Bạn biết gì về Thu Giang Nguyễn Duy Cần?

  1. Văn hóa

Và bạn thích nhất tác phẩm nào của ông?

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

nguyễn duy cần

,

thu giang

,

học giả

,

tác giả

,

văn hóa

Thực tình là mình cũng không biết nhiều về Ông, nhưng nhờ câu hỏi của Bạn thì mình mới bắt đầu tìm hiểu về Ông.

Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một nhà trí thức giao thoa. Ông mang trong mình những kiến thức của triết học Phương Đông thâm trầm, sâu sắc. Bên cạnh đó, ông cũng thâu nhận rất nhiều tinh hoa của văn hóa phương Tây qua việc đọc thông rất nhiều các tác phẩm kinh điển của các quốc gia.

Thêm vào đó, ông được biết đến là người có chủ kiến và nghiên cứu vấn đề theo cách toàn diện và sâu sắc. Vậy nên khi khám phá những tác phẩm của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, bạn sẽ thấy được những lời khuyên đều là sự đúc rút từ những tấm gương chân thực trong văn hóa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây và từ chính sự học và nghiên cứu bền bỉ của bản thân ông. Đó đã đủ là cơ sở để bạn một lần nữa mở lòng học hỏi những điều mới mẻ?

8 nguyên tắc để làm việc đạt hiệu quả theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Những nguyên tắc này được giới thiệu trong cuốn Tôi tự học, một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Theo tác giả, để làm việc hiệu quả, cần làm được theo 8 nguyên tắc dưới đây.

 1. Đi từ cái dễ đến cái khó, phải tin ở sự thành công

Trong nguyên tắc này, bạn sẽ khám phá ra nguyên nhân của thói quen “bỏ cuộc giữa chừng”. Đồng thời tác giả sẽ tiết lộ cho bạn bí kíp “chia nhỏ và thi hành từng đoạn nhỏ” để đi đến cùng một việc cần làm.
 2. Làm việc đều đều, không gián đoạn
Thói quen của nhiều người trẻ hiện đại là làm việc cường độ cao trong một thời gian, sau đó lại nghỉ ngơi hoàn toàn, rồi mới bắt đầu lại công việc. Ví dụ như sinh viên ôn thi hay các nhân viên chạy dealine. Tuy nhiên, theo phân tích của tác giả Thu Giang đây là thói quen xấu, nó dung dưỡng cho sự lười biếng của mỗi người. Dưới sự phân tích của ông, bạn sẽ biết tại sao “làm một chút mỗi ngày” có thể giúp bạn nói lời tạm biệt với thói quen “chỉ có thể làm việc khi có hứng”. Một người làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả luôn biết làm “nóng máy” và bắt đầu công việc bất kỳ khi nào họ cần.

3. Học bất kì môn nào phải khởi đầu từ những yếu tố đầu tiên của môn học ấy và không bao giờ đốt cháy giai đoạn
Nguyên tắc này điểm trúng chỗ yếu của người trẻ hiện đại, ưa lối sống nhanh, học nhanh làm nhanh và nhanh thấy được thành quả. Nhưng khi xây nhà, nhà muốn cao thì móng phải chắc. Thành công hay kiến thức của chúng ta cũng vậy, bạn đều phải xây dựng chúng từ những điều cơ bản nhất.

4. Biết chọn lựa
Ở quy tắc này, tác giả nhấn mạnh vào việc biết lượng sức, biết chọn công việc nào phù hợp với bản thân. Nhưng quan trọng nhất, khi bạn đã có can đảm lựa chọn, thì phải có can đảm đi đến cùng với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, thời lượng làm một công việc nhất định cũng là điều quan trọng cần chú ý.

5. Phải biết quý tiếc thời giờ làm việc của ta và đặt cho nó thành một kỷ luật
Đây là nguyên tắc được tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần phân tích đặc biệt sâu trong cuốn sách của mình. Để thấy rằng “cảm thức về thời gian” và “thái độ trân quý thời gian” đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả làm việc của mỗi người.  

Nếu đọc sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần một thời gian, bạn sẽ có cảm nhận ông là một người tường hòa và nhã nhặn. Chắc hẳn ông sẽ không khó chịu hay nặng tiếng với ai bao giờ. Tuy nhiên, trong khi trình bày quy tắc này, ông đã thể hiện một sự cương quyết hiếm thấy với những “kẻ làm mất thì giờ” của mình trong công việc. Những kẻ ấy là ai và ta phải xứ trí họ bằng cách nào. Tại sao một người ôn tồn như tác giả Thu Giang lại khiêm khắc với những kẻ này tới vậy? Xin hãy đọc ngay vào phần cuối của cuốn sách “Tôi tự học” này.

Trong phần này có một câu trích dẫn khiến bạn hình dung được phần nào tính nghiêm trọng khi cho phép người khác làm mất thời giờ quý báu của mình: “Thực sự, kẻ nào tự mình để cho kẻ khác xâm chiếm sẽ bị xâm chiếm, và rốt cuộc rồi cũng sẽ không để lại được cho đời một công trình gì đáng kể”.

Không chỉ dừng lại ở thái độ cương quyết với những kẻ phá đám mình khi đang làm việc, tác giả Thu Giang còn đưa ra lời khuyên về “Kỷ luật thời gian”. Để thiết lập kỷ luật này cần rất rõ ràng ranh giới giữa tình cảm và công việc. Đặc biệt là ái tình. “Đọc tiểu sử các bậc vĩ nhân anh hùng, ta thấy rõ rết điều này: họ không bao giờ để ái tình của họ trên sự nghiệp”. Phải hiểu điều này thế nào cho đúng, xin đừng ngần ngại đọc thật kỹ nguyên văn quy tắc này.

6. Biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một

Nguyên tắc phía trên là chỉ về thái độ trân quý của ta với quỹ thời gian hữu hạn của mỗi người. Còn nguyên tắc thứ 6 sẽ khiến bạn hiểu lãng phí thời gian là sự phạm tội to lớn đối với bản thân.

Trong nguyên tắc này, Thu Giang Nguyên Duy Cần chỉ ra cho người đọc một phép tính khiến cho họ giật mình. Phép tính ấy cho bạn thấy được thời gian thực sự mình dành cho sự học, sự làm việc, sau khi trừ đi tất cả những hoạt động cần thiết và bên lề khác. Đó là một con số đáng được ghi nhi nhớ một cách sâu sắc.

Nếu bạn là người ham học hỏi, và yêu công việc, luôn muốn tạo tác thêm nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống, thì phép tính này sẽ càng khiến bạn đào sâu sự tập trung của mình trong mỗi phút làm việc.

Nhưng nếu đọc xong nguyên tắc này, bạn vẫn cảm thấy dửng dưng, thì xin hãy xem lại cảm tình của mình đối với công việc. Bạn có thực lòng muốn lao động, muốn cống hiến thời giờ của mình cho công việc ấy.

7. Hễ làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai
Nguyên tắc này có thể được tóm gọn trong hai chữ “đặt tâm”. Những trích dẫn mà cụ Thu Giang đưa ra sẽ cho bạn hiểu tác dụng của việc đặt cả tâm hồn trong công việc, làm mọi thứ một cách từ tồn và tới nơi, tới chốn.

Nguyên tắc này đặc biệt phù hợp để mang con người hiện đại quay trở lại lối sống chậm rãi nhưng sâu sắc của những năm xưa. Nó là tấm gương soi chiếu, để người trẻ nhận ra rằng, đôi khi họ thật khó hòa mình vào công việc bởi họ đang có thói quen sống lướt qua mọi thứ.

8. Muốn làm việc hiệu quả phải có một sức khỏe dồi dào
Một lối sống điều độ là điều đầu tiên được đề cập tới. Một giác ngủ chất lượng cũng được phân tích kỹ càng. “Nếu cảm thấy mất ngủ thì phải ngưng lập tức các công việc về trí óc”, hay “về số giờ ngủ thì không sao định được, nó tùy mùa, tùy công việc làm nặng nhẹ, tùy sự mệt mỏi ít nhiều. Chính mỗi người, tùy nhu cầu mà tự định đoạt lấy”. Đây chẳng phải là sự lắng nghe dành cho chính mình.

Sự vận động ngoài trời cũng được nhấn mạnh. Bạn sẽ thấy có những ví dụ đáng ngạc nhiên mà cụ Thu Giang đưa ra để tiếp thêm cảm hứng cho bạn chăm vận động và chăm về gần với thiên nhiên hơn.  

=> 8 nguyên tắc vàng của Thu Giang Nguyễn Duy Cần đáng để cho chúng ta - những thế hệ trẻ nên học tập và noi theo.  

Như vậy, có lẽ tác phẩm "Tôi Tự Học" làm mình ấn tượng nhất. Sẽ cố gắng tìm đọc thôi.  

Nguồn: dkn.tv

Trả lời

Thực tình là mình cũng không biết nhiều về Ông, nhưng nhờ câu hỏi của Bạn thì mình mới bắt đầu tìm hiểu về Ông.

Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một nhà trí thức giao thoa. Ông mang trong mình những kiến thức của triết học Phương Đông thâm trầm, sâu sắc. Bên cạnh đó, ông cũng thâu nhận rất nhiều tinh hoa của văn hóa phương Tây qua việc đọc thông rất nhiều các tác phẩm kinh điển của các quốc gia.

Thêm vào đó, ông được biết đến là người có chủ kiến và nghiên cứu vấn đề theo cách toàn diện và sâu sắc. Vậy nên khi khám phá những tác phẩm của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, bạn sẽ thấy được những lời khuyên đều là sự đúc rút từ những tấm gương chân thực trong văn hóa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây và từ chính sự học và nghiên cứu bền bỉ của bản thân ông. Đó đã đủ là cơ sở để bạn một lần nữa mở lòng học hỏi những điều mới mẻ?

8 nguyên tắc để làm việc đạt hiệu quả theo Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Những nguyên tắc này được giới thiệu trong cuốn Tôi tự học, một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Theo tác giả, để làm việc hiệu quả, cần làm được theo 8 nguyên tắc dưới đây.

 1. Đi từ cái dễ đến cái khó, phải tin ở sự thành công

Trong nguyên tắc này, bạn sẽ khám phá ra nguyên nhân của thói quen “bỏ cuộc giữa chừng”. Đồng thời tác giả sẽ tiết lộ cho bạn bí kíp “chia nhỏ và thi hành từng đoạn nhỏ” để đi đến cùng một việc cần làm.
 2. Làm việc đều đều, không gián đoạn
Thói quen của nhiều người trẻ hiện đại là làm việc cường độ cao trong một thời gian, sau đó lại nghỉ ngơi hoàn toàn, rồi mới bắt đầu lại công việc. Ví dụ như sinh viên ôn thi hay các nhân viên chạy dealine. Tuy nhiên, theo phân tích của tác giả Thu Giang đây là thói quen xấu, nó dung dưỡng cho sự lười biếng của mỗi người. Dưới sự phân tích của ông, bạn sẽ biết tại sao “làm một chút mỗi ngày” có thể giúp bạn nói lời tạm biệt với thói quen “chỉ có thể làm việc khi có hứng”. Một người làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả luôn biết làm “nóng máy” và bắt đầu công việc bất kỳ khi nào họ cần.

3. Học bất kì môn nào phải khởi đầu từ những yếu tố đầu tiên của môn học ấy và không bao giờ đốt cháy giai đoạn
Nguyên tắc này điểm trúng chỗ yếu của người trẻ hiện đại, ưa lối sống nhanh, học nhanh làm nhanh và nhanh thấy được thành quả. Nhưng khi xây nhà, nhà muốn cao thì móng phải chắc. Thành công hay kiến thức của chúng ta cũng vậy, bạn đều phải xây dựng chúng từ những điều cơ bản nhất.

4. Biết chọn lựa
Ở quy tắc này, tác giả nhấn mạnh vào việc biết lượng sức, biết chọn công việc nào phù hợp với bản thân. Nhưng quan trọng nhất, khi bạn đã có can đảm lựa chọn, thì phải có can đảm đi đến cùng với lựa chọn của mình. Tuy nhiên, thời lượng làm một công việc nhất định cũng là điều quan trọng cần chú ý.

5. Phải biết quý tiếc thời giờ làm việc của ta và đặt cho nó thành một kỷ luật
Đây là nguyên tắc được tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần phân tích đặc biệt sâu trong cuốn sách của mình. Để thấy rằng “cảm thức về thời gian” và “thái độ trân quý thời gian” đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả làm việc của mỗi người.  

Nếu đọc sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần một thời gian, bạn sẽ có cảm nhận ông là một người tường hòa và nhã nhặn. Chắc hẳn ông sẽ không khó chịu hay nặng tiếng với ai bao giờ. Tuy nhiên, trong khi trình bày quy tắc này, ông đã thể hiện một sự cương quyết hiếm thấy với những “kẻ làm mất thì giờ” của mình trong công việc. Những kẻ ấy là ai và ta phải xứ trí họ bằng cách nào. Tại sao một người ôn tồn như tác giả Thu Giang lại khiêm khắc với những kẻ này tới vậy? Xin hãy đọc ngay vào phần cuối của cuốn sách “Tôi tự học” này.

Trong phần này có một câu trích dẫn khiến bạn hình dung được phần nào tính nghiêm trọng khi cho phép người khác làm mất thời giờ quý báu của mình: “Thực sự, kẻ nào tự mình để cho kẻ khác xâm chiếm sẽ bị xâm chiếm, và rốt cuộc rồi cũng sẽ không để lại được cho đời một công trình gì đáng kể”.

Không chỉ dừng lại ở thái độ cương quyết với những kẻ phá đám mình khi đang làm việc, tác giả Thu Giang còn đưa ra lời khuyên về “Kỷ luật thời gian”. Để thiết lập kỷ luật này cần rất rõ ràng ranh giới giữa tình cảm và công việc. Đặc biệt là ái tình. “Đọc tiểu sử các bậc vĩ nhân anh hùng, ta thấy rõ rết điều này: họ không bao giờ để ái tình của họ trên sự nghiệp”. Phải hiểu điều này thế nào cho đúng, xin đừng ngần ngại đọc thật kỹ nguyên văn quy tắc này.

6. Biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một

Nguyên tắc phía trên là chỉ về thái độ trân quý của ta với quỹ thời gian hữu hạn của mỗi người. Còn nguyên tắc thứ 6 sẽ khiến bạn hiểu lãng phí thời gian là sự phạm tội to lớn đối với bản thân.

Trong nguyên tắc này, Thu Giang Nguyên Duy Cần chỉ ra cho người đọc một phép tính khiến cho họ giật mình. Phép tính ấy cho bạn thấy được thời gian thực sự mình dành cho sự học, sự làm việc, sau khi trừ đi tất cả những hoạt động cần thiết và bên lề khác. Đó là một con số đáng được ghi nhi nhớ một cách sâu sắc.

Nếu bạn là người ham học hỏi, và yêu công việc, luôn muốn tạo tác thêm nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống, thì phép tính này sẽ càng khiến bạn đào sâu sự tập trung của mình trong mỗi phút làm việc.

Nhưng nếu đọc xong nguyên tắc này, bạn vẫn cảm thấy dửng dưng, thì xin hãy xem lại cảm tình của mình đối với công việc. Bạn có thực lòng muốn lao động, muốn cống hiến thời giờ của mình cho công việc ấy.

7. Hễ làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai
Nguyên tắc này có thể được tóm gọn trong hai chữ “đặt tâm”. Những trích dẫn mà cụ Thu Giang đưa ra sẽ cho bạn hiểu tác dụng của việc đặt cả tâm hồn trong công việc, làm mọi thứ một cách từ tồn và tới nơi, tới chốn.

Nguyên tắc này đặc biệt phù hợp để mang con người hiện đại quay trở lại lối sống chậm rãi nhưng sâu sắc của những năm xưa. Nó là tấm gương soi chiếu, để người trẻ nhận ra rằng, đôi khi họ thật khó hòa mình vào công việc bởi họ đang có thói quen sống lướt qua mọi thứ.

8. Muốn làm việc hiệu quả phải có một sức khỏe dồi dào
Một lối sống điều độ là điều đầu tiên được đề cập tới. Một giác ngủ chất lượng cũng được phân tích kỹ càng. “Nếu cảm thấy mất ngủ thì phải ngưng lập tức các công việc về trí óc”, hay “về số giờ ngủ thì không sao định được, nó tùy mùa, tùy công việc làm nặng nhẹ, tùy sự mệt mỏi ít nhiều. Chính mỗi người, tùy nhu cầu mà tự định đoạt lấy”. Đây chẳng phải là sự lắng nghe dành cho chính mình.

Sự vận động ngoài trời cũng được nhấn mạnh. Bạn sẽ thấy có những ví dụ đáng ngạc nhiên mà cụ Thu Giang đưa ra để tiếp thêm cảm hứng cho bạn chăm vận động và chăm về gần với thiên nhiên hơn.  

=> 8 nguyên tắc vàng của Thu Giang Nguyễn Duy Cần đáng để cho chúng ta - những thế hệ trẻ nên học tập và noi theo.  

Như vậy, có lẽ tác phẩm "Tôi Tự Học" làm mình ấn tượng nhất. Sẽ cố gắng tìm đọc thôi.  

Nguồn: dkn.tv

Cụ Nguyễn Duy Cần thì mình không biết nhiều về bản thân cụ, chỉ đọc sách cụ viết thôi. Rất hay, cụ có lẽ là người theo Đạo giáo hoặc ít nhất cũng chuyên sâu về Đạo giáo. Triết lý của cụ mang tính Lão - Trang rất nhiều, cụ cũng chú dịch Nam Hoa Kinh của Trang Tử trong quyển Trang Tử - Nam Hoa Kinh. Sách đầu tiên của cụ mình đọc là quyển Cái cười của Thánh Nhân, khoảng lớp 5-6, hồi đó đọc như đọc truyện thôi, giờ đọc lại mới thấy cái hay. Sau thì đọc quyển Thuật xử thế của người xưa, cũng tầm cấp 2, quyển ở nhà là sách rất cũ, thiếu mất từ chương Biết - sống trở về sau. Sau này kiếm ebook đọc lại. Quyển này thì như sách gối đầu giường, đọc gần như thuộc, hiểu, làm theo, đây là quyển mình ưng ý nhất. Sau nữa là Cái dũng của Thánh Nhân, cũng góp phần thay đổi con người mình.

Mình chỉ mới đọc Thanh Dạ Văn Chung, cuốn sách nhỏ gọn nên có thể đem theo bên mình, buồn buồn thay vì nghịch điện thoại thì có thể lấy ra đọc, mỗi lần đọc là mỗi lần hiểu thêm được vài điều