộc rút chạy ở Dunkerque, cuộc chiến nước Anh (1940)... với sự đóng góp nhiều chiến binh ưu tú trong lực lượng không quân Hoàng gia Một bộ phận quân đội và giới chức Ba Lan bám trụ lại hoạt động chống Đức ngay chính đất nước của họ với một Nhà nước Ngầm, và đây là lực lượng quan trọng tham gia vào cuộc khởi nghĩa Warszawa năm 1944…

Điều đáng nói nhất ở đây đó là một lần nữa Anh Pháp mà nhất là Pháp lại bỏ rơi đồng minh trước sự xâm lược của Đức mà chẳng có bất cứ sư trợ giúp hay cứu viện nào, có chăng không gì một lời tuyên chiến với Đức, sau đó tấu hài bằng một sự im lặng mà người đương thời gọi đó là “Cuộc chiến tranh kỳ cục” …Đất nước Ba Lan bị tàn phá nặng nề, nhất là những nơi bị Luftwaffe oanh tạc. Tình cảnh đổ nát và tan tành của Ba Lan báo hiệu những gì sẽ xảy đến với các nước châu Âu khác đặc biệt là những nước có tư tưởng chủ hòa mãnh liệt đã hết lần này đến lần khác bán rẻ đồng minh …

(Ảnh wikipedia)(*)

Theo Đại cương Lịch sử Thế giới-NXB Chính trị Quốc gia HCM xuất bản 2001

https://cdn.noron.vn/2021/09/01/87132812611467885-1630469997.jpg
Từ khóa: 

lịch sử

Sự trơ tráo đến từ sự yếu kém của Chamberlain và sự thỏa hiệp của chính Liên Xô
Trả lời
Sự trơ tráo đến từ sự yếu kém của Chamberlain và sự thỏa hiệp của chính Liên Xô