Bài học kinh nghiệm xương máu bạn rút ra được sau khi đi làm?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

kinh nghiệm

,

đi làm

,

kỹ năng mềm

Tinh thần chủ động là một bài học lớn mà hầu như sinh viên nào cũng học hỏi được sau quá trình làm thực tập sinh. Vào một môi trường mới, làm việc với những con người hoàn toàn xa lạ chủ động nói chuyện, chủ động làm việc và đưa ra quan điểm cá nhân giúp sinh viên hòa nhập nhanh hơn, sớm làm quen và nhanh chóng thích nghi với môi trường, công việc.
Từ sự chủ động, bạn giúp nhanh chóng khắc phục những hạn chế của bản thân. Điều này giúp bạn tự tin hơn. So với việc bạn là người mới như tờ giấy trắng chưa có gì thì sau quá trình thực tập ít nhiều bạn đã có những nét vẽ cơ bản cho tờ giấy của mình, nếu bạn là người tiếp thu nhanh thì bạn có thể nhanh chóng vẽ thêm, phát triển những kiến thức cơ bản và sử dụng nó một cách hiệu quả theo cách của bạn. Nó giúp bạn có thông tin để trao đổi với đồng nghiệp vừa tạo sự tương tác và hòa đồng với đồng nghiệp vừa là cơ hội học hỏi thêm, tích lũy thêm nữa cho công việc của mình. Đó là những kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập của mình
Trả lời
Tinh thần chủ động là một bài học lớn mà hầu như sinh viên nào cũng học hỏi được sau quá trình làm thực tập sinh. Vào một môi trường mới, làm việc với những con người hoàn toàn xa lạ chủ động nói chuyện, chủ động làm việc và đưa ra quan điểm cá nhân giúp sinh viên hòa nhập nhanh hơn, sớm làm quen và nhanh chóng thích nghi với môi trường, công việc.
Từ sự chủ động, bạn giúp nhanh chóng khắc phục những hạn chế của bản thân. Điều này giúp bạn tự tin hơn. So với việc bạn là người mới như tờ giấy trắng chưa có gì thì sau quá trình thực tập ít nhiều bạn đã có những nét vẽ cơ bản cho tờ giấy của mình, nếu bạn là người tiếp thu nhanh thì bạn có thể nhanh chóng vẽ thêm, phát triển những kiến thức cơ bản và sử dụng nó một cách hiệu quả theo cách của bạn. Nó giúp bạn có thông tin để trao đổi với đồng nghiệp vừa tạo sự tương tác và hòa đồng với đồng nghiệp vừa là cơ hội học hỏi thêm, tích lũy thêm nữa cho công việc của mình. Đó là những kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập của mình

Kinh nghiệm đầu tiên mình học được cũng như là bài học mình nhớ nhất: Tất cả mọi thứ trong công việc đều phải giấy trắng mực đen.

Những gì trao đổi trực tiếp bằng miệng hoặc công việc sếp giao, trao đổi qua điện thoại, thay đổi trong công việc,... sau khi nói xong bạn phải nhắn tin, email xác nhận lại nội dung đó. Đây không chỉ là giấy trắng mực đen để giúp tất cả các bên hiểu rõ ý nhau cũng như nắm được chi tiết quá trình thực hiện công việc mà nó còn là bằng chứng bảo vệ bạn khi có tranh cãi, mâu thuẫn. Trong công việc kỵ nhất là nói mồm, cùng là vấn đề nhưng bạn hiểu là ABC nhưng người kia lại hiểu là XYZ, mỗi bên hiểu sai một ít mỗi bên quên một ít xong cuối cùng là hỏng việc. Đến lúc này lại tranh cãi Em tưởng thế này, Ôi em quên mất chỗ này,... rất thiếu chuyên nghiệp.

3 Bài học mình học được trong 1 năm đầu thực tập và đi làm 
https://cdn.noron.vn/2022/07/15/150448622loi-khuyen-nhan-vien-moi-1-1657857851.jpg
1. Quan sát, quan sát và quan sát
Một cách để bạn có được thiện cảm từ các anh chị đồng nghiệp không phải đặt nhiều câu hỏi, mà là quan sát trước khi đặt câu hỏi.
Bởi khi bạn hỏi quá nhiều về những điều hiển nhiên như đồ này để ở đâu, ấn tượng bạn để lại không phải "bạn này năng nổ" mà là "phiền + không chịu tư duy".
Ngoài ra, bạn có thể quan sát một số yếu tố như văn hóa doanh nghiệp để tránh những tình huống khó xử. Ví dụ như nhớ ai khó tính, cần cẩn trọng khi trao đổi công việc, ai thoải mái hơn, bao giờ là giờ ngủ trưa của mọi người, v.v…, sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với môi trường mới hơn rất nhiều.
Nhưng không phải cái gì bạn cũng có thể quan sát được. Những việc mang tính chuyên môn như quy trình làm việc, yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm thì bạn nên hỏi trực tiếp anh chị phụ trách và xác nhận lại qua văn bản như email để đảm bảo hai bên hiểu nhau nhé.
2. Luôn đặt câu hỏi
Nhưng không phải bạ gì cũng hỏi.
Ý mình là mỗi khi nhận một công việc nào đó, bạn hãy tập cho mình thói quen tự đặt ra câu hỏi làm như thế nào và tại sao.
Đầu tiên, trả lời được câu hỏi how làm thế nào, sẽ giúp bạn hiểu cách tiếp cận và giải quyết công việc. Ngoài ra, nếu là một việc có tính lặp lại hoặc đã có người làm (đại đa số trường hợp), bạn cũng có thể hỏi han anh chị về cách làm để phù hợp với tiêu chuẩn và văn hóa công ty nhé.
Câu hỏi why – tại sao sẽ giúp các bạn tư duy sâu hơn về vấn đề. Ví dụ như mục đích của công việc này là gì? Hoàn thành nó thì sẽ giúp ích như thế nào cho doanh nghiệp? Bạn có thể học được điều gì thông qua công việc này? Khi bạn trả lời được câu hỏi tại sao, công việc bạn làm sẽ có mục đích, và bạn có thêm động lực để hoàn thành nó đó.
3. Tiếp nhận đánh giá với sự cởi mở
Khoan, ý mình không phải là khuyên các bạn gọi dạ bảo vâng nhé.
Mình biết rằng các bạn trẻ ngày nay ai cũng rất giỏi và tài năng, vì mình đã gặp rất nhiều hồ sơ phải gọi là xịn khủng khiếp.
Tuy nhiên, khi thực tập, mình khuyên bạn nên tiếp nhận đánh giá với một tâm thế cởi mở và cầu thị. Bởi mình cũng từng chứng kiến nhiều bạn rất giỏi trên ghế nhà trường, nhưng đi làm lại không chấp nhận những lời đánh giá từ phía đồng nghiệp hoặc cấp trên, dẫn đến những xích mích không đáng có.
Ít nhiều gì, bạn hãy luôn nhớ rằng dù bạn giỏi bao nhiêu, anh chị đều là những người đã có kinh nghiệm thực tế trong ngành. Bên cạnh đó, lắng nghe những lời nhận xét và góp ý tích cực cũng là cách để bạn học hỏi và tiến bộ rất nhanh trong quá trình thực tập đấy.
Ngoài ra, bạn cũng nhớ phân biệt giữa lời góp ý xây dựng hay chỉ đơn giản là chỉ trích vô thưởng vô phạt nhé. Nếu không là bạ gì cũng nghe lại thành bạn đẽo cày giữa đường nha.
Cần không ngừng thay đổi và phát triển.
Mình thấy rằng công việc và một công việc tốt với thu nhập phù hợp cho bản thân rất nhiều lợi ích. Lợi ích lớn nhất đó là niềm vui được làm việc. Có niềm vui làm việc nghĩa là cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Tuy vậy. Cuộc sống không phải là một mặt nước tĩnh lặng. Đó là một dòng sông không ngừng chảy. Chính vì lẽ đó, cần học tập và không ngừng hoàn thiện chính mình để những điều tốt đẹp ta cố gắng không mắt đi.
Có làm mới có ăn.hi

Bài học mình học được là luôn nỗ lực để sản phẩm mình tạo ra hoàn hảo nhất có thể

Chuyên nghiệp là vì người khác nhưng không được làm sai chỉ vì sự chuyên nghiệp ấy. Hãy nghĩ tới sự an toàn của bản thân mình trước. 

Chủ động đặt câu hỏi, đặt đúng cách đúng chỗ

Đây là bài học đắt giá nhất với mình. Một trường hợp mình từng làm hỏng việc do không hỏi lại yêu cầu quản lý để làm rõ công việc vì mình không dám hỏi. Một trường hợp khác mình bị sếp mắng vì hỏi những câu lặt nhặt vớ vẩn mà trên website công ty đã có hết.

Đi làm không phải đi học, không ai nắm tay chỉ việc cho chúng ta từng li từng tí một trừ khi gặp được một người quản lý có kỹ năng truyền đạt tốt, thấu hiểu người khác hay có tâm. Thử thách của người nhân viên là chủ động tìm hiểu, bắt nhịp với công việc. Các bạn sinh viên mới ra trường đi làm thường ăn nhau là ở bước này. Để chứng minh mình là một nhân viên sáng giá thì chúng ta nên xông sáo đặt câu hỏi (quy trình làm việc là gì, cần làm những gì, báo cáo cho ai,...?). Nhưng quan trọng cần phải có óc quan sát để tự tìm ra lời giải trước khi đi hỏi để tránh đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn, hiển nhiên làm mất thì giờ của người khác. Như thế sẽ tự thể hiện mình là người lười tìm hiểu, không có óc quan sát mà chỉ chờ đồng nghiệp cầm tay chỉ việc tận nơi.

Hãy nhớ, không biết hãy tự tìm hiểu trước nếu như không thể tự tìm ra câu trả lời hãy đặt câu hỏi.

Không làm thì ko có ăn.