Bạn có bao giờ nói chuyện không ai thèm nghe ?

  1. Kỹ năng mềm

Hôm nay, mình có xem clip "How to speak so that people want to listen" của Julian Treasure và rút ra được nhiều hay ho về "giao tiếp". Giờ mình chia sẻ cho các bạn theo cách của mình để cùng học nhé, mong là bạn sẽ học được điều gì đó cho bản thân mình. 

1


Bảy cái "hố" trong khi nói chuyện

  1. Gossip - Nhiều chuyện, hay buôn chuyện người khác. Người ta mở lòng nói ra câu chuyện của họ cho bạn, thì trong một khoảng thời gian "siêu ngắn" và với tốc độ ánh sáng thì câu chuyện của họ đã được lan truyền như một "hiện tượng". Kể từ dạo ấy, bạn đừng hỏi tại sao không ai dám nói chuyện với bạn nữa :))
  2. Judging - Chỉ trích, đánh giá (hướng tiêu cực). Không ai dám mở miệng khi họ cảm nhận rằng họ không được lắng nghe và sẽ bị chỉ trích, phê bình bất cứ lúc nào trong cuộc nói chuyện.
  3. Negativity - Tiêu cực. Rất ít ai muốn nói chuyện lâu dài với 1 người lúc nào cũng nói những thứ tiêu cực và lo sợ đủ thứ trên đời. Vì bản thân ai cũng cần sự thoải mái vui vẻ khi giao tiếp, cho nên những người không đủ kiên nhẫn sẽ tránh xa bạn ra nếu bạn suốt ngày mở miệng ra toàn nói những điều "chưa xảy ra" theo hướng như tận thế đến nơi, tận cùng của nỗi đau.
  4. Complaining - Than phiền. Bạn thử tưởng tượng bạn có chịu nổi hay chịu nổi đến khi nào nếu bạn nói chuyện với một người mà suốt ngày cứ than phiền mọi thứ trên đời, từ thời tiết, chính trị, con người xung quanh cho tới "mặt trời mọc hướng đông, lặn hướng tây".
  5. Execuses - Đổ lỗi. Khi bạn cứ suốt ngày đổ lỗi bất cứ gì bạn có thể và không nhận trách nhiệm với hành động của bản thân mình nhưng trong khi đó bạn luôn muốn mình nói chuyện người khác lắng nghe. Quả là vô lý ! trừ khi đó là gia đình và những người yêu thương bạn.
  6. Lying - Nói dối. Bạn nói những thứ không thật với những gì bạn nghĩ, cảm xúc và lời nói của bạn mâu thuẫn rất rõ rệt. Lần 1, lần 2 không ai nghĩ gì nhiều về việc đó, nhưng những lần sau họ đa phần sẽ không tin và không muốn nghe những gì bạn nói nữa. Nhiều người tinh tế và nhạy cảm thì nhận ra liền luôn.
  7. Dogmatism - Giáo điều. Khi bạn nói bị mông lung giữa ý kiến cá nhân và sự thật của cuộc sống, người nghe sẽ rất hoang mang lạc trôi theo những gì bạn đang nói. Họ sẽ thấy khó chịu và có xu hướng không muốn lắng nghe cũng như cố gắng dừng cuộc nói chuyện càng nhanh càng tốt.

Đó là 7 cái "bẫy" rất phê khi bạn nói chuyện với một ai đó vì bạn nhiều khi cũng không nhận thức được mình đang bị mắc bẫy. Hãy tỉnh táo và chậm lại bạn nhé.

Bài viết sau mình sẽ phân tích từ trải nghiệm bản thân từ những gì mà Julian Treasure chia sẻ về "mình nên nói gì ?" và " Mình nên nói như thế nào" mà để ai cũng muốn lắng nghe mình.

Nhung Đinh.

Xem chi tiết tại :

Từ khóa: 

communication

,

giao tiếp

,

lỗi giao tiếp

,

nghệ thuật nói chuyện

,

kỹ năng mềm

Cảm ơn những chia sẻ của chị ạ.

Trả lời

Cảm ơn những chia sẻ của chị ạ.

May quá e ít bị mấy điều này, hay có thể ngưng lại khi phát giác ra nó. Cảm ơn chị về bài viết ạ <3

Cảm ơn chị đã chia sẻ ạ. E thỉnh thoảng hay nói lan man nên sẽ nói ngắn gọn vào trọng tâm nhất có thể ạ. Và sẽ chú ý hơn vào những trường hợp trên ạ, sẽ ngưng ngay nếu có và biết rõ những gì mình nói điều chỉnh cho phù hợp, chỉ có điều lâu lâu e suy nghĩ xong hông biết nói gì kế e im luôn :))