An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời? (Roland Paris – 2001)

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

An ninh con người là thuật ngữ gần đây nhất trong một loạt từ mới được sáng tạo – bao gồm an ninh chung, an ninh toàn cầu, an ninh hợp tác, và an ninh toàn diện – những khái niệm vốn khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghĩ về an ninh quốc tế vượt ra ngoài vấn đề bảo vệ các lợi ích quốc gia và lãnh thổ thông qua biện pháp quân sự. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh con người, hầu hết các công thức đều nhấn mạnh đến phúc lợi của dân thường. Trong số những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất an ninh con người có chính phủ của Canada và Na Uy. Họ đi đầu trong việc lập nên một “mạng lưới an ninh con người” bao gồm các nhà nước và các tổ chức phi chính phủ (NGO) ủng hộ khái niệm này. Thuật ngữ này cũng bắt đầu xuất hiện trong các công trình học thuật, và là chủ đề của những dự án nghiên cứu mới trong vài trường đại học lớn. Một số nhà bình luận cho rằng an ninh con người đại diện cho một mô hình mới đối với các học giả cũng như những người thực hành chính sách. Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố này, vẫn còn chưa rõ liệu khái niệm an ninh con người có thể đóng vai trò như một hướng dẫn thiết thực cho nghiên cứu khoa học hoặc hoạch định chính sách của chính phủ hay không. Như Daniel Deudney đã viết trong một bối cảnh khác, “Không phải tất cả sự sáng tạo thuật ngữ mới đều hợp lý hoặc hữu ích như nhau”. Đặc biệt, hai vấn đề làm giới hạn tính hữu ích của khái niệm an ninh con người đối với giới nghiên cứu lẫn thực hành chính trị quốc tế. Đầu tiên, khái niệm thiếu một định nghĩa chính xác. An ninh con người cũng giống như “phát triển bền vững”, tất cả mọi người đều ủng hộ, nhưng rất ít người có một ý niệm rõ ràng về ý nghĩa của nó. Các định nghĩa hiện có của an ninh con người có xu hướng mở rộng và mơ hồ một cách quá mức, bao quát tất cả mọi thứ từ an ninh thân thể đến sức khỏe về tâm lý. Điều này không cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách nhiều chỉ dẫn để sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu chính sách cạnh tranh lẫn nhau và cho các học giả những ý niệm về chính xác cái gì cần được nghiên cứu. Thứ hai, những người ủng hộ nhiệt tình nhất của an ninh con người dường như có lợi ích trong việc giữ cho thuật ngữ mở rộng và mơ hồ. Ý tưởng về an ninh con người là chất keo gắn kết một liên minh lộn xộn các “cường quốc hạng trung”, các cơ quan phục vụ phát triển, và các tổ chức phi chính phủ – tất cả đều tìm cách chuyển sự chú ý và nguồn lực từ các vấn đề an ninh truyền thống và hướng tới những mục tiêu vốn lâu nay được xếp vào lĩnh vực phát triển quốc tế. Là một khái niệm giúp thống nhất liên minh này, an ninh con người có sức ảnh hưởng lớn chính vì nó thiếu sự chính xác và do đó bao gồm các quan điểm đa dạng và mục tiêu của tất cả thành viên liên minh. Thuật ngữ, nói tóm lại, dường như khó nắm bắt một cách có chủ đích. Sự mơ hồ có chủ ý biến an ninh con người thành một khẩu hiệu vận động hiệu quả, nhưng nó cũng làm giảm bớt tính hữu dụng của khái niệm như là một chỉ dẫn cho việc nghiên cứu khoa học hoặc hoạch định chính sách. Nói vậy không phải để cho rằng an ninh con người chỉ là “mốt nhất thời” hoặc lời lẽ trống rỗng. Liên minh chính trị vốn hiện giờ sử dụng an ninh con người như một lời kêu gọi đã ghi nhận các thành tích đáng kể, bao gồm việc ký kết công ước về chống mìn sát thương cá nhân và việc sắp sửa thành lập một tòa án hình sự quốc tế. Liên minh của một số quốc gia và các nhóm vận động chính sách đã làm thay đổi cảnh quan chính trị quốc tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, như Richard Price và những người khác đã chỉ ra. Nhưng nói rằng an ninh con người là một lời kêu gọi hiệu quả khác với việc tuyên bố rằng khái niệm này đưa ra một khuôn khổ phân tích hữu ích, như một vài người ủng hộ khái niệm này đã lập luận. Các khẩu hiệu chiến dịch có thể có hiệu quả mà không cần được xác định rõ ràng. Ví dụ, tác động của luận điệu về Xã hội Vĩ đại (Great Society) của tổng thống Lyndon Johnson có thể được xem là có ý nghĩa – đóng vai trò là 1 tâm điểm cho những người ủng hộ chính trị chương trình cải cách xã hội của ông– nhưng ý nghĩa chính xác của thuật ngữ “Xã hội Vĩ đại” thì vẫn mơ hồ. Tương tự, người ta có thể ủng hộ những mục tiêu chính trị của liên minh an ninh con người trong khi thừa nhận rằng ý tưởng an ninh con người bản thân nó vẫn còn không rõ ràng. Bài viết này có trình tự như sau. Thứ nhất, tôi kiểm tra các định nghĩa hiện có về an ninh con người. Thứ hai, tôi tìm hiểu các giới hạn của an ninh con người trong vai trò là một chỉ dẫn thực tế cho việc nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách. Thứ ba, tôi xem xét những nỗ lực gần đây để thu hẹp định nghĩa về an ninh con người. Thứ tư, tôi xem xét những cách mà khái niệm này bất chấp các giới hạn của mình đã có thể đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ quốc tế và vấn đề an ninh như thế nào. An ninh con người là gì? Tuyên bố quan trọng đầu tiên liên quan đến an ninh con người đã xuất hiện vào năm 1994 trong Báo cáo Phát triển Con người (Human Development Report), một ấn phẩm hàng năm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Báo cáo lập luận rằng: “Khái niệm an ninh từ lâu đã được diễn giải một cách hạn hẹp: là an ninh lãnh thổ trước sự xâm lược bên ngoài, hoặc sự bảo vệ lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại, hoặc là an ninh toàn cầu trước mối đe dọa hủy diệt hàng loạt do vũ khí hạt nhân…Những mối quan tâm hợp pháp của những người dân thường vốn tìm kiếm an ninh trong cuộc sống thường ngày của họ đã bị lãng quên”. Lời phê bình này là rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng đề xuất sau đó của báo cáo cho một khái niệm mới về an ninh – an ninh con người – lại thiếu sự chính xác: “An ninh con người có thể nói gồm hai khía cạnh chính. Đầu tiên, nó có nghĩa là an toàn trước những mối đe dọa kinh niên như nạn đói, bệnh tật và sự đàn áp. Thứ hai, nó có nghĩa là bảo vệ chống lại sự phá vỡ đột ngột và gây tổn thương đối với mẫu hình cuộc sống hàng ngày – cho dù là trong gia đình, trong công việc hay trong cộng đồng.” Phạm vi của định nghĩa này lại quá rộng lớn: Hầu như bất cứ loại sự cố bất ngờ và bất thường nào đều có thể tạo ra mối đe dọa đến an ninh con người. Có lẽ đoán trước những chỉ trích này, tác giả bài báo cáo xác định bảy yếu tố cụ thể cấu thành an ninh con người, gồm: (1) an ninh kinh tế (vd: thoát khỏi nghèo đói); (2) an ninh lương thực (vd: tiếp cận lương thực); (3) an ninh y tế (vd: tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe và sự bảo vệ chống lại bệnh tật); (4) an ninh môi trường (vd: sự bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên); (5) an ninh cá nhân (vd: an toàn thể chất trước sự tra tấn, chiến tranh, tấn công của tội phạm, bạo lực gia đình, sử dụng ma túy, tự sát và thậm chí là tai nạn giao thông); (6) an ninh cộng đồng (vd: sự tồn tại của các nền văn hóa truyền thống và các nhóm thiểu số cũng như an ninh thể chất của các nhóm này); và (7) an ninh chính trị (vd: sự hưởng thụ về quyền công dân và quyền chính trị và tự do không bị áp bức chính trị). Danh sách này quá rộng đến nỗi thật khó để xác định có cái gì có thể bị loại trừ ra khỏi định nghĩa an ninh con người. Thực chất, những người soạn báo cáo dường như rõ ràng không hứng thú với việc tạo nên bất cứ ranh giới nào cho định nghĩa. Thay vào đó, họ tìm cách ca ngợi những đặc tính “chứa đựng tất cả” và “mang tính tích hợp” của khái niệm an ninh con người, cái mà họ rõ ràng xem như là những điểm mạnh chính của khái niệm này. Ngày nay, khái niệm về an ninh con người năm 1994 của UNDP vẫn là định nghĩa được trích dẫn rộng rãi nhất và “chính thống nhất”, mặc dù những thành viên khác nhau của liên minh an ninh con người điều chỉnh định nghĩa cho thích hợp với lợi ích của họ. Ví dụ, theo chính phủ Nhật, khái niệm an ninh con người “bao gồm một cách toàn diện tất cả các vấn đề đe dọa sự sống còn của con người, cuộc sống hàng ngày, và nhân phẩm của họ, ví dụ như suy thoái môi trường, vi phạm các quyền con người, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, ma túy, người tị nạn, nghèo đói, mìn sát thương,… các bệnh truyền nhiễm như AIDS – và tăng cường nỗ lực để đối mặt trước với các mối đe dọa này.” Những nhà nước khác như Canada đã thúc đẩy một định nghĩa hạn chế hơn về an ninh con người, coi nó là việc “thoát khỏi những mối đe dọa phổ biến đến các quyền, sự an toàn hay cuộc sống của con người.” Nhưng ngay cả khái niệm hẹp hơn này của an ninh con người vẫn quá rộng và mở: Bên cạnh các vấn đề khác thì định nghĩa của Canada bao gồm sự an toàn trước các mối đe dọa thể chất, việc đạt được một chất lượng cuộc sống có thể chấp nhận được, bảo đảm các quyền con người cơ bản, nền pháp quyền, quản trị tốt, công bằng xã hội, bảo vệ người dân trong các cuộc xung đột và sự phát triển bền vững. Trong khi đó, mạng lưới an ninh con người – vốn ngoài Canada, Na Uy, và Nhật Bản còn bao gồm một số nhà nước khác và một loạt các tổ chức phi chính phủ quốc tế – đã cam kết theo đuổi mục tiêu “tăng cường an ninh con người nhằm tạo ra một thế giới nhân bản hơn nơi mà mọi người có thể sống trong an ninh và phẩm giá, thỏa mãn được các mong muốn và không chịu các sợ hãi, đồng thời có cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng con người của họ.” Những quan điểm được thể hiện trong các báo cáo này là đáng trân trọng, nhưng họ nỗ lực rất ít trong việc làm rõ ý nghĩa hay các ranh giới của khái niệm an ninh con người. Tương tự, một vài nghiên cứu học thuật về chủ đề này cũng không rõ ràng. Nhiều công trình chung quy chỉ là những bản trình bày lại hay chỉnh sửa lại danh sách của UNDP về các vấn đề an ninh con người. Ví dụ, Jorge Nef nghĩ ra một hệ thống phân loại gồm năm phần, ông cho rằng an ninh con người bao gồm (1) an ninh môi trường, cá nhân, và thể chất, (2) an ninh kinh tế, (3) an ninh xã hội, bao gồm “thoát khỏi sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, giới tính, dân tộc, hoặc địa vị xã hội “(4) an ninh chính trị, và (5) an ninh văn hóa, hay ” tập hợp các định hướng tâm lý của xã hội hướng đến việc duy trì và tăng cường khả năng kiểm soát sự không chắc chắn và sợ hãi.” Laura Reed và Majid Tehranian đưa ra danh sách của mình về mười yếu tố cấu thành an ninh con người, bao gồm cả an ninh tâm lý, cái “xoay quanh các điều kiện căn bản thúc đẩy sự tôn trọng, yêu thương và quan hệ nhân bản giữa các cá nhân,” và an ninh thông tin liên lạc, tức tầm quan trọng của “sự tự do và cân bằng trong dòng chảy thông tin.” Những học giả khác tránh cách tiếp cận danh sách dài dằng dặc, nhưng đưa ra các định nghĩa mở rộng tương tự. Theo Caroline Thomas, an ninh con người đề cập đến việc cung cấp các “nhu cầu vật chất cơ bản” và sự thực hiện “phẩm giá con người”, bao gồm “giải phóng khỏi các cấu trúc quyền lực áp bức – dù đó là các cấu trúc mang tính toàn cầu, quốc gia hay cục bộ về nguồn gốc và phạm vi.” Theo Robert Bedeski, an ninh con người bao gồm “toàn bộ các kiến thức, công nghệ, thể chế và các hoạt động nhằm bảo vệ, ủng hộ và bảo tồn sự tồn tại về mặt sinh học của cuộc sống con người cũng như các quá trình nhằm bảo vệ và hoàn thiện hòa bình và thịnh vượng chung để tăng cường tự do của con người.” Một lần nữa, nếu an ninh con người là tất cả những điều này, vậy còn điều gì mà nó không đề cập tới? Một định hướng cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách? Các nhà hoạch định chính sách và các học giả phải đối mặt các vấn đề khác nhau, nhưng có liên quan, trong nỗ lực đưa những định nghĩa về an ninh con người này vào sử dụng thực tế. Đối với những nhà hoạch định chính sách, thách thức là vượt qua những lời hô hào và tập trung vào các giải pháp cụ thể cho các vấn đề chính trị cụ thể. Đây là một nhiệm vụ khó khăn không chỉ bởi vì sự bao quát rộng và tính co dãn về mặt định nghĩa của hầu hết các công thức về an ninh con người mà còn bởi vì – và có lẽ thậm chí khó giải quyết hơn – là những người ủng hộ an ninh con người thường miễn cưỡng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên mớ lộn xộn các mục tiêu và nguyên tắc tạo nên khái niệm này. Như đã nói ở trên, một phần khía cạnh đạo đức của phong trào an ninh con người là nhằm nhấn mạnh “sự toàn diện không loại trừ ai” (inclusiveness) và “bao quát” (holism) của thuật ngữ, cái mà trong thực tế dường như có nghĩa là xem xét tất cả các lợi ích và mục tiêu trong phong trào có giá trị ngang nhau. Ví dụ, Reed và Tehranian sau khi trình bày danh sách của họ về mười loại thành tố của an ninh con người đã kết luận rằng: “Cần phải nhắc lại rằng những phạm trù chồng chéo này không đại diện cho một hệ thống thứ bậc các nhu cầu an ninh từ cấp độ quyền cá nhân lên đến các cấp độ quyền quốc gia, quốc tế, và môi trường. Ngược lại, mỗi lĩnh vực dựa vào những lĩnh vực khác và về bản chất được kết nối với những cân nhắc chính trị và kinh tế rộng lớn hơn.” Ý kiến cho rằng tất cả các lĩnh con người và tự nhiên về cơ bản liên quan đến nhau là một sự thật hiển nhiên, và không cung cấp một sự biện minh thuyết phục để coi tất cả các nhu cầu, giá trị và mục tiêu chính sách là quan trọng ngang nhau. Nó cũng không giúp những người ra quyết định trong công việc hàng ngày của họ là phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho những mục tiêu cạnh tranh lẫn nhau: Rốt cục, không phải mọi vấn đề đều là vấn đề an ninh quốc gia nếu xét đến tính cấp bách mà khái niệm an ninh quốc gia ngầm định. Nói một cách đơn giản, an ninh con người là “một khái niệm quá rộng và mơ hồ đối với các nhà hoạch định chính sách, vì một mặt nó liên quan đến một loạt các mối đe dọa rộng khắp khác nhau, một mặt lại chỉ ra một tập hợp các giải pháp chính sách đa dạng và đôi khi xung khắc nhau để giải quyết các mối đe dọa đó”. Đối với những người nghiên cứu chứ không phải thực hành chính trị quốc tế, nhiệm vụ chuyển ý tưởng về an ninh con người thành một công cụ phân tích hữu dụng cho nghiên cứu học thuật là một việc làm khó khăn. Với mớ hỗn độn các nguyên tắc và mục tiêu liên quan đến khái niệm, việc các học giả thậm chí nên nghiên cứu gì cũng là điều không rõ ràng. An ninh con người dường như có khả năng hỗ trợ hầu như bất cứ giả thuyết nào cùng với giả thuyết đối lập của nó, tùy thuộc vào những định kiến và lợi ích của nhà nghiên cứu cụ thể. Hơn nữa, do khái niệm về an ninh con người bao gồm cả an ninh vật lý và các khái niệm chung chung về an ninh xã hội, kinh tế, văn hóa và tâm lý nên sẽ không thực tế nếu nói rằng các yếu tố kinh tế xã hội nhất định nào đó “gây ra” một sự gia tăng hay suy giảm về an ninh con người bởi lẽ những yếu tố này bản thân nó là một phần của định nghĩa về an ninh con người. Các nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả đòi hỏi một mức độ tách biệt về mặt phân tích mà khái niệm an ninh con người không có. Để minh họa cho những vấn đề này, hãy xem xét những nỗ lực của John Cockell trong việc áp dụng các khái niệm an ninh con người vào hiện tượng các chiến dịch xây dựng hoà bình quốc tế tại các nước đang có nguy cơ rơi vào, hoặc chỉ mới thoát ra từ các cuộc nội chiến. Sau khi áp dụng khái niệm an ninh con người theo hướng mở của UNDP, Cockell nói rằng “xây dựng hoà bình là một quá trình liên tục nhằm ngăn chặn các mối đe dọa nội bộ đến an ninh con người gây ra xung đột bạo lực kéo dài.” Tuy nhiên, bởi vì định nghĩa của UNDP về an ninh con người bao gồm cả an toàn trước bạo lực như là một thành phần trung tâm của khái niệm an ninh con người nên Cockell cơ bản đang nói rằng xây dựng hoà bình là tìm cách ngăn chặn một sự suy giảm an ninh con người này gây nên một sự suy giảm an ninh con người khác, một điều nghe rất vô nghĩa. Sau đó, ông xác định “bốn thông số cơ bản” dựa trên các nguyên tắc của an ninh con người để tiến hành các chiến dịch xây dựng hoà bình: Những người xây dựng hòa bình nên tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của xung đột, chú ý đến sự khác biệt về điều kiện địa phương giữa các chiến dịch khác nhau, tìm kiếm những kết quả lâu dài và bền vững, và huy động các nhân tố và nguồn lực địa phương trong việc hỗ trợ hòa bình. Mặc dù những hướng dẫn này có vẻ hợp lý, khái niệm rộng mở của an ninh con người có thể hỗ trợ nhiều nguyên tắc xây dựng hoà bình hơn nữa, khác biệt hơn nữa. Thực sự, bản thân Cockell thừa nhận rằng những kiến nghị chính sách của ông là “tùy ý”, trái ngược với quan điểm cho rằng an ninh con người bao gồm một “định hướng” riêng biệt hướng tới việc xây dựng hoà bình như Cockell tuyên bố. Nói rộng ra, nếu an ninh con người có nghĩa là gần như mọi thứ, thì về cơ bản nó không có nghĩa là gì cả. Nỗ lực thu hẹp khái niệm Một biện pháp khắc phục khả dĩ đối với sự mở rộng và mơ hồ của an ninh con người là xác định lại khái niệm theo hướng hẹp hơn và chính xác hơn, để nó có thể định hướng tốt hơn cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách. Đây là cách tiếp cận mà Gary King và Christopher Murray đã áp dụng trong dự án đang tiến triển của họ về an ninh con người. King và Murray đưa ra một định nghĩa về an ninh con người mà được dự kiến bao gồm chỉ các yếu tố “thiết yếu”, nghĩa là những yếu tố “đủ quan trọng đối với con người để họ phải giành giật nếu không sẽ khiến tính mạng, tài sản của họ rơi vào rủi ro lớn.” Họ sử dụng tiêu chuẩn này để xác định năm chỉ số quan trọng của an ninh – đói nghèo, sức khỏe, giáo dục, tự do chính trị, và chế độ dân chủ – những yếu tố mà họ dự định kết hợp vào việc đo lường tổng thể an ninh con người cho các cá nhân và các nhóm. Tương tự, một học giả khác, Kanti Bajpai, đề xuất xây dựng một “thống kê an ninh con người” bao gồm việc đo lường “các mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đối với an toàn thân thể và tự do của các cá nhân”, cũng như đo lường “năng lực của các xã hội khác nhau trong việc đối phó với các mối đe dọa, cụ thể là việc thúc đẩy những quy chuẩn, thể chế, và … tính đại diện trong các cấu trúc ra quyết định.” Mặc dù cả hai dự án vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng chúng đại diện cho những nỗ lực nhằm triển khai các khái niệm về an ninh con người với một định nghĩa chính xác hơn. Một cách đo lường hay xác định an ninh con người rõ ràng sẽ cho phép các học giả đánh giá những yếu tố dẫn đến sự sụt giảm hoặc gia tăng về an ninh con người của các nhóm hay các cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, cả hai dự án phải đối mặt với những vấn đề dường như cố hữu đối với nghiên cứu về an ninh con người. Đầu tiên, chúng xác định những giá trị nhất định quan trọng hơn những giá trị khác mà không cung cấp một sự biện minh rõ ràng cho việc đó. Ví dụ, Bajpai đề xuất việc đưa “an toàn thân thể” và “tự do cá nhân” vào trong đo lường an ninh con người của mình, và lập luận rằng điều này sẽ thu hút sự chú ý đến thực tế “các mối đe dọa đến an toàn và tự do là những yếu tố quan trọng nhất” của an ninh con người. Tuy nhiên, ông không giải thích tại sao những giá trị khác không quan trọng bằng hoặc thậm chí quan trọng hơn những giá trị mà ông bảo vệ. Giáo dục thì sao? Liệu khả năng lựa chọn đối tác hôn nhân của một người, một trong những ví dụ về tự do cá nhân của Bajpai, có thực sự quan trọng hơn việc người đó được giáo dục tốt? Có lẽ là như vậy nhưng Bajpai không đề cập đến vấn đề này. Tương tự như vậy, King và Murray cho rằng công thức của họ về an ninh con người chỉ bao gồm những vấn đề mà mọi người sẽ sẵn sàng để bảo vệ. Nhưng họ bỏ quên việc cung cấp bằng chứng cho thấy trên thực tế năm chỉ số của họ liên quan chặt chẽ đến nguy cơ xung đột bạo lực. Nói cách khác, họ ủng hộ các giá trị nhất định làm đại diện cho an ninh con người mà không đưa ra một giải thích rõ ràng cho việc thực hiện như vậy. Ngoài ra, quyết định của họ về việc loại trừ các chỉ số về bạo lực ra khỏi thước đo tổng hợp về an ninh con người đã tạo ra sự phân biệt trên thực tế giữa an ninh con người với an ninh thể chất, qua đó làm mất đi ý nghĩa quen thuộc nhất của an ninh – an toàn trước bạo lực – trong định nghĩa của họ về an ninh con người. Theo công thức của King-Murray, các cá nhân có thể rơi vào một vị thế kỳ lạ khi được tận hưởng một mức độ cao về an ninh con người (đói nghèo thấp, chăm sóc sức khỏe hợp lý, nền giáo dục tốt, tự do chính trị và dân chủ), trong khi phải đối mặt với một nguy cơ tương đối cao của việc trở thành nạn nhân của bạo lực gây chết người. Người ta chỉ cần nghĩ về cư dân của các khu phố nhất định ở Belfast, những người có thể không xem bản thân mình là “an toàn” (là đã hiểu được sự phi lý của việc này – NHĐ). Do đó, thách thức đối với các học giả không chỉ đơn giản là thu hẹp định nghĩa về an ninh con người thành một khái niệm dễ vận dụng về mặt phân tích hơn mà còn cung cấp một lý do thuyết phục cho việc làm nổi bật những giá trị nhất định. Điều này đặt ra một vấn đề khác. Xác định những giá trị cốt lõi của an ninh con người có thể khó khăn không chỉ bởi vì có rất ít sự nhất trí về ý nghĩa của an ninh con người mà còn bởi vì sự mơ hồ của thuật ngữ phục vụ cho một mục đích cụ thể: nó kết hợp một liên minh đa dạng và đôi khi rối rắm của các quốc gia, tổ chức vốn “nhìn thấy một cơ hội để giành được một số lợi ích chính trị lớn hơn và các nguồn lực tài chính ưu việt hơn” vốn thường được giành cho khái niệm an ninh quân sự truyền thống. Các chủ thể này trên thực tế theo đuổi một chiến lược chính trị nhằm “chiếm đoạt” thuật ngữ “an ninh”, khái niệm vốn hàm ý sự cấp bách, đòi hỏi sự chú ý của công chúng, và chi phối nguồn tài nguyên của chính phủ. Hơn nữa, bằng cách duy trì một mức độ mơ hồ nhất định trong khái niệm an ninh con người, các thành viên của liên minh này có thể giảm thiểu những khác biệt cá nhân, do đó đáp ứng được mốt số lượng lớn nhất có thể các thành viên và các lợi ích khác nhau trong mạng lưới của họ. Trong trường hợp này, họ không muốn ủng hộ những lời kêu gọi bên ngoài nhằm cụ thể hóa định nghĩa an ninh con người, bởi vì thu hẹp định nghĩa có khả năng sẽ làm nổi bật và trầm trọng thêm sự khác biệt giữa họ với nhau, thậm chí có thể tới mức loại bỏ những thành viên nhất định và làm suy yếu toàn thể liên minh. Vậy thì tại sao các học giả nên cần cố gắng để chuyển đổi các khái niệm về an ninh con người thành một công cụ phân tích hữu ích? Tại sao lại dấn thân vào những gì có thể là một nỗ lực hào hiệp viển vông nhằm giành lấy định nghĩa an ninh con người ra khỏi tay những người có lợi ích trong việc giữ cho nó mơ hồ và mở rộng làm gì? Có lẽ một lựa chọn hợp lý hơn là dùng một thuật ngữ ít liên quan về mặt chính trị, hoặc suy nghĩ về những cách khác mà theo đó khái niệm an ninh con người có thể đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu an ninh.
Trả lời
An ninh con người là thuật ngữ gần đây nhất trong một loạt từ mới được sáng tạo – bao gồm an ninh chung, an ninh toàn cầu, an ninh hợp tác, và an ninh toàn diện – những khái niệm vốn khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghĩ về an ninh quốc tế vượt ra ngoài vấn đề bảo vệ các lợi ích quốc gia và lãnh thổ thông qua biện pháp quân sự. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh con người, hầu hết các công thức đều nhấn mạnh đến phúc lợi của dân thường. Trong số những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất an ninh con người có chính phủ của Canada và Na Uy. Họ đi đầu trong việc lập nên một “mạng lưới an ninh con người” bao gồm các nhà nước và các tổ chức phi chính phủ (NGO) ủng hộ khái niệm này. Thuật ngữ này cũng bắt đầu xuất hiện trong các công trình học thuật, và là chủ đề của những dự án nghiên cứu mới trong vài trường đại học lớn. Một số nhà bình luận cho rằng an ninh con người đại diện cho một mô hình mới đối với các học giả cũng như những người thực hành chính sách. Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố này, vẫn còn chưa rõ liệu khái niệm an ninh con người có thể đóng vai trò như một hướng dẫn thiết thực cho nghiên cứu khoa học hoặc hoạch định chính sách của chính phủ hay không. Như Daniel Deudney đã viết trong một bối cảnh khác, “Không phải tất cả sự sáng tạo thuật ngữ mới đều hợp lý hoặc hữu ích như nhau”. Đặc biệt, hai vấn đề làm giới hạn tính hữu ích của khái niệm an ninh con người đối với giới nghiên cứu lẫn thực hành chính trị quốc tế. Đầu tiên, khái niệm thiếu một định nghĩa chính xác. An ninh con người cũng giống như “phát triển bền vững”, tất cả mọi người đều ủng hộ, nhưng rất ít người có một ý niệm rõ ràng về ý nghĩa của nó. Các định nghĩa hiện có của an ninh con người có xu hướng mở rộng và mơ hồ một cách quá mức, bao quát tất cả mọi thứ từ an ninh thân thể đến sức khỏe về tâm lý. Điều này không cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách nhiều chỉ dẫn để sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu chính sách cạnh tranh lẫn nhau và cho các học giả những ý niệm về chính xác cái gì cần được nghiên cứu. Thứ hai, những người ủng hộ nhiệt tình nhất của an ninh con người dường như có lợi ích trong việc giữ cho thuật ngữ mở rộng và mơ hồ. Ý tưởng về an ninh con người là chất keo gắn kết một liên minh lộn xộn các “cường quốc hạng trung”, các cơ quan phục vụ phát triển, và các tổ chức phi chính phủ – tất cả đều tìm cách chuyển sự chú ý và nguồn lực từ các vấn đề an ninh truyền thống và hướng tới những mục tiêu vốn lâu nay được xếp vào lĩnh vực phát triển quốc tế. Là một khái niệm giúp thống nhất liên minh này, an ninh con người có sức ảnh hưởng lớn chính vì nó thiếu sự chính xác và do đó bao gồm các quan điểm đa dạng và mục tiêu của tất cả thành viên liên minh. Thuật ngữ, nói tóm lại, dường như khó nắm bắt một cách có chủ đích. Sự mơ hồ có chủ ý biến an ninh con người thành một khẩu hiệu vận động hiệu quả, nhưng nó cũng làm giảm bớt tính hữu dụng của khái niệm như là một chỉ dẫn cho việc nghiên cứu khoa học hoặc hoạch định chính sách. Nói vậy không phải để cho rằng an ninh con người chỉ là “mốt nhất thời” hoặc lời lẽ trống rỗng. Liên minh chính trị vốn hiện giờ sử dụng an ninh con người như một lời kêu gọi đã ghi nhận các thành tích đáng kể, bao gồm việc ký kết công ước về chống mìn sát thương cá nhân và việc sắp sửa thành lập một tòa án hình sự quốc tế. Liên minh của một số quốc gia và các nhóm vận động chính sách đã làm thay đổi cảnh quan chính trị quốc tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, như Richard Price và những người khác đã chỉ ra. Nhưng nói rằng an ninh con người là một lời kêu gọi hiệu quả khác với việc tuyên bố rằng khái niệm này đưa ra một khuôn khổ phân tích hữu ích, như một vài người ủng hộ khái niệm này đã lập luận. Các khẩu hiệu chiến dịch có thể có hiệu quả mà không cần được xác định rõ ràng. Ví dụ, tác động của luận điệu về Xã hội Vĩ đại (Great Society) của tổng thống Lyndon Johnson có thể được xem là có ý nghĩa – đóng vai trò là 1 tâm điểm cho những người ủng hộ chính trị chương trình cải cách xã hội của ông– nhưng ý nghĩa chính xác của thuật ngữ “Xã hội Vĩ đại” thì vẫn mơ hồ. Tương tự, người ta có thể ủng hộ những mục tiêu chính trị của liên minh an ninh con người trong khi thừa nhận rằng ý tưởng an ninh con người bản thân nó vẫn còn không rõ ràng. Bài viết này có trình tự như sau. Thứ nhất, tôi kiểm tra các định nghĩa hiện có về an ninh con người. Thứ hai, tôi tìm hiểu các giới hạn của an ninh con người trong vai trò là một chỉ dẫn thực tế cho việc nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách. Thứ ba, tôi xem xét những nỗ lực gần đây để thu hẹp định nghĩa về an ninh con người. Thứ tư, tôi xem xét những cách mà khái niệm này bất chấp các giới hạn của mình đã có thể đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ quốc tế và vấn đề an ninh như thế nào. An ninh con người là gì? Tuyên bố quan trọng đầu tiên liên quan đến an ninh con người đã xuất hiện vào năm 1994 trong Báo cáo Phát triển Con người (Human Development Report), một ấn phẩm hàng năm của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Báo cáo lập luận rằng: “Khái niệm an ninh từ lâu đã được diễn giải một cách hạn hẹp: là an ninh lãnh thổ trước sự xâm lược bên ngoài, hoặc sự bảo vệ lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại, hoặc là an ninh toàn cầu trước mối đe dọa hủy diệt hàng loạt do vũ khí hạt nhân…Những mối quan tâm hợp pháp của những người dân thường vốn tìm kiếm an ninh trong cuộc sống thường ngày của họ đã bị lãng quên”. Lời phê bình này là rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng đề xuất sau đó của báo cáo cho một khái niệm mới về an ninh – an ninh con người – lại thiếu sự chính xác: “An ninh con người có thể nói gồm hai khía cạnh chính. Đầu tiên, nó có nghĩa là an toàn trước những mối đe dọa kinh niên như nạn đói, bệnh tật và sự đàn áp. Thứ hai, nó có nghĩa là bảo vệ chống lại sự phá vỡ đột ngột và gây tổn thương đối với mẫu hình cuộc sống hàng ngày – cho dù là trong gia đình, trong công việc hay trong cộng đồng.” Phạm vi của định nghĩa này lại quá rộng lớn: Hầu như bất cứ loại sự cố bất ngờ và bất thường nào đều có thể tạo ra mối đe dọa đến an ninh con người. Có lẽ đoán trước những chỉ trích này, tác giả bài báo cáo xác định bảy yếu tố cụ thể cấu thành an ninh con người, gồm: (1) an ninh kinh tế (vd: thoát khỏi nghèo đói); (2) an ninh lương thực (vd: tiếp cận lương thực); (3) an ninh y tế (vd: tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe và sự bảo vệ chống lại bệnh tật); (4) an ninh môi trường (vd: sự bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên); (5) an ninh cá nhân (vd: an toàn thể chất trước sự tra tấn, chiến tranh, tấn công của tội phạm, bạo lực gia đình, sử dụng ma túy, tự sát và thậm chí là tai nạn giao thông); (6) an ninh cộng đồng (vd: sự tồn tại của các nền văn hóa truyền thống và các nhóm thiểu số cũng như an ninh thể chất của các nhóm này); và (7) an ninh chính trị (vd: sự hưởng thụ về quyền công dân và quyền chính trị và tự do không bị áp bức chính trị). Danh sách này quá rộng đến nỗi thật khó để xác định có cái gì có thể bị loại trừ ra khỏi định nghĩa an ninh con người. Thực chất, những người soạn báo cáo dường như rõ ràng không hứng thú với việc tạo nên bất cứ ranh giới nào cho định nghĩa. Thay vào đó, họ tìm cách ca ngợi những đặc tính “chứa đựng tất cả” và “mang tính tích hợp” của khái niệm an ninh con người, cái mà họ rõ ràng xem như là những điểm mạnh chính của khái niệm này. Ngày nay, khái niệm về an ninh con người năm 1994 của UNDP vẫn là định nghĩa được trích dẫn rộng rãi nhất và “chính thống nhất”, mặc dù những thành viên khác nhau của liên minh an ninh con người điều chỉnh định nghĩa cho thích hợp với lợi ích của họ. Ví dụ, theo chính phủ Nhật, khái niệm an ninh con người “bao gồm một cách toàn diện tất cả các vấn đề đe dọa sự sống còn của con người, cuộc sống hàng ngày, và nhân phẩm của họ, ví dụ như suy thoái môi trường, vi phạm các quyền con người, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, ma túy, người tị nạn, nghèo đói, mìn sát thương,… các bệnh truyền nhiễm như AIDS – và tăng cường nỗ lực để đối mặt trước với các mối đe dọa này.” Những nhà nước khác như Canada đã thúc đẩy một định nghĩa hạn chế hơn về an ninh con người, coi nó là việc “thoát khỏi những mối đe dọa phổ biến đến các quyền, sự an toàn hay cuộc sống của con người.” Nhưng ngay cả khái niệm hẹp hơn này của an ninh con người vẫn quá rộng và mở: Bên cạnh các vấn đề khác thì định nghĩa của Canada bao gồm sự an toàn trước các mối đe dọa thể chất, việc đạt được một chất lượng cuộc sống có thể chấp nhận được, bảo đảm các quyền con người cơ bản, nền pháp quyền, quản trị tốt, công bằng xã hội, bảo vệ người dân trong các cuộc xung đột và sự phát triển bền vững. Trong khi đó, mạng lưới an ninh con người – vốn ngoài Canada, Na Uy, và Nhật Bản còn bao gồm một số nhà nước khác và một loạt các tổ chức phi chính phủ quốc tế – đã cam kết theo đuổi mục tiêu “tăng cường an ninh con người nhằm tạo ra một thế giới nhân bản hơn nơi mà mọi người có thể sống trong an ninh và phẩm giá, thỏa mãn được các mong muốn và không chịu các sợ hãi, đồng thời có cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng con người của họ.” Những quan điểm được thể hiện trong các báo cáo này là đáng trân trọng, nhưng họ nỗ lực rất ít trong việc làm rõ ý nghĩa hay các ranh giới của khái niệm an ninh con người. Tương tự, một vài nghiên cứu học thuật về chủ đề này cũng không rõ ràng. Nhiều công trình chung quy chỉ là những bản trình bày lại hay chỉnh sửa lại danh sách của UNDP về các vấn đề an ninh con người. Ví dụ, Jorge Nef nghĩ ra một hệ thống phân loại gồm năm phần, ông cho rằng an ninh con người bao gồm (1) an ninh môi trường, cá nhân, và thể chất, (2) an ninh kinh tế, (3) an ninh xã hội, bao gồm “thoát khỏi sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, giới tính, dân tộc, hoặc địa vị xã hội “(4) an ninh chính trị, và (5) an ninh văn hóa, hay ” tập hợp các định hướng tâm lý của xã hội hướng đến việc duy trì và tăng cường khả năng kiểm soát sự không chắc chắn và sợ hãi.” Laura Reed và Majid Tehranian đưa ra danh sách của mình về mười yếu tố cấu thành an ninh con người, bao gồm cả an ninh tâm lý, cái “xoay quanh các điều kiện căn bản thúc đẩy sự tôn trọng, yêu thương và quan hệ nhân bản giữa các cá nhân,” và an ninh thông tin liên lạc, tức tầm quan trọng của “sự tự do và cân bằng trong dòng chảy thông tin.” Những học giả khác tránh cách tiếp cận danh sách dài dằng dặc, nhưng đưa ra các định nghĩa mở rộng tương tự. Theo Caroline Thomas, an ninh con người đề cập đến việc cung cấp các “nhu cầu vật chất cơ bản” và sự thực hiện “phẩm giá con người”, bao gồm “giải phóng khỏi các cấu trúc quyền lực áp bức – dù đó là các cấu trúc mang tính toàn cầu, quốc gia hay cục bộ về nguồn gốc và phạm vi.” Theo Robert Bedeski, an ninh con người bao gồm “toàn bộ các kiến thức, công nghệ, thể chế và các hoạt động nhằm bảo vệ, ủng hộ và bảo tồn sự tồn tại về mặt sinh học của cuộc sống con người cũng như các quá trình nhằm bảo vệ và hoàn thiện hòa bình và thịnh vượng chung để tăng cường tự do của con người.” Một lần nữa, nếu an ninh con người là tất cả những điều này, vậy còn điều gì mà nó không đề cập tới? Một định hướng cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách? Các nhà hoạch định chính sách và các học giả phải đối mặt các vấn đề khác nhau, nhưng có liên quan, trong nỗ lực đưa những định nghĩa về an ninh con người này vào sử dụng thực tế. Đối với những nhà hoạch định chính sách, thách thức là vượt qua những lời hô hào và tập trung vào các giải pháp cụ thể cho các vấn đề chính trị cụ thể. Đây là một nhiệm vụ khó khăn không chỉ bởi vì sự bao quát rộng và tính co dãn về mặt định nghĩa của hầu hết các công thức về an ninh con người mà còn bởi vì – và có lẽ thậm chí khó giải quyết hơn – là những người ủng hộ an ninh con người thường miễn cưỡng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên mớ lộn xộn các mục tiêu và nguyên tắc tạo nên khái niệm này. Như đã nói ở trên, một phần khía cạnh đạo đức của phong trào an ninh con người là nhằm nhấn mạnh “sự toàn diện không loại trừ ai” (inclusiveness) và “bao quát” (holism) của thuật ngữ, cái mà trong thực tế dường như có nghĩa là xem xét tất cả các lợi ích và mục tiêu trong phong trào có giá trị ngang nhau. Ví dụ, Reed và Tehranian sau khi trình bày danh sách của họ về mười loại thành tố của an ninh con người đã kết luận rằng: “Cần phải nhắc lại rằng những phạm trù chồng chéo này không đại diện cho một hệ thống thứ bậc các nhu cầu an ninh từ cấp độ quyền cá nhân lên đến các cấp độ quyền quốc gia, quốc tế, và môi trường. Ngược lại, mỗi lĩnh vực dựa vào những lĩnh vực khác và về bản chất được kết nối với những cân nhắc chính trị và kinh tế rộng lớn hơn.” Ý kiến cho rằng tất cả các lĩnh con người và tự nhiên về cơ bản liên quan đến nhau là một sự thật hiển nhiên, và không cung cấp một sự biện minh thuyết phục để coi tất cả các nhu cầu, giá trị và mục tiêu chính sách là quan trọng ngang nhau. Nó cũng không giúp những người ra quyết định trong công việc hàng ngày của họ là phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho những mục tiêu cạnh tranh lẫn nhau: Rốt cục, không phải mọi vấn đề đều là vấn đề an ninh quốc gia nếu xét đến tính cấp bách mà khái niệm an ninh quốc gia ngầm định. Nói một cách đơn giản, an ninh con người là “một khái niệm quá rộng và mơ hồ đối với các nhà hoạch định chính sách, vì một mặt nó liên quan đến một loạt các mối đe dọa rộng khắp khác nhau, một mặt lại chỉ ra một tập hợp các giải pháp chính sách đa dạng và đôi khi xung khắc nhau để giải quyết các mối đe dọa đó”. Đối với những người nghiên cứu chứ không phải thực hành chính trị quốc tế, nhiệm vụ chuyển ý tưởng về an ninh con người thành một công cụ phân tích hữu dụng cho nghiên cứu học thuật là một việc làm khó khăn. Với mớ hỗn độn các nguyên tắc và mục tiêu liên quan đến khái niệm, việc các học giả thậm chí nên nghiên cứu gì cũng là điều không rõ ràng. An ninh con người dường như có khả năng hỗ trợ hầu như bất cứ giả thuyết nào cùng với giả thuyết đối lập của nó, tùy thuộc vào những định kiến và lợi ích của nhà nghiên cứu cụ thể. Hơn nữa, do khái niệm về an ninh con người bao gồm cả an ninh vật lý và các khái niệm chung chung về an ninh xã hội, kinh tế, văn hóa và tâm lý nên sẽ không thực tế nếu nói rằng các yếu tố kinh tế xã hội nhất định nào đó “gây ra” một sự gia tăng hay suy giảm về an ninh con người bởi lẽ những yếu tố này bản thân nó là một phần của định nghĩa về an ninh con người. Các nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả đòi hỏi một mức độ tách biệt về mặt phân tích mà khái niệm an ninh con người không có. Để minh họa cho những vấn đề này, hãy xem xét những nỗ lực của John Cockell trong việc áp dụng các khái niệm an ninh con người vào hiện tượng các chiến dịch xây dựng hoà bình quốc tế tại các nước đang có nguy cơ rơi vào, hoặc chỉ mới thoát ra từ các cuộc nội chiến. Sau khi áp dụng khái niệm an ninh con người theo hướng mở của UNDP, Cockell nói rằng “xây dựng hoà bình là một quá trình liên tục nhằm ngăn chặn các mối đe dọa nội bộ đến an ninh con người gây ra xung đột bạo lực kéo dài.” Tuy nhiên, bởi vì định nghĩa của UNDP về an ninh con người bao gồm cả an toàn trước bạo lực như là một thành phần trung tâm của khái niệm an ninh con người nên Cockell cơ bản đang nói rằng xây dựng hoà bình là tìm cách ngăn chặn một sự suy giảm an ninh con người này gây nên một sự suy giảm an ninh con người khác, một điều nghe rất vô nghĩa. Sau đó, ông xác định “bốn thông số cơ bản” dựa trên các nguyên tắc của an ninh con người để tiến hành các chiến dịch xây dựng hoà bình: Những người xây dựng hòa bình nên tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của xung đột, chú ý đến sự khác biệt về điều kiện địa phương giữa các chiến dịch khác nhau, tìm kiếm những kết quả lâu dài và bền vững, và huy động các nhân tố và nguồn lực địa phương trong việc hỗ trợ hòa bình. Mặc dù những hướng dẫn này có vẻ hợp lý, khái niệm rộng mở của an ninh con người có thể hỗ trợ nhiều nguyên tắc xây dựng hoà bình hơn nữa, khác biệt hơn nữa. Thực sự, bản thân Cockell thừa nhận rằng những kiến nghị chính sách của ông là “tùy ý”, trái ngược với quan điểm cho rằng an ninh con người bao gồm một “định hướng” riêng biệt hướng tới việc xây dựng hoà bình như Cockell tuyên bố. Nói rộng ra, nếu an ninh con người có nghĩa là gần như mọi thứ, thì về cơ bản nó không có nghĩa là gì cả. Nỗ lực thu hẹp khái niệm Một biện pháp khắc phục khả dĩ đối với sự mở rộng và mơ hồ của an ninh con người là xác định lại khái niệm theo hướng hẹp hơn và chính xác hơn, để nó có thể định hướng tốt hơn cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách. Đây là cách tiếp cận mà Gary King và Christopher Murray đã áp dụng trong dự án đang tiến triển của họ về an ninh con người. King và Murray đưa ra một định nghĩa về an ninh con người mà được dự kiến bao gồm chỉ các yếu tố “thiết yếu”, nghĩa là những yếu tố “đủ quan trọng đối với con người để họ phải giành giật nếu không sẽ khiến tính mạng, tài sản của họ rơi vào rủi ro lớn.” Họ sử dụng tiêu chuẩn này để xác định năm chỉ số quan trọng của an ninh – đói nghèo, sức khỏe, giáo dục, tự do chính trị, và chế độ dân chủ – những yếu tố mà họ dự định kết hợp vào việc đo lường tổng thể an ninh con người cho các cá nhân và các nhóm. Tương tự, một học giả khác, Kanti Bajpai, đề xuất xây dựng một “thống kê an ninh con người” bao gồm việc đo lường “các mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đối với an toàn thân thể và tự do của các cá nhân”, cũng như đo lường “năng lực của các xã hội khác nhau trong việc đối phó với các mối đe dọa, cụ thể là việc thúc đẩy những quy chuẩn, thể chế, và … tính đại diện trong các cấu trúc ra quyết định.” Mặc dù cả hai dự án vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng chúng đại diện cho những nỗ lực nhằm triển khai các khái niệm về an ninh con người với một định nghĩa chính xác hơn. Một cách đo lường hay xác định an ninh con người rõ ràng sẽ cho phép các học giả đánh giá những yếu tố dẫn đến sự sụt giảm hoặc gia tăng về an ninh con người của các nhóm hay các cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, cả hai dự án phải đối mặt với những vấn đề dường như cố hữu đối với nghiên cứu về an ninh con người. Đầu tiên, chúng xác định những giá trị nhất định quan trọng hơn những giá trị khác mà không cung cấp một sự biện minh rõ ràng cho việc đó. Ví dụ, Bajpai đề xuất việc đưa “an toàn thân thể” và “tự do cá nhân” vào trong đo lường an ninh con người của mình, và lập luận rằng điều này sẽ thu hút sự chú ý đến thực tế “các mối đe dọa đến an toàn và tự do là những yếu tố quan trọng nhất” của an ninh con người. Tuy nhiên, ông không giải thích tại sao những giá trị khác không quan trọng bằng hoặc thậm chí quan trọng hơn những giá trị mà ông bảo vệ. Giáo dục thì sao? Liệu khả năng lựa chọn đối tác hôn nhân của một người, một trong những ví dụ về tự do cá nhân của Bajpai, có thực sự quan trọng hơn việc người đó được giáo dục tốt? Có lẽ là như vậy nhưng Bajpai không đề cập đến vấn đề này. Tương tự như vậy, King và Murray cho rằng công thức của họ về an ninh con người chỉ bao gồm những vấn đề mà mọi người sẽ sẵn sàng để bảo vệ. Nhưng họ bỏ quên việc cung cấp bằng chứng cho thấy trên thực tế năm chỉ số của họ liên quan chặt chẽ đến nguy cơ xung đột bạo lực. Nói cách khác, họ ủng hộ các giá trị nhất định làm đại diện cho an ninh con người mà không đưa ra một giải thích rõ ràng cho việc thực hiện như vậy. Ngoài ra, quyết định của họ về việc loại trừ các chỉ số về bạo lực ra khỏi thước đo tổng hợp về an ninh con người đã tạo ra sự phân biệt trên thực tế giữa an ninh con người với an ninh thể chất, qua đó làm mất đi ý nghĩa quen thuộc nhất của an ninh – an toàn trước bạo lực – trong định nghĩa của họ về an ninh con người. Theo công thức của King-Murray, các cá nhân có thể rơi vào một vị thế kỳ lạ khi được tận hưởng một mức độ cao về an ninh con người (đói nghèo thấp, chăm sóc sức khỏe hợp lý, nền giáo dục tốt, tự do chính trị và dân chủ), trong khi phải đối mặt với một nguy cơ tương đối cao của việc trở thành nạn nhân của bạo lực gây chết người. Người ta chỉ cần nghĩ về cư dân của các khu phố nhất định ở Belfast, những người có thể không xem bản thân mình là “an toàn” (là đã hiểu được sự phi lý của việc này – NHĐ). Do đó, thách thức đối với các học giả không chỉ đơn giản là thu hẹp định nghĩa về an ninh con người thành một khái niệm dễ vận dụng về mặt phân tích hơn mà còn cung cấp một lý do thuyết phục cho việc làm nổi bật những giá trị nhất định. Điều này đặt ra một vấn đề khác. Xác định những giá trị cốt lõi của an ninh con người có thể khó khăn không chỉ bởi vì có rất ít sự nhất trí về ý nghĩa của an ninh con người mà còn bởi vì sự mơ hồ của thuật ngữ phục vụ cho một mục đích cụ thể: nó kết hợp một liên minh đa dạng và đôi khi rối rắm của các quốc gia, tổ chức vốn “nhìn thấy một cơ hội để giành được một số lợi ích chính trị lớn hơn và các nguồn lực tài chính ưu việt hơn” vốn thường được giành cho khái niệm an ninh quân sự truyền thống. Các chủ thể này trên thực tế theo đuổi một chiến lược chính trị nhằm “chiếm đoạt” thuật ngữ “an ninh”, khái niệm vốn hàm ý sự cấp bách, đòi hỏi sự chú ý của công chúng, và chi phối nguồn tài nguyên của chính phủ. Hơn nữa, bằng cách duy trì một mức độ mơ hồ nhất định trong khái niệm an ninh con người, các thành viên của liên minh này có thể giảm thiểu những khác biệt cá nhân, do đó đáp ứng được mốt số lượng lớn nhất có thể các thành viên và các lợi ích khác nhau trong mạng lưới của họ. Trong trường hợp này, họ không muốn ủng hộ những lời kêu gọi bên ngoài nhằm cụ thể hóa định nghĩa an ninh con người, bởi vì thu hẹp định nghĩa có khả năng sẽ làm nổi bật và trầm trọng thêm sự khác biệt giữa họ với nhau, thậm chí có thể tới mức loại bỏ những thành viên nhất định và làm suy yếu toàn thể liên minh. Vậy thì tại sao các học giả nên cần cố gắng để chuyển đổi các khái niệm về an ninh con người thành một công cụ phân tích hữu ích? Tại sao lại dấn thân vào những gì có thể là một nỗ lực hào hiệp viển vông nhằm giành lấy định nghĩa an ninh con người ra khỏi tay những người có lợi ích trong việc giữ cho nó mơ hồ và mở rộng làm gì? Có lẽ một lựa chọn hợp lý hơn là dùng một thuật ngữ ít liên quan về mặt chính trị, hoặc suy nghĩ về những cách khác mà theo đó khái niệm an ninh con người có thể đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu an ninh.