Bạn có biết? (7): Hôm nay (18/3), kỷ niệm 152 năm ngày Công xã Paris (Commune de Paris) - Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

  3. Xã hội

  4. Tin Tức

https://cdn.noron.vn/2023/03/18/paris-commune-cover-copy-scaled-e1616068322880-1679152440.jpg

Năm 1870, nhân thua Phổ, vua Napôlêông thứ 3 bỏ chạy, Pháp lập lên Chính phủ Vệ quốc tư sản do Thiers đứng đầu.

Năm 1871, lính Phổ tới vây kinh đô Pháp là ParisTư bản Pháp cắt 2 tỉnh và đồng ý nộp 5 tỷ franc cúng cho Đức để cầu hoà. 

Phản đối các hành động của Chính phủ, nhân dân lao động và vệ binh Paris đã chống cự lại quân Phổ, đẩy lùi chúng khỏi Paris. Thấy việc không thành, Tư bản đòi tước vũ trang của quần chúng.

Vì giặc giã mà chết nhiều người, hại nhiều của. Dân không bánh ăn, thợ không công làm. Cùng với uất ức tư bản phản bội và quân giặc cướp nước.Ngày 18 tháng 3 năm 1871, công nhân, vệ binh và nhân dân lao động Paris nổi lên làm cách mạng vũ trang, đuổi quân tư sản Thiers về Versailles, lập nên Công xã nắm chính quyền ở Paris, gọi là Công xã Paris.

https://cdn.noron.vn/2023/03/18/tai-sao-duc-ung-ho-chinh-phu-vec-xai-trong-viec-chong-lai-cong-xa-pa-ri-1679152187.jpg
Vật cản trên đường Rue Voltaire sau khi được chiếm bởi vệ binh Công xã Paris

Ngày 26/3 sau đó, bầu cử dân chủ diễn ra, 85 người được lựa chọn làm đại biểu, 1/3 số đó lần đầu tiên thuộc về người công nhân.

Ngay sau đó, Công xã tuyên bố thực hiện các chính sách tiến bộ vì lợi ích của giai cấp công nhân như:

  1. Bãi bỏ quân đội và cảnh sát chế độ cũ, thay bằng nhân dân vũ trang
  2. Tách nhà thờ khỏi giáo dục và chính quyền
  3. Giáo dục miễn phí và bắt buộc
  4. Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp. Đối với các xí nghiệp còn chủ, kiểm soát tiền lương và cấm cúp phạt, làm đêm.
  5. Lương của công nhân được tăng lên.
  6. Giá bánh mỳ, thịt bò, cừu được kiểm soát
  7. Nhiều dân nghèo được tới sống tại các dinh thự của quý tộc, tư sản bỏ trốn.
  8. Dân có quyền tự do tổ chức, làm báo, khai hội, v.v..
  9. Chính phủ tự dân cử lên, và dân có quyền thay đổi Chính phủ
  10. Ngày làm 8 giờ cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện.

Khi đó, Tư bản Pháp như nhà cháy 2 bên, bên thì Đức bắt chịu đầu, bên thì cách mạng nổi trước mắt. Tư bản Pháp thà chịu nhục với Đức (ký hiệp ước đầu hàng), chứ nhất định không chịu hoà với cách mạng. Đức thấy cách mạng cũng sợ, cho nên hết lòng giúp tư bản Pháp đánh lại cách mạngLúc Pháp vừa hàng, thì Đức bắt bỏ hết lính, chỉ cho 40.000 culít mà thôi. Khi cách mạng nổi lên, Đức lại cho phép tư bản Pháp thêm lên 100.000 lính để dẹp cách mạng. 

Xem vậy thì hiểu, "Tư bản khi đối đầu với vô sản thì không có Tổ quốc", vì đó vô sản muốn thắng lợi thì cũng phải đoàn kết như thế.

Nhân dân Paris đã hết lòng tử thủ, 147 chiến sĩ của Công xã Paris đã hi sinh oanh liệt tại nghĩa trang Père-Lachaise, "Tuần lễ đẫm máu" kết thúc. Trước tổng tiến công của liên quân Thiers - Phổ và những khuyết điểm của mình, Công xã Paris sụp đổ sau hơn 60 ngày tồn tại. 

https://cdn.noron.vn/2023/03/18/1280px-paris1871-communards-1679152646.jpg
Thành viên Công xã bị xử tử

Tuy thất bại nhưng Công xã đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá và cho lịch sử phong trào công nhân thế giới một trang sử đầy hào hùng và chói lọi. Nhiều bài học của Công xã như thực hành chuyên chính vô sản, giành và giữ chính quyền; phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; sử dụng bạo lực cách mạng và tư tưởng cách mạng tiến công, kiên quyết trấn áp kẻ thù; đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; thực hiện liên minh công nông,… thực sự là những bài học quý giá, góp phần rất lớn trong hình thành những cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa sau này. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Kẻ thù là phải kiên quyết trấn áp, phải thực hiện được đoàn kết và kỉ luật. Đó là những kinh nghiệm sâu sắc nhất dẫn đường cho chúng ta sau này.

Ngày nay, nước Pháp lại một lần nữa chìm trong cơn giận dữ của quần chúng cần lao trước làn sóng biểu tình, đình công chưa biết bao giờ kết thúc phản đối kế hoạch cải cách hưu trí và chính phủ tư sản của Tổng thống Emmanuel Macron, nhất là khi ông tước bỏ đi quyền đại diện cho nhân dân của Quốc hội Pháp để tự ý thông qua dự luật. Một Công xã Paris thứ 2? Hay một Tuần lễ đãm máu nữa? Điều đó phụ thuộc vào quyết định của chính những người dân lao động Pháp chân chính.

Từ khóa: 

công xã paris

,

pháp

,

biểu tình

,

biểu tình pháp

,

cải cách hưu trí

,

lịch sử

,

văn hóa

,

xã hội

,

tin tức