Bạn có đang mắc bệnh "Người tốt" mà không biết cách chữa?

  1. Phong cách sống

Bệnh "Người tốt" ở đây muốn đề cập đến 2 tuýp người:

Một là, quá cầu toàn, không dám giao việc cho người làm những việc có ảnh hưởng đến việc của mình, thế là họ làm luôn việc của người khác.

Hai là, những người được nhờ vả phần việc không phải là của mình nhưng ngại phải nói ra, và " ôm show" trọn gói việc mà lẽ ra người khác phải làm.

Mình là tuýp người thứ hai và thời điểm trước đây, mình luôn tự hỏi: "Việc ở đâu mà nhiều thế?", giải quyết mãi mà chẳng xong. Và từ một người vốn yêu thích ngành Marketing rồi chợt thấy nó trở nên kinh khủng đến vậy - vì sao đến nỗi?

Cá nhân mình đã từng trải qua việc "được" nhận xét là làm việc thiếu trách nhiệm, chỉ vì KHÔNG biết cách từ chối, ôm nhiều việc trong khi khả năng và thời gian không cho phép.

Khi mới đi làm, mình luôn muốn học học hỏi và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing mà mình đang theo đuổi. Mình cảm thấy khả năng của mình chưa được đánh giá đúng khi chỉ toàn được giao những việc lặt vặt.

Và rồi cơ hội đến. Mình hào hứng khi được học và làm quen với những vấn đề chính yếu trong công việc, tuy nhiên những việc không tên vẫn theo sau mông. Đồng nghiệp nhờ, Sếp giao việc và rồi công việc cuốn mình đi. Quỹ thời gian của mình bỗng rút ngắn lại...

Nếu bạn thấy quen quen thì hãy chữa đi nhé! Nó không xấu, nhưng nó đem lại cảm giác không hề tốt cho bạn. Đừng suy nghĩ làm multitask sẽ khiến bạn flexible hơn. Đúng nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng! Bởi vì nếu như bạn mặc nhiều chiếc áo trách nhiệm như thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành tốt 100% kỳ vọng, thay vì bạn tâp trung làm tốt 120% kỳ vọng.

Với tuýp người thứ hai, một số mẹo để bạn nói lời từ chối một cách nhẹ nhàng, lịch sự trong trường hợp bạn muốn hoàn thành 120% kỳ vọng nhé:

  • Xác định rõ thứ tự ưu tiên của những việc mình đang làm. Bạn hãy hiểu rõ những công việc bạn nhận lời và học cách phân bổ quỹ thời gian dành cho nó, xem thêm Quản lý thứ tự công việc theo sơ đồ Eisnhower. Khi bạn nhận thêm việc, thì bạn phải có trách nhiệm hoàn thành nó, đừng hứa suông- thế là thiếu trách nhiệm.
  • Biết quý trọng thời gian của bạn và Đừng xin lỗi (chỉ vì bạn nghĩ sẽ lịch sự hơn). Khi bạn xin lỗi sẽ khiến lời từ chối của bạn trở nên yếu ớt, bạn cần bảo vệ quỹ thời gian của mình.
  • Biết dùng lời nói dối vô hại hoặc giới thiệu sang cho người khác.

Nếu có ít thời gian rảnh thì cứ giúp nhé, biết nhiều vẫn tốt hơn.

Còn bạn, cách từ chối của bạn như thế nào để chữa bệnh "người tốt"? Với tuýp người thứ nhất thì theo bạn nên làm gì nhỉ?

Hãy comment bên dưới để trao đổi nhá.

Từ khóa: 

phong cách sống

  1. Xác định rõ vị Trí, vai trò của mình
  2. Xác định mục tiêu công việc của mình; thứ tự ưu tiên (sếp khi giao nhiều việc thì mình cần phải check thứ tự quan trọng của các việc mình nhận để mình chủ động plan, deadline hoàn thành) 
  3. Phân biệt rõ giữa tinh thần support với việc ôm đồm, làm hộ: support là hỗ trợ (guide, chia sẻ ...) để người khác/người mới hoàn thành công việc . Với người được mình hỗ trợ, hãy tạo thông điệp clear đây là tao đang hỗ trợ mày vì mày chưa biết (người mới...) nhưng đây là việc của mày nên mày phải chủ động học hỏi, chịu trách nhiệm, lần sau biết rồi sẽ Ko support nữa.
  4. Đừng tạo cho người khác cảm giác họ có thể nhờ mình bất kỳ lúc nào, bất kỳ việc gì mình cũng ưu tiên và sẵn lòng. Hãy welcome support nhưng rõ ràng vai trò.
  5. Multi task là chuyện thường thấy nhóm 1st jobber thường gặp phải; nó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các bạn. Cơ hội vì các bạn cần trải nghiệm nhiều để có thể xác đinh rõ giá trị của mình; định hình lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình; cơ hội khẳng định bản thân. Thách thức ở tư duy giải quyết vấn đề và xác định mục tiêu tại từng thời điểm; đảm bảo việc phân phối sức lực - thời gian phù hợp để tạo ra giá trị cho bất kỳ việc nào mình đứng ra chịu trách nhiệm.
Trả lời
  1. Xác định rõ vị Trí, vai trò của mình
  2. Xác định mục tiêu công việc của mình; thứ tự ưu tiên (sếp khi giao nhiều việc thì mình cần phải check thứ tự quan trọng của các việc mình nhận để mình chủ động plan, deadline hoàn thành) 
  3. Phân biệt rõ giữa tinh thần support với việc ôm đồm, làm hộ: support là hỗ trợ (guide, chia sẻ ...) để người khác/người mới hoàn thành công việc . Với người được mình hỗ trợ, hãy tạo thông điệp clear đây là tao đang hỗ trợ mày vì mày chưa biết (người mới...) nhưng đây là việc của mày nên mày phải chủ động học hỏi, chịu trách nhiệm, lần sau biết rồi sẽ Ko support nữa.
  4. Đừng tạo cho người khác cảm giác họ có thể nhờ mình bất kỳ lúc nào, bất kỳ việc gì mình cũng ưu tiên và sẵn lòng. Hãy welcome support nhưng rõ ràng vai trò.
  5. Multi task là chuyện thường thấy nhóm 1st jobber thường gặp phải; nó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các bạn. Cơ hội vì các bạn cần trải nghiệm nhiều để có thể xác đinh rõ giá trị của mình; định hình lộ trình phát triển nghề nghiệp của mình; cơ hội khẳng định bản thân. Thách thức ở tư duy giải quyết vấn đề và xác định mục tiêu tại từng thời điểm; đảm bảo việc phân phối sức lực - thời gian phù hợp để tạo ra giá trị cho bất kỳ việc nào mình đứng ra chịu trách nhiệm.