Bạn có dám nói thẳng mặt khi có hành động bất lịch sự xảy ra ?

  1. Kỹ năng mềm

Chuyện là em chán cảnh chen chúc thang máy, hay sử dụng thang máy một cách thiếu ý thức lắm rồi. Thành ra đôi khi em có sử dụng bạo lực (cấp độ nhẹ) lúc bị xô đẩy, và chửi đổng (khe khẽ).


Em biết thế là không tốt nên em đang tìm cách xử lý vấn đề kiểu khác, trước thì em né tránh (chấp nhận cho mọi người đi hết, đợi tới cuối rồi đi), nhưng như vậy muộn giờ hoài luôn.


Tò mò hỏi mọi người, kể xem lần gần nhất bạn lên tiếng khi có hành động thiếu ý thức, bất lịch sử xảy ra trước mắt mình là gì?

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Lần gần nhất em gặp là đợt em xếp hàng qua cửa kiểm soát xuất cảnh ở sân bay.

Lúc em đứng đó, mọi người đều đang xếp hàng rất nghiêm chỉnh, hàng rất dài, có cả người Việt & người nước ngoài. Nhưng trong hàng tự dưng ở đâu xuất hiện nguyên một gia đình, bao gồm 02 bà đã lớn tuổi (một bà đen quắt queo và nhỏ thó, chen rất nhanh và gọn, như một con chuột, ăn mặc xuyềnh xoàng cầm theo cái nón lá, có vẻ là người dưới quê, một bà mập hơn, ăn diện hơn, trông lại giống người thành phố, hai người này là chị em), một cặp vợ chồng trẻ, hai đứa nhỏ, một đứa khoảng 10 tuổi, một đứa khoảng 2 tuổi, nói chưa sõi. Tất cả đều là một gia đình, và họ đều có "văn hoá" chen hàng. Họ lớn tiếng trò chuyện, cười cợt, quát tháo hai đứa nhóc, còn hai đứa nhóc thì chạy dọc từ trên xuống rồi lại từ dưới lên, mồm miệng thì la ó, gọi nhau. Bà già nhỏ thó thì cứ canh me lúc ai đó không để ý là chen ngay lên trên. Hai vợ chồng thì liên tục phải chạy lên giữ hai thằng con lại thì cũng "tiện thể" chen lên mặt người đằng trước. Bà già mập thì có vẻ nặng nề không chen được nên chỉ đứng một chỗ nhìn người nhà mình chen và cười.

Khi họ chen lên tới gần chỗ em đứng, đứng đằng trước em là 3 người Ả Rập, họ rất cao lớn. Bà già nhỏ định chen lên trước họ thì bị họ đẩy ra và họ trừng mắt nói gì đó = tiếng Anh, ý đại khái là "Đây không phải chỗ của bà, xếp hàng đi". Vậy là bà ý ko chen lên được, đứng yên vị ở ngay đằng trước em (vị trí đó là đã chen lên được mấy chục người khác rồi). Bà ý sau khi bị nói thì quay lại gọi ngay thằng cháu lớn lên "Đi, đi lên đây đứng với bà! Người ta không cho lên thì thôi chứ sao, đứng đây cũng được!"

Ngay lúc thằng nhóc chạy tới, em rất cáu và quay ra nói: "Trời đất ơi, cái kiểu đâu mà dạy con cháu đi chen hàng người khác vậy? Thằng nhóc này đi xuống dưới đi. Một người chen chưa đủ à mà còn kéo cả họ hàng tông ti lên đây!” Em thề lúc đấy em tự thấy giọng mình rất mean, và nếu là người khác hẳn ít nhất sẽ có chút xấu hổ??! Thế mà thái độ lúc đấy của hai con người đó là: bà già thì giả điếc, còn thằng cháu quay ra nhìn em và cười?!?! Nó cười! Như kiểu bảo em là: “Kệ mày, bà tao kêu tao lên thì tao lên thôi!” =))))))

Ngay lúc đấy em chợt nhận ra, có những người không hẳn là họ không được dạy, không được góp ý. Họ cơ bản không chịu tiếp thu, không muốn tiếp thu, đứt dây thần kinh xấu hổ và họ tự tạo ra văn hoá cho riêng mình. Với những người như vậy thì nói chỉ tốn nước bọt.

Trả lời

Lần gần nhất em gặp là đợt em xếp hàng qua cửa kiểm soát xuất cảnh ở sân bay.

Lúc em đứng đó, mọi người đều đang xếp hàng rất nghiêm chỉnh, hàng rất dài, có cả người Việt & người nước ngoài. Nhưng trong hàng tự dưng ở đâu xuất hiện nguyên một gia đình, bao gồm 02 bà đã lớn tuổi (một bà đen quắt queo và nhỏ thó, chen rất nhanh và gọn, như một con chuột, ăn mặc xuyềnh xoàng cầm theo cái nón lá, có vẻ là người dưới quê, một bà mập hơn, ăn diện hơn, trông lại giống người thành phố, hai người này là chị em), một cặp vợ chồng trẻ, hai đứa nhỏ, một đứa khoảng 10 tuổi, một đứa khoảng 2 tuổi, nói chưa sõi. Tất cả đều là một gia đình, và họ đều có "văn hoá" chen hàng. Họ lớn tiếng trò chuyện, cười cợt, quát tháo hai đứa nhóc, còn hai đứa nhóc thì chạy dọc từ trên xuống rồi lại từ dưới lên, mồm miệng thì la ó, gọi nhau. Bà già nhỏ thó thì cứ canh me lúc ai đó không để ý là chen ngay lên trên. Hai vợ chồng thì liên tục phải chạy lên giữ hai thằng con lại thì cũng "tiện thể" chen lên mặt người đằng trước. Bà già mập thì có vẻ nặng nề không chen được nên chỉ đứng một chỗ nhìn người nhà mình chen và cười.

Khi họ chen lên tới gần chỗ em đứng, đứng đằng trước em là 3 người Ả Rập, họ rất cao lớn. Bà già nhỏ định chen lên trước họ thì bị họ đẩy ra và họ trừng mắt nói gì đó = tiếng Anh, ý đại khái là "Đây không phải chỗ của bà, xếp hàng đi". Vậy là bà ý ko chen lên được, đứng yên vị ở ngay đằng trước em (vị trí đó là đã chen lên được mấy chục người khác rồi). Bà ý sau khi bị nói thì quay lại gọi ngay thằng cháu lớn lên "Đi, đi lên đây đứng với bà! Người ta không cho lên thì thôi chứ sao, đứng đây cũng được!"

Ngay lúc thằng nhóc chạy tới, em rất cáu và quay ra nói: "Trời đất ơi, cái kiểu đâu mà dạy con cháu đi chen hàng người khác vậy? Thằng nhóc này đi xuống dưới đi. Một người chen chưa đủ à mà còn kéo cả họ hàng tông ti lên đây!” Em thề lúc đấy em tự thấy giọng mình rất mean, và nếu là người khác hẳn ít nhất sẽ có chút xấu hổ??! Thế mà thái độ lúc đấy của hai con người đó là: bà già thì giả điếc, còn thằng cháu quay ra nhìn em và cười?!?! Nó cười! Như kiểu bảo em là: “Kệ mày, bà tao kêu tao lên thì tao lên thôi!” =))))))

Ngay lúc đấy em chợt nhận ra, có những người không hẳn là họ không được dạy, không được góp ý. Họ cơ bản không chịu tiếp thu, không muốn tiếp thu, đứt dây thần kinh xấu hổ và họ tự tạo ra văn hoá cho riêng mình. Với những người như vậy thì nói chỉ tốn nước bọt.

Ở đâu cũng có luật và qui trình, cấp bậc. Từ thấp lên cao. Tạm thời cứ trình bày hoặc email trường hợp này cho BQL tòa nhà đó. Xem họ xử lý ntn rồi tính tiếp, đừng manh động, lúc này...

Đây là biểu hiện đặc trưng của

hiệu ứng cửa sổ vỡ
, khi đa số người dân đều tuân thủ pháp luật, ít có khả năng một người sẽ chen lấn hay không xếp hàng vì sợ bị đám đông đánh giá. Tuy nhiên, khi một đám đông khác sẵn sàng bất tuân, trách nhiệm này được chia sẻ cho nhiều người, việc nguỵ biện còn có thể nâng lên mức trở thành 1 loại "triết lý",
triết lý vadalism
là một ví dụ điển hình

Tháng trước, đi nước ngoài, khi em đang xếp hàng dài làm thủ tục xuất cảnh thì một nhân viên đưa cả nhóm người nhà chen vào đầu hàng, tự nhiên như chuyện thường ngày ở huyện. Không một lời xin phép hoặc giải thích. Mọi người im lặng trong nhịn nhục, có lẽ vì quá quen mấy cảnh này. Bực quá, em nói lớn “Sao các chị không xếp hàng, nên tôn trọng mọi người chứ”. Nhóm người nhà ưu tiên giả điếc, còn những người khác cười hoặc có 1 số nhìn em ái ngại, cũng chẳng ai lên tiếng!

Nói thêm một chút. Chuyện xếp hàng tuy nhỏ nhưng lại là thước đo ý thức công dân và văn hóa ứng xử của các nước. Một số người nước ngoài khi đến Việt Nam đã lắc đầu ngao ngán và khẳng định “Người Việt thích chen lấn chứ không có văn hóa xếp hàng”. Ai cũng muốn ăn thua, muốn hơn người khác từ những việc rất nhỏ nhặt. Chen lấn khi xếp hàng, khi chờ đền đỏ… Đương nhiên còn rất nhiều người có ý thức tốt và em thấy thực sự không công bằng khi bị vơ đũa cả nắm trong suy nghĩ của các nước bạn “Người Việt thích chen lấn chứ không có văn hóa xếp hàng” vì một số ít “Con sâu làm rầu nồi canh” ! 

Anh thì tuỳ, nếu 1 đám đông quá nguy hiểm thì anh sẽ nghĩ cách xử tương ứng, nếu kiểu con sâu rầu nồi canh thì chỉ cần nhắc nhẹ là mọi thứ sẽ ổn ngay thôi.

Xử lý bằng cơ chế anh nghĩ là cách nhanh gọn nhất (it all come back to design =]] )

Chị không nhớ lắm, nhưng nhắc nhở khi xếp hàng ở sân bay hay xếp hàng khi đi mua hàng/ thang máy thì chị có nhắc , nhắc kiểu

-Anh/Chị ơi mọi người đang xếp hàng đấy ạ

Riêng với trường hợp chen lấn hàng của người già, người lớn tuổi thì chị mặc định bỏ qua :D

Hồi xưa em gặp tình trạng như anh nói khi còn làm việc ở công ty cũ: chen lấn khi đi thang máy, nhất là khung giờ cao điểm (dĩ nhiên là chắc hok quá khủng hoảng như Keangnam). Em thì thấp bé nên có chen cũng ko lại người ta mà nói thì sợ bị quánh trả thù. Nhưng có mấy anh chị khác vì bất bình nên khi bị như vậy họ nói thẳng, người bị nói sẽ quê có thể tỏ thái độ nhưng nhiều người cũng bức bối nên khi nghe những lời complain trước những hành động bất lịch sự, em thấy mọi người ủng hộ.

Bây giờ, khi đi đến nơi đông người (siêu thị, các mall hay bệnh viện) mà gặp kiểu vậy thì em nói thẳng (em sợ bị quánh nên nói nhưng chỉ là nhắc họ xếp hàng, cũng nhẹ nhàng).

Em thấy tình trạng này nhiều nên nếu ko chấp nhận dc nữa thì thẳng thắn góp ý, nhắc nhở thôi ạ.


Có một trường hợp khi mình đi trên đường, một đôi nam nữ uống "trà sữa" chở một đứa bé ở phía trước đi trên đường. Họ hồn nhiên "ném" và dính người đi đường bên cạnh. Mình nhặt rác dùm và chạy lên nói với họ rằng họ đã làm sai và mình giúp họ quăng rác.

Mình cảm thấy thương họ vì họ ko được dạy bảo như mình. Mình cũng không đặt kỳ vọng rằng họ sẽ thay đổi nhưng nếu được một lần nữa thì mình vẫn sẽ làm như vậy. Hơn hết là mình thấy vui.

Thật ra đây là một phương pháp mình đang tập để thay đổi cái ngữ cảnh để tự bản thân có suy nghĩ khác đi với các vấn đề khác nhau. Đôi khi mình cũng không làm được như vậy đâu, nhưng mình đang tập để làm được như vậy. (nó sẽ khác với việc không nhìn ra bản chất vấn đề)

Quay lại với câu chuyện thang máy, nếu giả sử cái người chen lấn đang rơi vào trong các hoàn cảnh sau:

  1. Đang rất đau bụng cần phải đi nhà "nặng"
  2. Họ có một cuộc họp sống chết cần phải thực hiện.
  3. Đây là ngày cuối mà họ có thể đi trễ đc.
  4. Họ ko được bame/thầy cô dạy về các quy tắc mà mình may mắn được dạy.
  5. ....

Nếu là mình, mình sẽ thấy tội nghiệp cho họ, tất nhiên là sẽ có góp ý, và đặc biệt tự mình sẽ deal lại với team/sếp về việc mình đi làm đúng giờ như thế nào.