Bạn biết gì về sự tích chị Hằng và chú Cuội đêm Trung thu?

  1. Văn hóa

Xin chào các bạn ở dưới trần gian. Mình chính là chị Hằng mà các bạn hay nhắc đến vào mỗi dịp Trung Thu hằng năm đây. Chắc hẳn các bạn cũng biết ngày mai chính là Trung Thu rồi đúng không? Vậy nên trước thềm buổi tiệc Trung Thu ngày mai, chúng mình cùng ngồi chia sẻ một chút nhé!

Chuyện là mình mới nghe bé Cuội chạy ra nói rằng sắp Trung Thu nên các bạn cũng nhắc nhiều về chị lắm. Mình và Cuội đều rất tò mò xem mọi người biết gì về mình nên cũng qua Noron! hỏi thử. Mọi người cùng chia sẻ về những điều mà bản thân biết khi nhắc đến Chị Hằng, chú Cuội nhé! 

Từ khóa: 

tết trung thu

,

chị hằng

,

chú cuội

,

sự tích chú cuội

,

sự tích chị hằng

,

văn hóa

Mình đóng góp chia sẻ về Sự tích Hằng Nga – chú Cuội ở Việt Nam

Tương truyền kể rằng, Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp trên cung trăng, là người cai quản Vầng trăng. Nàng có sở thích chơi đùa với trẻ con vì thế nàng rất muốn xuống trần gian để vui chơi, tuy nhiên nàng là tiên nên không được tự do tự tại đi lại.

Thế rồi, có đợt Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào ngày rằm tháng 8 - là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm. Giải thưởng mà Ngọc Hoàng đưa ra là ai thắng cuộc sẽ được trọng thưởng bất kỳ gì mong muốn.
Hằng Nga bắt tay vào việc làm bánh bằng cách xuống trần gian tham khảo và rồi nàng gặp được chàng Cuội – Người nổi tiếng là nói phét, chuyên tụ tập với bọn trẻ nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng kể chuyện trên trời dưới bể.

Thế nhưng, cậu lại có tài nấu nướng giỏi lắm, bọn trẻ trong làng thường được Cuội nấu nướng hay làm bánh cho ăn vì thế bọn chúng rất quý Cuội. Hằng Nga tìm đến Cuội nhờ vả. Thế rồi, Cuội bảo cứ cho tất cả các nguyên liệu ấy nhào trộn lên rồi đem nướng, trong đó có các loại như trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng...

Kỳ lạ thay, chiếc bánh nướng lên lại thơm phức, ngon miệng đến lạ lùng, khiến bọn trẻ đều thích thú nhưng mỗi tội hình thức không đẹp lắm. Hằng Nga thích thú và quyết định mang số bánh đó về cung đình dự thi.
Khi chia tay mọi người để về thiên đình thì Cuội nuối tiếc Hằng Nga không muốn rời xa nên đã nắm tay nàng. Chẳng hiểu vì sao, Cuội cùng cây đa đầu làng lên cung trăng theo Hằng Nga. Lên cung trăng rồi, mỗi khi leo lên cây đa chàng có thể nhìn thấy bọn trẻ đang vui đùa dưới trần gian. Cuội nhớ nhà, nhớ bọn trẻ nhưng chẳng có cách nào để xuống trần gian.

Hằng Nga đem bánh đi dự thi và được đạt giải Nhất, Ngọc Hoàng thích thú và đặt bánh với tên gọi là Bánh Trung Thu và nàng được ngài ban cho một điều ước. Nàng ước rằng mỗi năm đến dịp ngày rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuồng trần gian để ban phát niềm vui và vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là "Tết Trung Thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Và từ đó, cứ đến tết Trung thu là chị Hằng và chú Cuội lại xuống trần gian để chơi với các em nhỏ. Và món bánh khi ấy trở thành món bánh đặc trưng cho ngày tết này.

Kể từ đó, trong tiềm thức mọi người rằm tháng Tám là lúc chị Hằng Nga và chú Cuội xuống trần gian vui chơi. Vào dịp trung thu, các hoạt động như múa lân, rước đèn ông sao được các em thích thú. Mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ để cúng giữa sân rồi cùng nhau trông trăng và phá cỗ. Dịp Trung thu cũng là dịp để mọi con đi làm ăn xa về nhà đoàn viên…

Trả lời

Mình đóng góp chia sẻ về Sự tích Hằng Nga – chú Cuội ở Việt Nam

Tương truyền kể rằng, Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp trên cung trăng, là người cai quản Vầng trăng. Nàng có sở thích chơi đùa với trẻ con vì thế nàng rất muốn xuống trần gian để vui chơi, tuy nhiên nàng là tiên nên không được tự do tự tại đi lại.

Thế rồi, có đợt Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào ngày rằm tháng 8 - là ngày mà trăng tròn và sáng nhất trong năm. Giải thưởng mà Ngọc Hoàng đưa ra là ai thắng cuộc sẽ được trọng thưởng bất kỳ gì mong muốn.
Hằng Nga bắt tay vào việc làm bánh bằng cách xuống trần gian tham khảo và rồi nàng gặp được chàng Cuội – Người nổi tiếng là nói phét, chuyên tụ tập với bọn trẻ nhỏ dưới gốc cây đa đầu làng kể chuyện trên trời dưới bể.

Thế nhưng, cậu lại có tài nấu nướng giỏi lắm, bọn trẻ trong làng thường được Cuội nấu nướng hay làm bánh cho ăn vì thế bọn chúng rất quý Cuội. Hằng Nga tìm đến Cuội nhờ vả. Thế rồi, Cuội bảo cứ cho tất cả các nguyên liệu ấy nhào trộn lên rồi đem nướng, trong đó có các loại như trứng, hạt dưa, thịt, mè, hạt sen, lạp xưởng...

Kỳ lạ thay, chiếc bánh nướng lên lại thơm phức, ngon miệng đến lạ lùng, khiến bọn trẻ đều thích thú nhưng mỗi tội hình thức không đẹp lắm. Hằng Nga thích thú và quyết định mang số bánh đó về cung đình dự thi.
Khi chia tay mọi người để về thiên đình thì Cuội nuối tiếc Hằng Nga không muốn rời xa nên đã nắm tay nàng. Chẳng hiểu vì sao, Cuội cùng cây đa đầu làng lên cung trăng theo Hằng Nga. Lên cung trăng rồi, mỗi khi leo lên cây đa chàng có thể nhìn thấy bọn trẻ đang vui đùa dưới trần gian. Cuội nhớ nhà, nhớ bọn trẻ nhưng chẳng có cách nào để xuống trần gian.

Hằng Nga đem bánh đi dự thi và được đạt giải Nhất, Ngọc Hoàng thích thú và đặt bánh với tên gọi là Bánh Trung Thu và nàng được ngài ban cho một điều ước. Nàng ước rằng mỗi năm đến dịp ngày rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuồng trần gian để ban phát niềm vui và vui chơi cùng các em nhỏ. Điều ước được chấp nhận và Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là "Tết Trung Thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Và từ đó, cứ đến tết Trung thu là chị Hằng và chú Cuội lại xuống trần gian để chơi với các em nhỏ. Và món bánh khi ấy trở thành món bánh đặc trưng cho ngày tết này.

Kể từ đó, trong tiềm thức mọi người rằm tháng Tám là lúc chị Hằng Nga và chú Cuội xuống trần gian vui chơi. Vào dịp trung thu, các hoạt động như múa lân, rước đèn ông sao được các em thích thú. Mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ để cúng giữa sân rồi cùng nhau trông trăng và phá cỗ. Dịp Trung thu cũng là dịp để mọi con đi làm ăn xa về nhà đoàn viên…

Hằng Nga fake. Hằng Nga người Tàu mà nói tiếng Việt như bắp rang vậy.

Về Hằng Nga thì nghe mấy ông ba tàu kể là vợ của Hậu Nghệ, cả 2 đều ở trên Thiên Cung. Vì xảy chuyện Hậu Nghệ bắn rụng 9 mặt trời (là các con của Thiên Đế) để cứu thế gian, nên cả 2 bị đày xuống trần gian. Hằng Nga mất đi sự bất tử nên buồn rầu. Hậu Nghệ bèn đi tìm thuốc trường sinh. Rốt gặp đc Tây Vương Mẫu, ng cho 1 viên thuốc bảo mỗi ng một nửa là đủ. Ai ngờ Hằng Nga lại ko đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, rốt cuộc uống quá liều, phê pha, bay lắc lên tới Cung Trăng luôn, cuối cùng phải ở luôn trên trển.

Chú cuội thì là ng Việt. Hên gặp đc cây thần trong rừng có thể cải lão hoàn sinh. Rốt bứng cả gốc đem về trồng, cứu người. Nhưng rồi đủ việc xảy ra, rốt cuộc lại bị bà vợ (có lẽ do chết lâu nên não bị hủy hoại do thiếu oxy, di chứng mà bị mất trí nhớ ngắn hạn) tưới nước bẩn lên làm cây bay lên trời. Cuội ta tiếc cây quý cố bám theo cuối cùng đc đưa lên Mặt Trăng, giống như Neil Armstrong cưỡi tên lửa Saturn V vậy. Nhưng khác là Armstrong có các mô-đun phụ trợ để về Trái Đất còn Cuội thì không nên đến bây giờ, cứ vào đêm Trăng tròn, nhìn lên sẽ thấy hình bóng 1 cây đa và chú Cuội ở dưới gốc. Mấy ông ba Tàu mắt mũi thế nào lại nhìn ra con thỏ, đang giã thuốc nữa chứ, trên đó thì lấy đâu ra thuốc mà giã.

Và có thể các bạn thắc mắc sao lâu vậy mà chú Cuội ko già chết, thì nên nhớ là cây thần để làm gì, cứ ngậm cái lá là bất tử thôi. 

Và cũng đừng có nhầm với thằng cha Ngô Cương của Tàu, ai đời cả Cung Trăng có 1 cái cây là có ng lại muốn chặt cho gãy, trong khi càng chặt nó càng liền lại chứ phải. Có họa bị khùng.

Tóm lại, chú Cuội của VN là hợp lý nhất, vì nhờ đó mà Apollo 11 mới có những cải tiến để đưa câc phi hành gia về.

*Vui chút Trung Thu thôi nhé*