Để phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam cần có những giải pháp gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ở Việt Nam, Du lịch được coi là xu hướng tất yếu và là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên chặng đường phát triển của ngành Du lịch nước ta vẫn còn đối diện với niều thách thức cần phải vượt qua, vì vậy để Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: Nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách. Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch địa phương.Ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh còn cần nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, tuyến, điểm du lịch đã khai thác. Khai thác những lợi thế khác biệt để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, từ đó hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Cụ thể, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế; Đề xuất xây dựng những sản phẩm du lịch mới, tăng cường xây dựng những tour, tuyến du lịch liên vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương khác để du lịch thực sự trở thành một hoạt động thông suốt, có tính cạnh tranh cao hơn. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào việc cơ sở hạ tầng có được đầu tư tốt hay không và thái độ phục vụ cũng như trình độ của nhân viên. Vì vậy, phải chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung đào tạo kỹ năng nghề và thực hành homestay. Chú trọng bảo vệ môi trường. Trong khai thác du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; Đặt vấn đề bảo vệ môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các khu, điểm du lịch.
Trả lời
Ở Việt Nam, Du lịch được coi là xu hướng tất yếu và là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên chặng đường phát triển của ngành Du lịch nước ta vẫn còn đối diện với niều thách thức cần phải vượt qua, vì vậy để Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: Nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách. Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch địa phương.Ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh còn cần nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, tuyến, điểm du lịch đã khai thác. Khai thác những lợi thế khác biệt để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù, từ đó hình thành các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Cụ thể, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế; Đề xuất xây dựng những sản phẩm du lịch mới, tăng cường xây dựng những tour, tuyến du lịch liên vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương khác để du lịch thực sự trở thành một hoạt động thông suốt, có tính cạnh tranh cao hơn. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào việc cơ sở hạ tầng có được đầu tư tốt hay không và thái độ phục vụ cũng như trình độ của nhân viên. Vì vậy, phải chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong đó tập trung đào tạo kỹ năng nghề và thực hành homestay. Chú trọng bảo vệ môi trường. Trong khai thác du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; Đặt vấn đề bảo vệ môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các khu, điểm du lịch.