Bạn có lựa mua một món đồ chỉ vì thần tượng của bạn cũng dùng nó?

  1. Marketing

Mình vừa xem chương trình Tạp chí kinh tế cuối tuần của VTV nói về việc các Brand lớn thường dùng các ngôi sao để quảng cáo, và xây dựng hình ảnh đại diện cho mình. Nhưng đây thực chất là một cách làm mạo hiểm:

  • Trong video đưa ra một cách làm mới để giảm thiểu rủi ro, nhưng liệu hiệu quả của nó có thực sự tương đồng với cách làm cũ không?
  • Ở Việt Nam không biết có Brand nào áp dụng cách này chưa? Và hiệu quả như thế nào?

Về câu hỏi ở tiêu đề thì bản thân mình là KHÔNG!

Từ khóa: 

quảng cáo

,

kols

,

chiến lược thương hiệu

,

thương hiệu

,

marketing

Ở Việt Nam mình thấy cũng khá nhiều thương hiệu làm theo cách sử dụng những profile KOL có phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn thay vì đầu tư cho chỉ một KOL có tầm ảnh hưởng rộng và high profile. Họ sẽ khoanh vùng và tìm kiếm những profile chỉ có sức ảnh hưởng với một nhóm nhỏ khách hàng mục tiêu thôi, nhưng sẽ sử dụng nhiều KOL như vậy để gộp lại thành một tập tiếp cận lớn.

Theo như mình biết thì thường trong chiến dịch của các brand lớn tập trung nhiều chi phí cho social (điển hình như các dòng sản phẩm smartphone của Samsung), họ đều chia tầng KOL của mình. KOL nhóm A, B, C, với các tiêu chí và mục tiêu cho từng nhóm khác nhau, số lượng thì tăng dần từ A đến C.

KOL nhóm A thường là các gương mặt đại diện thương hiệu, chỉ khoảng 1 2 người, thường là các ngôi sao hàng đầu, hay người thường hay gọi là "ngôi sao quốc dân" ấy. Nhóm này thì có vẻ sẽ đi theo cả chiến dịch trong mọi giai đoạn, rồi có mặt trong mọi sự kiện của brand online lẫn offline. Nhóm này là nhóm mà clip đề cập là sẽ gây ra rủi ro lớn nếu họ dính vào các vụ bê bối.

Nhóm B thấp hơn một chút, thường cũng là người nổi tiếng nhưng tầm ảnh hưởng thấp hơn nhóm A, số lượng trải đều trong nhiều lĩnh vực khác nhau tùy vào định vị sản phẩm. Nhóm này có thể xuất hiện trong tùy giai đoạn.

Nhóm C thì đánh mass, có thể là hotgirl, hotboy, hot teen, các bạn có lượt follow cao cao hơn người thường chút và có hình ảnh phù hợp với brand của họ thì đều có thể nằm trong nhóm này. Thường nhóm này mình thấy brand chỉ sử dụng trong giai đoạn cần tăng tỉ lệ nhận biết về thương hiệu của họ.

Trong clip có nói đến chuyện PINK thay vì sử dụng người nổi tiếng để làm đại diện thì đã mạnh dạn lựa chọn các sinh viên đại học để quảng bá cho thương hiệu của họ, thì mình nghĩ chưa đủ để đánh giá họ có đang làm tốt hơn cách dùng người nổi tiếng hay không. Nói đúng hơn là không biết được nhóm sinh viên đại học đó chỉ là những profile KOL thuộc nhóm C của brand thôi và họ vẫn có những KOL top A cho mình hay họ chỉ tập trung toàn bộ chi phí để quảng bá thông qua nhóm sinh viên này. Mình nghĩ những bạn sinh viên đại học đó ít nhiều cũng phải có một tập follower ổn thì mới được thuê, chứ không phải cứ sinh viên là nằm trong tập này. Clip không nói đến tiêu chí chọn profile các bạn này cũng như số lượng các bạn được thuê (volumn của tập tiếp cận).

Với lại nếu nói PINK chỉ dùng sinh viên để quảng bá thì các bộ trang phục PINK đã không nằm trên người mấy em verdette của sàn catwalk Victoria's Secret Fashion Show rồi.

Trả lời

Ở Việt Nam mình thấy cũng khá nhiều thương hiệu làm theo cách sử dụng những profile KOL có phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn thay vì đầu tư cho chỉ một KOL có tầm ảnh hưởng rộng và high profile. Họ sẽ khoanh vùng và tìm kiếm những profile chỉ có sức ảnh hưởng với một nhóm nhỏ khách hàng mục tiêu thôi, nhưng sẽ sử dụng nhiều KOL như vậy để gộp lại thành một tập tiếp cận lớn.

Theo như mình biết thì thường trong chiến dịch của các brand lớn tập trung nhiều chi phí cho social (điển hình như các dòng sản phẩm smartphone của Samsung), họ đều chia tầng KOL của mình. KOL nhóm A, B, C, với các tiêu chí và mục tiêu cho từng nhóm khác nhau, số lượng thì tăng dần từ A đến C.

KOL nhóm A thường là các gương mặt đại diện thương hiệu, chỉ khoảng 1 2 người, thường là các ngôi sao hàng đầu, hay người thường hay gọi là "ngôi sao quốc dân" ấy. Nhóm này thì có vẻ sẽ đi theo cả chiến dịch trong mọi giai đoạn, rồi có mặt trong mọi sự kiện của brand online lẫn offline. Nhóm này là nhóm mà clip đề cập là sẽ gây ra rủi ro lớn nếu họ dính vào các vụ bê bối.

Nhóm B thấp hơn một chút, thường cũng là người nổi tiếng nhưng tầm ảnh hưởng thấp hơn nhóm A, số lượng trải đều trong nhiều lĩnh vực khác nhau tùy vào định vị sản phẩm. Nhóm này có thể xuất hiện trong tùy giai đoạn.

Nhóm C thì đánh mass, có thể là hotgirl, hotboy, hot teen, các bạn có lượt follow cao cao hơn người thường chút và có hình ảnh phù hợp với brand của họ thì đều có thể nằm trong nhóm này. Thường nhóm này mình thấy brand chỉ sử dụng trong giai đoạn cần tăng tỉ lệ nhận biết về thương hiệu của họ.

Trong clip có nói đến chuyện PINK thay vì sử dụng người nổi tiếng để làm đại diện thì đã mạnh dạn lựa chọn các sinh viên đại học để quảng bá cho thương hiệu của họ, thì mình nghĩ chưa đủ để đánh giá họ có đang làm tốt hơn cách dùng người nổi tiếng hay không. Nói đúng hơn là không biết được nhóm sinh viên đại học đó chỉ là những profile KOL thuộc nhóm C của brand thôi và họ vẫn có những KOL top A cho mình hay họ chỉ tập trung toàn bộ chi phí để quảng bá thông qua nhóm sinh viên này. Mình nghĩ những bạn sinh viên đại học đó ít nhiều cũng phải có một tập follower ổn thì mới được thuê, chứ không phải cứ sinh viên là nằm trong tập này. Clip không nói đến tiêu chí chọn profile các bạn này cũng như số lượng các bạn được thuê (volumn của tập tiếp cận).

Với lại nếu nói PINK chỉ dùng sinh viên để quảng bá thì các bộ trang phục PINK đã không nằm trên người mấy em verdette của sàn catwalk Victoria's Secret Fashion Show rồi.